Quan điểm của Hackman và Oldham về động lực nội tại

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện công tác tạo động lực cho cán bộ và giảng viên của trường đại học đông á luận văn ths kinh doanh (Trang 35 - 36)

1.4. Các lý thuyết tạo động lực làm việc

1.4.3. Quan điểm của Hackman và Oldham về động lực nội tại

Mô hình đặc điểm công việc của Hackman và Oldham (1974) gồm 3 phần chính: những yếu tố công việc cốt lõi, trạng thái tâm lý chuẩn mực, kết quả của các cá nhân và công việc. Trong đó, những yếu tố công việc cốt lõi sẽ tác động lên 3 trạng thái tâm lý: hiểu đƣợc ý nghĩa công việc, trách nhiệm đối với kết quả công việc và nhận thức về kết quả công việc. Từ trạng thái tâm lý này sẽ sinh ra các kết quả về công việc.

5 yếu tố quyết định đến tiềm năng tạo động lực của công việc:

Sự đa dạng về kỹ năng: thể hiện khi nhân viên đƣợc giao những công việc đòi hỏi những kỹ năng hay khả năng, họ sẽ cảm nhận đƣợc ý nghĩa công việc.

Nhiệm vụ xác định: công việc giao cho nhân viên phải là công việc có bắt đầu và kết thúc với một kết quả rõ ràng, nhìn thấy đƣợc. Nhân viên sẽ quan tâm đến công việc nhiều hơn khi họ đảm nhận toàn bộ công việc, hơn là khi họ làm những công việc mà trách nhiệm không rõ ràng hay chồng chéo với ngƣời khác và kết quả không rõ ràng.

Sự tự chủ: Nhân viên cần nhận thấy rằng kết quả công việc phụ thuộc rất nhiều vào những nỗ lực, sáng kiến, và các quyết định của chính họ. Từ đó nhân viên có trách nhiệm nhiều hơn đối với kết quả công việc.

Ý nghĩa công việc: Nhân viên phải thấy đƣợc mức độ ảnh hƣởng của công việc của mình đối với ngƣời khác (tổ chức hoặc khách hàng)

Sự phản hồi từ công việc: là mong muốn có đƣợc những thông tin rõ ràng về hiệu quả của công việc mình thực hiện trực tiếp hay gián tiếp. Sự phản hồi sẽ mang lại sự nhận thức về kết quả công việc của nhân viên.

Những đặc trƣng đó có thể làm cho bản thân công việc đó tồn tại một động lực nội tại, và ngƣời lao động sẽ đƣợc kích thích tăng năng suất làm việc tùy theo bản thân mỗi công việc. Vì vậy, để làm phong phú công việc cần:

19

- Làm tăng sự đa dạng của công việc và nâng cao tầm quan trọng của công việc.

- Đánh giá đúng ý nghĩa công việc, nhận xét và đánh giá đóng góp của nhân viên vào thành công chung của đơn vị.

- Mở rộng nhiệm vụ công việc, biến nhiệm vụ thành cơ hội cho ngƣời lao động.

- Trao quyền tự chủ cho ngƣời lao động, quản trị theo mục tiêu.

- Cơ chế thông tin phản hồi nhanh chóng và trực tiếp cho ngƣời lao động.

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện công tác tạo động lực cho cán bộ và giảng viên của trường đại học đông á luận văn ths kinh doanh (Trang 35 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)