Ở Việt Nam, quan điểm phát triển nhanh và bền vững đã đƣợc nhận thức rất sớm và thể hiện trong nhiều chủ trƣơng, nghị quyết của Đảng. Đại hội Đảng lần thứ VII thông qua Chiến lƣợc Phát triển kinh tế - xã hội 1991 – 2000, nhấn mạnh “Tăng trƣởng kinh tế phải gắn liền với tiến bộ và công bằng xã hội, phát triển văn hoá, bảo vệ môi trƣờng”. Đại hội Đảng lần thứ VIII nêu bài học “Tăng trƣởng kinh tế gắn liền với tiến bộ và công bằng xã hội, giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc, bảo vệ môi trƣờng sinh thái”. Chiến lƣợc Phát triển kinh tế - xã hội 2001 - 2010 thông qua tại Đại hội Đảng lần thứ IX khẳng định “Phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững, tăng trƣởng kinh tế đi đôi với thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ môi trƣờng”. Đại hội Đảng lần thứ X nêu bài học về phát triển nhanh và bền vững, trong đó ngoài các nội dung phát triển kinh tế, xã hội, môi trƣờng, còn bổ sung yêu cầu phát triển toàn diện con ngƣời, thực hiện dân chủ và xác định mục tiêu tổng quát của Kế hoạch 5 năm 2006 - 2010 là “Phấn đấu tăng trƣởng kinh tế với nhịp độ nhanh, chất lƣợng cao và bền vững hơn, gắn với phát triển con ngƣời”.
Nhƣ vậy, quan điểm phát triển nhanh và bền vững đã sớm đƣợc Đảng và Nhà nƣớc ta đặt ra với nội dung ngày càng hoàn thiện và đã trở thành một chủ trƣơng nhất quán trong lãnh đạo, quản lý, điều hành tiến trình phát triển của đất nƣớc trong nhiều thập kỷ qua. Nhà nƣớc ta cũng đã có những cam kết mạnh mẽ về phát triển bền vững. Đại hội Đảng lần thứ XI đã nêu rõ
116
“Tăng trƣởng kinh tế phải kết hợp hài hòa với phát triển văn hóa, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, không ngừng nâng cao chất lƣợng cuộc sống của nhân dân. Phát triển kinh tế - xã hội phải luôn coi trọng bảo vệ và cải thiện chất lƣợng môi trƣờng, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu”. Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI và sau đó là Kết luận Hội nghị Trung ƣơng 3 (khoá XI) đã xác định nhiệm vụ đổi mới mô hình tăng trƣởng gắn với tái cơ cấu nền kinh tế nhằm đƣa đất nƣớc phát triển nhanh, bền vững. Con đƣờng phát triển kinh tế bền vững mà cộng đồng quốc tế đang thừa nhận hiện nay là kinh tế xanh. Kinh tế xanh là nội dung quan trọng hƣớng tới trong quá trình đổi mới mô hình tăng trƣởng và tái cơ cấu nền kinh tế Việt Nam theo hƣớng nâng cao chất lƣợng, hiệu quả và sức cạnh tranh.
Chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam giai đoạn 2011-2020 đƣợc Đại hội lần thứ XI thông qua đã chỉ rõ đến năm 2020, các cơ sở sản xuất kinh doanh mới thành lập phải áp dụng công nghệ sạch, thân thiện môi trƣờng hoặc trang bị các thiết bị giảm ô nhiễm, xử lý chất thải. Đặc biệt, chiến lƣợc tăng trƣởng xanh của Việt Nam giai đoạn 2011-2020 và tầm nhìn đến 2050 tập trung vào 3 mục tiêu: Giảm phát thải khí nhà kính, xanh hóa sản xuất và xanh hóa tiêu dùng.
Tuy nhiên, phát triển theo hƣớng bền vững, Việt Nam cũng đang phải đối mặt với thách thức lớn nhất là thiếu hụt nguồn lực. Vì vậy, cần sớm nghiên cứu, hình thành môi trƣờng pháp lý, có những cơ chế chính sách thuận lợi để kinh tế xanh Việt Nam phát triển đúng hƣớng.
Việt Nam đã ban hành và thực hiện khung chính sách theo hƣớng “Xanh hóa các ngành công nghiệp hiện hữu”, nhƣ tiếp tục thực hiện định hƣớng phát triển bền vững; sửa đổi Luật Bảo vệ môi trƣờng, ban hành Luật Sử dụng năng lƣợng tiết kiệm và hiệu quả, thực hiện Chƣơng trình mục tiêu quốc gia về sử
117
dụng năng lƣợng tiết kiệm và hiệu quả; ban hành Chính sách Hỗ trợ phát triển các dự án cải thiện ô nhiễm, bảo vệ môi trƣờng; Chƣơng trình sản xuất sạch hơn trong công nghiệp, Chƣơng trình phát triển ngành công nghiệp môi trƣờng tới năm 2015, tầm nhìn 2025...
Kinh tế xanh là nền kinh tế vừa mang lại hạnh phúc cho con ngƣời và công bằng xã hội, vừa giảm thiểu đáng kể các rủi ro về môi trƣờng và khủng hoảng sinh học. Đây đƣợc xem là một mô hình mới, góp phần giải quyết những thách thức mang tính toàn cầu nhƣ biến đổi khí hậu. Chuyển đổi mô hình kinh tế xanh sẽ mang lại hiệu quả lâu dài cho Việt Nam. Mặt khác, đẩy mạnh việc chuyển giao công nghệ môi trƣờng, đầu tƣ phát triển một số ngành kinh tế xanh mũi nhọn, nhƣ nông nghiệp hữu cơ, du lịch sinh thái, công nghiệp tái chế, năng lƣợng sinh học, tái sinh rừng tự nhiên... Lựa chọn nền kinh tế xanh là phƣơng án tối ƣu cho sự phát triển bền vững, xóa đói, giảm nghèo tại Việt