Sự giám sát của cấp trên

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện công tác tạo động lực cho cán bộ và giảng viên của trường đại học đông á luận văn ths kinh doanh (Trang 42 - 43)

Sự giám sát của cấp trên là việc theo dõi, đánh giá hiệu quả và năng lực làm việc của nhân viên. Giám sát là hoạt động phức tạp, vì không thể lúc nào cấp trên cũng đi giám sát công việc của cấp dƣới mà chủ yếu phải làm thế nào để cấp dƣới tự giác hoàn thành công việc đƣợc giao.

Trong lĩnh vực giáo dục, nếu áp dụng chính sách giám sát theo dõi quá chặt chẽ, sẽ tạo tâm lý không thoải mái và động đến lòng tự trọng của cán bộ, giảng viên. Nên giám sát theo kết quả hoàn thành công việc kết hợp thanh tra kiểm tra định kỳ, khảo sát ý kiến của sinh viên và thông báo kết quả riêng tƣ đến từng phòng ban, từng cán bộ giảng viên đƣợc biết hiệu quả làm việc của mình để có phƣơng pháp điều chỉnh.

1.5.3.Tiền lương và chế độ phúc lợi.

Tiền lƣơng: là hình thức cơ bản nhất để khuyến khích, tạo động lực cho ngƣời lao động. Lƣơng là một biện pháp kích thích về mặt vật chất, tinh thần cho ngƣời lao động. Nếu có một chế độ trả công hợp lý cho ngƣời lao động cho năng suất lao động cao từ đó giúp cho doanh nghiệp có thể cạnh tranh trên thị trƣờng có hiệu quả, góp phần làm giàu lên cho bộ mặt của cả xã hội.

Theo Bộ luật Lao động Việt Nam, chƣơng 6, điều 55 quy định “ Tiền lƣơng của ngƣời lao động do hai bên thỏa thuận trong hợp đồng lao động và đƣợc trả theo năng suất lao động, chất lƣợng và hiệu quả công việc” mà ngƣời lao động đƣợc hƣởng.

Trong hệ thống phân cấp nhu cầu của Maslow, tiền lƣơng là nhân tốt thuộc nhu cầu sinh lý, là yếu tố cơ bản đầu tiên để ngƣời lao động làm việc

26

trong tổ chức, đồng thời là yếu tố duy trì trong học thuyết của Herzerg. Do đó, yếu tố tiền lƣơng phải đƣợc đảm bảo công bằng, ổn định.

Chế độ phúc lợi: là lƣơng bổng đãi ngộ gián tiếp về tài chính, đó là khoản tiền trả gián tiếp cho ngƣời lao động ngoài tiền lƣơng và tiền thƣởng nhằm hỗ trợ cuộc sống và tinh thần cho ngƣời lao động. Phúc lợi thể hiện sự quan tâm của doanh nghiệp đến đời sống của ngƣời lao động, có tác dụng kích thích nhân viên trung thành, gắn bó với doanh nghiệp.

Các loại phúc lợi gồm có: Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế, hƣu trí, nghỉ phép, nghỉ lễ, ăn trƣa do doanh nghiệp đài thọ, trợ cấp của doanh nghiệp cho nhân viên có hoàn cảnh khó khăn, quà nặng của doanh nghiệp cho nhân viên vào các dịp sinh nhật, cƣới hỏi…

Đối với cán bộ, giảng viên, thu nhập chính là tiền lƣơng. Tiền lƣơng trong các trƣờng tƣ thục đƣợc thực hiện theo Luật Lao động và Luật Giáo dục nên có thể linh động hơn tùy thuộc và đánh giá năng lực công tác, giảng dạy của lãnh đạo, hội đồng quản trị. Tuy nhiên, đa số vẫn lấy cơ sở từ ngạch bậc lƣơng của các trƣờng Nhà nƣớc. Hiện nay tiền lƣơng của CBGV đã bao gồm các khoản phụ cấp nhƣ phụ cấp nghề nghiệp, phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên… Ngoài tiền lƣơng cơ bản ra, nếu các trƣờng có khả năng tăng quy mô, liên kết mở lớp đào tạo thì sẽ có thêm khoản phụ cấp ngoài lƣơng cơ bản.

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện công tác tạo động lực cho cán bộ và giảng viên của trường đại học đông á luận văn ths kinh doanh (Trang 42 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)