Thực trạng MTST ở Trung Quốc

Một phần của tài liệu Vấn đề bảo vệ môi trường sinh thái ở Trung Quốc những năm đầu thế kỷ XXI (Trang 38 - 39)

Trung Quốc là lãnh thổ thuộc vùng Châu Á, quốc gia đông dân nhất thế giới với dân số 1,34 tỷ ngƣời, rộng lớn với diện tích 9.6 triệu km2, lớn thứ tƣ thế giới về tổng diện tíchvà lớn thứ hai về diện tích đất. Địa hình đa dạng với với cao nguyên và sa mạc ở khu vực phía bắc gần Mông Cổ và Siberi của Nga, rừng cận nhiệt đới ở miền nam gần Việt Nam, Lào, Myanma. Phía đông, dọc theo bờ biển Hoàng Hải và Đông Hải Trung Quốc là các bình nguyên phù sa với mật độ dân cƣ rất dày đặc; dọc theo bờ Biển Đông (Trung Quốc gọi là Nam Hải) có nhiều núi non và miền nam đặc trƣng bởi đồi và các dãy núi thấp. Trong vùng trung tâm của phía đông là các châu thổ của hai con sông chính Hoàng Hà và Dƣơng Tử. Những con sông lớn khác gồm có Tây Giang, Lan Thƣơng (Mê Kông), Brahmaputra và Hắc Long Giang. Phía tây phần lớn là các dãy núi, đáng lƣu ý nhất là dãy Hy Mã Lạp Sơn với đỉnh cao nhất của Trung Hoa cũng nhƣ của thế giới là đỉnh Everest, và các cao nguyên ở vị trí cao mà có đặc tính khô cằn của sa mạc nhƣ Takla-Makan và sa mạc Gobi.

Sự tăng trƣởng kinh tế của Trung Quốc đã giành đƣợc nhiều kết quả đáng mừng, từ năm 1979 đến nay, tốc độ tăng trƣởng kinh tế bình quân hàng năm đạt trên 9%, GDP bình quân đầu ngƣời đạt 5499,71 USD (Theo báo cáo của trung tâm thông tin Internet Trung Quốc năm 2011)[19]. Nhƣng mô thức tăng trƣởng truyền thống của Trung Quốc trong thời gian dài dựa vào đầu tƣ cao, tiêu hao cao không thể tiếp tục kéo dài: Thứ nhất, Tỷ lệ bình quân đầu ngƣời của Trung Quốc thấp hơn so với mức bình quân thế giới, trong quá trình phát triển những mâu thuẫn về tài nguyên không đủ nhƣ đất canh tác, nƣớc, dầu mỏ … ngày càng nổi bật; Thứ hai, hiệu quả sử dụng năng lƣợng thấp, tiêu hao nhiều đặc biệt là trong tình hình giá cả tài nguyên không ổn định, đã thúc đẩy

31

xí nghiệp tiêu hao nhiều năng lƣợng phát triển; thứ ba dƣới sự chỉ đạo của tƣ tƣởng “phát triển trước xử lý sau”,[15] vấn đề BVMT bị coi nhẹ, đồng thời quá trình công nghiệp hoá, đô thị hoá càng làm môi trƣờng sinh thái xấu đi.

Tác dụng tiêu cực của quá trình thúc đẩy phát triển công nghiệp nhanh, mạnh đã và đang làm gia tăng tình trạng ô nhiễm môi trƣờng ở quốc gia này. Cùng với thiếu nƣớc, sông ngòi ô nhiễm trầm trọng và hệ sinh thái nƣớc ngọt biến đổi xấu, 2/3 trong số 338 thành phố có số liệu về chất lƣợng không khí đƣợc coi là bị ô nhiễm, Mƣa axít xảy ra trên 30% lãnh thổ Trung Quốc đang là “vấn đề lớn” có thể đe dọa đến sự phát triển bền vững của đất nƣớc.[7;

tr.515] Thực trạng vấn đề ÔNMT sinh thái của Trung Quốc trong những năm

đầu thế kỉ XXI đƣợc thể hiện chủ yếu của các phƣơng diện sau: Ô nhiễm nƣớc, Ô nhiễm không khí, Ô nhiễm đất, Sự suy giảm hệ đa dạng sinh vật, Ô nhiễm phóng xạ và Ô nhiễm tiếng ồn, song trong khuôn khổ Luận văn tác giả tập trung đi sâu phân tích ba loại ô nhiễm dƣới đây: Ô nhiễm nƣớc, Ô nhiễm không khí, Ô nhiễm đất

Một phần của tài liệu Vấn đề bảo vệ môi trường sinh thái ở Trung Quốc những năm đầu thế kỷ XXI (Trang 38 - 39)