Các công cụ tạo động lực

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện công tác tạo động lực cho cán bộ và giảng viên của trường đại học đông á luận văn ths kinh doanh (Trang 41 - 42)

1.5.1. Chính sách, phương thức quản lý của tổ chức

Để tạo động lực làm việc cho nhân viên, nhà quản lý thƣờng phải bố trí đúng việc, đúng ngƣời. Nghĩa là làm công việc trở nên thú vị và tìm ngƣời cho phù hợp với công việc đó.

Để phát huy sức mạnh tập thể và tinh thần làm việc, nhà quản lý cũng nên xây dựng mục tiêu và nhiệm vụ cho đội ngũ cán bộ giảng viên. Một trong những cách này là đƣa ra mục tiêu, sứ mệnh của đơn vị.

Những nhiệm vụ cần phải thực hiện đó là: - Xác định rõ mục tiêu hoạt động, phổ biến các mục tiêu đến từng lao động và làm cho ngƣời lao động hiểu rõ mục tiêu đó. Xác định mục tiêu cụ thể và các định mức, tiêu chuẩn thực hiện công việc cho ngƣời lao động.

25

Đánh giá thƣờng xuyên và công bằng mức độ hoàn thành nhiệm vụ của ngƣời lao động qua đó giúp ngƣời lao động điều chỉnh những hành vi của mình cho phù hợp với yêu cầu của tổ chức từ đó giúp họ làm việc tốt hơn.

1.5.2. Sự giám sát của cấp trên

Sự giám sát của cấp trên là việc theo dõi, đánh giá hiệu quả và năng lực làm việc của nhân viên. Giám sát là hoạt động phức tạp, vì không thể lúc nào cấp trên cũng đi giám sát công việc của cấp dƣới mà chủ yếu phải làm thế nào để cấp dƣới tự giác hoàn thành công việc đƣợc giao.

Trong lĩnh vực giáo dục, nếu áp dụng chính sách giám sát theo dõi quá chặt chẽ, sẽ tạo tâm lý không thoải mái và động đến lòng tự trọng của cán bộ, giảng viên. Nên giám sát theo kết quả hoàn thành công việc kết hợp thanh tra kiểm tra định kỳ, khảo sát ý kiến của sinh viên và thông báo kết quả riêng tƣ đến từng phòng ban, từng cán bộ giảng viên đƣợc biết hiệu quả làm việc của mình để có phƣơng pháp điều chỉnh.

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện công tác tạo động lực cho cán bộ và giảng viên của trường đại học đông á luận văn ths kinh doanh (Trang 41 - 42)