Thực hiện chính sách “kinh tế tuần hoàn”

Một phần của tài liệu Vấn đề bảo vệ môi trường sinh thái ở Trung Quốc những năm đầu thế kỷ XXI (Trang 71 - 73)

Đứng trƣớc tình hình cần phải dung hòa giữa khai thác kinh tế và bảo vệ môi trƣờng, năm 2004 Trung Quốc bắt đầu thực hiện mô hình phát triển kinh tế mới-”kinh tế tuần hoàn”.

“Kinh tế tuần hoàn” là một mô hình tăng trƣởng kinh tế lấy việc tái sử dụng tuần hoàn nguồn nguyên liệu làm trọng tâm, giảm tiêu hao nguyên liệu, nâng cao hiệu quả sản xuất và giảm tối đa ảnh hƣởng môi trƣờng. Nói cách khác, “kinh tế tuần hoàn” là một cải cách cơ bản mô hình kinh tế truyền thống vốn có đặc trƣng “sản xuất nhiều, tiêu hao nhiều, phế liệu nhiều”.

Theo báo cáo, năm 2003 GDP Trung Quốc chiếm tỷ lệ cao trên thế giới: 4% nhƣng tỷ lệ về tiêu hao nguyên liệu so với thế giới cũng cao không kém: tiêu hao về năng lƣợng là 60%, tiêu hao về khoáng sản là 40%. Trong năm qua, lƣợng nƣớc thải của Trung Quốc là 46 tỷ tấn, khí thải gần 10 triệu tấn, nhị khí hóa lƣu huỳnh 21,59 triệu tấn. Các chuyên gia kinh tế Trung Quốc cho rằng nếu ngƣời dân Trung Quốc tập trung thực hiện công nghiệp hóa nhƣ Mỹ thì 3 lần nguyên liệu trái đất cũng cung cấp không đủ.

Tổ chức và giám sát thực hiện mô hình kinh tế mới này không chỉ là vai trò của Ban xây dựng và phát triển kinh tế Trung Quốc mà còn có sự tham gia của Tổng cục Môi trƣờng Trung Quốc. Các chuyên gia về môi trƣờng thông qua các buổi họp mặt giao lƣu kinh nghiệm xúc tiến “kinh tế tuần hoàn” đã báo cáo và đƣợc thông qua về mô hình kinh tế tuần hoàn “3 + 1”: “vòng tuần hoàn nhỏ”, “vòng tuần hoàn vừa”, “vòng tuần hoàn lớn” + “khâu xử lý và tái sản xuất phế liệu”.

64

“Vòng tuần hoàn nhỏ” là mô hình kinh tế tuần hoàn đƣợc thực hiện ở quy mô nhà máy và khu công nghiệp, “Vòng tuần hoàn vừa” là hình thức thực hiện mô hình kinh tế tuần hoàn ở quy mô khu vực và “Vòng tuần hoàn lớn” là hình thức thực hiện mô hình kinh tế tuần hoàn trên phƣơng diện toàn xã hội, cụ thể là xây dựng các khu kinh tế quy mô cấp thành phố, tỉnh và quốc gia. Liêu Ninh và Quế Dƣơng sẽ là hai tỉnh thực hiện thí điểm mô hình kinh tế tuần hoàn cấp quốc gia; Quảng Tây, Quý Cảng và Thiên Tân sẽ xây dựng 11 khu công nghiệp sinh thái quốc gia về xử lý và tái sản xuất phế liệu.

Theo dự kiến đến năm 2010, Trung Quốc sẽ hoàn thiện hệ thống chính sách giá cả, thuế và pháp chế đối với việc thực hiện mô hình phát triển “kinh tế tuần hoàn” mới này. Năm nay Ban cải cách và phát triển kinh tế Trung Quốc đề xuất “Mục lục sản phẩm tiết kiệm năng lƣợng”, đồng thời cùng Bộ Tài chính nghiên cứu chính sách ƣu tiên miễn giảm thuế đối với các sản phẩm nằm trong mục lục này, chuẩn bị cho cơ chế bồi thƣờng kinh tế trong việc bảo vệ môi trƣờng và phục hồi sinh thái. Thông qua các phƣơng thức trên, đến năm 2010 Trung Quốc sẽ nâng cao tối đa hiệu quả sử dụng nguyên vật liệu công nghiệp và tái sản xuất, giảm tối đa những ảnh hƣởng không tốt tới môi trƣờng, hoàn thiện hệ thống kinh tế quốc dân.

Những thành quả bƣớc đầu

Năm 2002 thành phố Thƣợng Hải đã bắt tay vào việc tái sử dụng nguồn rác sinh hoạt để làm nguyên liệu nhƣng tiến độ và hiệu quả chƣa cao. Sau hai năm nghiên cứu, cùng thời điểm mô hình phát triển kinh tế tuần hoàn ra đời, Thƣợng Hải cũng thành công trong việc xử lý rác sinh hoạt nhờ phƣơng pháp nung rác thành mụn than không gây khói nên không ảnh hƣởng đến môi trƣờng. Phƣơng pháp nung mới này đƣợc thực hiện ở nhà máy Phổ Đông

65

(Thƣợng Hải), đây là nhà máy xử lý rác tiên tiến nhất Trung Quốc. Mụn than sau khi nung tiếp tục đƣợc làm mới, xử lý sạch và sử dụng làm nguyên liệu tuần hoàn: dạng thô đƣợc sử dụng làm vật liệu nền trong xây dựng, dạng mịn đƣợc sử dụng chế tạo gạch viên. Nhà máy này mỗi ngày xử lý 120 tấn rác sinh hoạt và tái sản xuất 24 tấn mụn than. Bình quân mỗi năm giải quyết hơn 4 triệu tấn rác sinh hoạt mà không ảnh hƣởng đến môi trƣờng, Thƣợng Hải đã bƣớc đầu tiên phong tạo một động lực lớn trong thực hiện mô hình “kinh tế tuần hoàn” Trung Quốc.

Áp dụng mô hình phát triển “kinh tế tuần hoàn”, trong năm nay việc tái sử dụng nguồn nƣớc tỉnh Giang Tô đạt 95,4%, tiết kiệm 111,5 ngàn KWh điện, 8.873 tấn dầu… Ngoài ra, có hơn 800 nhà máy của tỉnh này đăng ký thực hiện mô hình sản xuất sinh thái.

Trong cuộc tọa đàm cấp Trung ƣơng về công tác môi trƣờng, nguyên liệu và dân số ngày 11-11-2004, Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào một lần nữa nhắc đến việc đẩy mạnh tiến độ thực hiện mô hình phát triển “kinh tế tuần hoàn” và nhấn mạnh “kinh tế tuần hoàn” sẽ đƣợc thực hiện trên quy mô cả nƣớc, suốt quá trình phát triển kinh tế, quá trình xây dựng và phát triển đất nƣớc.

Một phần của tài liệu Vấn đề bảo vệ môi trường sinh thái ở Trung Quốc những năm đầu thế kỷ XXI (Trang 71 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)