Cùng với sự xấu đi của môi trƣờng, ảnh hƣởng trực tiếp đến cuộc sống hàng ngày của quần chúng nhân dân, sự nhiệt tình tham gia của công chúng vào sự nghiệp BVMT ngày càng gia tăng. Trong các văn kiện trực thuộc các cơ quan ban ngành BVMT đều thể hiện sự động viên công chúng tham gia
85
vào sự nghiệp BVMT, và khẳng định đây là con đƣờng không thể thiếu đƣợc trong công tác giải quyết vấn đề môi trƣờng. Tháng 2 năm 2006, Quốc Vụ viện công bố “Quyết định về việc thực hiện quan điểm phát triển khoa học tăng cƣờng BVMT”, yêu cầu rõ ràng “ đối với việc quy hoạch phát triển lợi ích môi trƣờng liên quan tới công chúng, phải thông qua hình thức nhƣ họp, hội tọa, trƣng cầu dân ý, nhấn mạnh sự giám sát của xã hội”. Cùng tháng đó, thực hiện một phần mang tính quy phạm sự tham gia của công chúng “Biện pháp chấp hành và tham gia của công chúng đối với việc đánh giá ảnh hƣởng của môi trƣờng”. Trong “Biện pháo tham gia, chấp hành của công chúng đối với môi trƣờng”, Tổng cục BVMT quốc gia đã chỉ ra: Sự tham gia của công chúng là con đƣờng quan trọng trong việc giải quyết vấn đề môi trƣờng Trung Quốc.
Tháng 12 năm 2007 tại sự kiện tại Hạ Môn, đã biến nguyên tắc này từ mặt lý thuyết sang áp dụng thực tiễn: Các cơ quan ngôn luận, thông tin đại chúng liên tục đƣa tin, thuận dân ý, chính quyền thành phố Hạ Môn và chính quyền tỉnh Phúc Kiến đã đình chỉ nhà máy PXI, di chuyển dự án sang Chƣơng Châu. Đây có thể xem nhƣ chiến thắng đầu tiên của hành động tham gia của quần chúng trong sự nghiệp môi trƣờng. Nó không chỉ là việc nỗ lực bảo vệ địa phận của thị dân Hạ Môn, mà còn có ý nghĩa quan trọng: Hành động này đã xác lập nên một phƣơng thức hành động công dân mới, từ việc chung tay với một sự việc cụ thể, đã cải biến đƣợc một kiểu thói quen hành chính, thậm trí đó là một điều luật. Tháng 5 năm 2007, sau khi Quốc Vụ viện ban bố “ Điều lệ công khai thông tin chính phủ”, Nguyên tổng cục BVMT đã ban bố “Biện pháp công khai thông tin môi trƣờng (thử nghiệm)”, từ ngày 01 tháng 05 năm 2008 bắt đầu chính thức thi hành. Đây là văn kiện mang tính quy phạm về việc công khai thông tin lần đầu. Có thể nói sau những tồn tại nghiêm trọng xung quanh thông tin giữa nhà nƣớc và công chúng từ sự việc ô nhiễm tại sông Tùng Hoa thì việc công khai thông tin môi trƣờng là một bƣớc
86
chuyển biến lớn, tôn trọng quyền lợi công chúng, giúp ích cho việc nâng cao năng lực công chúng tham gia quyết sách tự chủ, giúp cho tiến trình dân chủ hóa quyết sách môi trƣờng Trung Quốc, từ ý nghĩa này đã ban bố “biện pháp công khai thông tin môi trƣờng ( thử nghiệm)”,có ý nghĩa mang tính đổi
mới.[11;tr.13]
Ngoài ra trong những năm gần đây Tổ chức phi chính phủ môi trƣờng (NGO) đã phát triển mạnh mẽ, theo số liệu thống kê trực tuyến của NGO Trung Quốc đến tháng 11 năm 2009, Trung Quốc chính thức đăng nhập (không bao gồm các đoàn thể BVMT,các trƣờng học chính thức đăng nhập) có 147 tài khoản, phủ cập toàn bộ các khu vực, tỉnh thành. Các lĩnh vực của nó từ việc bảo vệ sức khỏe môi trƣờng truyền thống, bảo vệ TNTN, xử lý hoang mạc hóa, bảo vệ hệ sinh vật đa dạng, dần dần phát triển đến duy trì đảm bảo chính sách quyền lợi môi trƣờng, giáo dục môi trƣờng, xây dựng trách nhiệm môi trƣờng của doanh nghiệp, bảo vệ môi trƣờng biển, năng lƣợng. Trên đó, công chúng có thể phát động và lập nên tổ chức đoàn thể, thông qua lực lƣợng đoàn thể nhƣ chiếc cầu nối về quan hệ công chúng – doanh nghiệp – chính phủ, phát huy tác dụng tích cực trong các vấn đề cụ thể nhƣ giám sát bảo vệ môi trƣờng, phát triển xã hội, duy trì lợi ích môi trƣờng và xã hội, trở thành lực lƣợng không thể thiếu trong việc thúc đẩy phát triển sự nghiệp môi trƣờng.[11;tr,13]