Thuyết hai yếu tố của Herzberg

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện công tác tạo động lực cho cán bộ và giảng viên của trường đại học đông á luận văn ths kinh doanh (Trang 32 - 35)

1.4. Các lý thuyết tạo động lực làm việc

1.4.2.Thuyết hai yếu tố của Herzberg

Lý thuyết gia quản trị ngƣời Hoa Kỳ, ông Frederick Herzberg chia các yếu tố tạo động lực ngƣời lao động thành hai loại: yếu tố duy trì - thuộc về sự thỏa mãn bên ngoài và yếu tố thúc đẩy - thỏa mãn bản chất bên trong.

Nhóm yếu tố duy trì: liên quan đến vấn đề quan hệ giữa cá nhân với tổ chức, với môi trƣờng làm việc, phạm vi công việc, cuộc sống riêng tƣ, vật chất cơ bản.

Nhóm yếu tố động viên: liên quan đến tính chất công việc hoặc nội dung công việc và những tƣởng thƣởng do hoàn thành công việc đƣợc gọi là những yếu tố làm hài lòng hoặc có tác dụng động viên, làm cho con ngƣời làm việc hăng hái hơn…

16

Bảng 1.3 Lý thuyết hai yếu tố của Herzberg

Lý thuyết hai yếu tố Các yếu tố duy trì ( Bất mãn –

Không bất mãn)

Các yếu tố thúc đẩy (Không bất mãn – Thỏa mãn)

Chính sách và cách quản trị Sự nỗ lực đạt thành tựu Giám sát, các mối quan hệ Sự công nhận thành tích

Tiền lƣơng, phúc lợi Bản thân việc làm

Sự ổn định, an toàn trong công việc Khả năng phát triển cá nhân

Các điều kiện làm việc Trách nhiệm

(Nguồn: TS Đoàn Gia Dũng, Quản trị học, NXB Thống kê, 2002)

17

Lý thuyết Hai nhân tố đã mở rộng các ý tƣởng của Maslow và làm cho chúng đƣợc vận dụng nhiều hơn vào việc lãnh đạo. Đối với các yếu tố duy trì (tƣơng ứng với nhóm nhu cầu sinh lý, an toàn, xã hội), nếu giải quyết không tốt sẽ tạo ra sự bất mãn nhƣng nếu giải quyết tốt sẽ tạo ra tình trạng không bất mãn chứ chƣa chắc đã có tình trạng thỏa mãn. Đối với các yếu tố thúc đẩy (tƣơng ứng với nhóm nhu cầu đƣợc tôn trọng và tự hoàn thiện) nếu giải quyết tốt sẽ là nguồn động viên để ngƣời lao động làm việc tích cực và chăm chỉ hơn, còn nếu không tốt thì sẽ tạo ra tình trạng không thỏa mãn chứ chƣa chắc đã bất mãn.

Trong quản lý, nếu áp dụng lý thuyết này, ngƣời lãnh đạo cần phải lƣu ý đảm bảo những yếu tố duy trì – đây là cơ sở để ngƣời lao động yên tâm làm việc. Tâm lý của ngƣời lao động, những yếu tố này nếu đƣợc lãnh đạo giải quyết tốt là điều hiển nhiên, bởi lẽ đây là điều kiện để họ đánh đổi thời gian, sức lao động, trí óc…Tuy nhiên, nếu chỉ tập trung vào các yếu tố duy trì thì động cơ làm việc sẽ không xuất hiện. Để tạo nên một không khí làm việc hăng say hết sức mình, ngƣời lãnh đạo phải phát triển các yếu tố động viên, các yếu tố này kích thích ngƣời lao động vƣợt qua chính tình trạng làm việc hiện tại của họ, năng lực hiện tại của họ để vƣơn đến một mục tiêu giúp họ thỏa mãn cái tôi cá nhân, thăng hoa hơn về cả vật chất lẫn tinh thần.

Trong lĩnh vực giáo dục, cán bộ và giảng viên làm việc và hƣởng lƣơng theo quy định của nhà nƣớc. Theo các lý thuyết trên, với một mức lƣơng nhất định, họ sẽ làm một khối lƣợng công việc nhất định (loại công việc, số lƣợng tiết dạy, số bài báo nghiên cứu…theo đúng quy định) tƣơng ứng với mức thù lao họ đƣợc trả. Tuy nhiên, đối với ngƣời lao động trong lĩnh vực này, các nhu cầu cấp cao luôn tồn tại song song với các nhu cầu bậc thấp (không nhƣ kết luận của Maslow – nhu cầu cấp cao chỉ nảy sinh khi nhu cầu cấp thấp đƣợc thỏa mãn) vì vậy ngƣời lãnh đạo phải đặc biệt chú trọng làm tốt đồng thời cả yếu tố động viên và yếu tố duy trì nhằm tạo sức bật và chất lƣợng cho đội ngũ.

18

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện công tác tạo động lực cho cán bộ và giảng viên của trường đại học đông á luận văn ths kinh doanh (Trang 32 - 35)