Nguyên nhân dẫn đến vấn đề ô nhiễm MTST

Một phần của tài liệu Vấn đề bảo vệ môi trường sinh thái ở Trung Quốc những năm đầu thế kỷ XXI (Trang 66 - 68)

Thứ nhất, do chính sách ưu tiên phát triển kinh tế: Tồn tại trong một thời

gian dài tại Trung Quốc, phát triển kinh tế luôn đƣợc ƣu tiên hàng đầu, Trung Quốc đã đi theo con đƣờng của các nƣớc phát triển “ô nhiễm trước, xử lý sau”. Dẫu cho nhận thấy đƣợc trách nhiệm của việc bảo vệ môi trƣờng, nhƣng do trình độ sản xuất còn thấp kém, đại bộ phận các khu vực vẫn áp dụng cách thức mô hình phát triển công nghệ lạc hậu, lãng phí tài nguyên, hiệu xuất kinh tế thấp, lƣợng ô nhiễm thải ra cao, khiến cho môi trƣờng ngày một bị xấu đi. Mặc dù đến nay Trung Quốc đã thực hiện sự chuyển dich kinh tế từ bề rộng sang kinh tế chiều sâu, tập trung phát triển các ngành công nghiệp nhẹ, công nghiệp không khói…song nhìn chung Trung Quốc vẫn là “công xƣởng thế giới”, các ngành kinh tế tiêu hao nhiều năng lƣợng vẫn phát triển mạnh mẽ. Các doanh nghiệp luôn đề cao hiệu xuất, lợi nhuận đƣợc đặt lên hàng đầu, mặt khác chi phí đầu tƣ cho xử lý ô nhiễm cao, doanh nghiệp không muốn hi sinh lợi ích bản thân của mình, cố tình xâm phạm môi trƣờng. Hệ thống xử lý chất thải, khí thải, rác thải lạc hậu, thô sơ, không đƣợc đầu tƣ nâng cao.

Các khu công nghiệp, đặc khu kinh tế mọc lên nhiều, không tiến hành đồng nhất cùng các biện pháp xử lý ô nhiễm, khiến cho lƣợng chất thải, khí thải công nghiệp nhiều.

Không chỉ vậy, bên cạnh quá trình công nghiệp hóa, thành thị -đô thị hóa ở Trung Quốc diễn ra mạnh mẽ. Nhu cầu xây dựng cơ sở hạ tầng, lấn chiếm đất canh tác, chất thải sinh hoạt, rác thải sinh hoạt…không đƣợc xử lý đồng nhất, đặc biệt là lƣợng rác thải từ các bệnh viện, khu công cộng lớn. Các công trình xây dựng cơ sở hạ tầng, giao thông phát triển, các hoạt động mở đƣờng, xây dựng đƣờng cao tốc, phƣơng tiện giao thông gia tăng (đặc biệt là ô tô),

59

khiến cho môi trƣờng chịu áp lực lớn về các phƣơng diện nhƣ tiếng ồn, khói xe, bụi thải…

Thứ 2, Chủ nghĩa bảo vệ của địa phương kìm hãm sự phát triển bảo vệ

môi trường: Đại bộ phận các khu vực của Trung Quốc, đại bộ phận là các

thành phố, thị trấn nhỏ và vừa đều tồn tại phổ biến hiện tƣợng tƣ duy, hi sinh môi trƣờng là cái giá để đổi lấy sự theo đuổi tốc độ tẳng trƣờng kinh tế, ý thức bảo vệ môi trƣờng của các doanh nghiệp, xí nghiệp thấp kém. Họ cho rằng cái “đƣợc” từ việc phát triển kinh tế vƣợt xa so với cái “mất” của việc ô nhiễm môi trƣờng. Hơn nữa Trung Quốc đã dùng chỉ số GDP là một hạn mục chủ yếu để sát hạch, thi đua của chính phủ. Các doanh nghiệp này là tác nhân gây ÔNMT lớn, nhƣng đồng thời cũng là các doanh nghiệp cung cấp khoản thu thuế lớn cho ngân sách nhà nƣớc, vì vậy họ không thể thực hiện hình phạt nghiêm khắc đối với các doanh nghiệp đó, mà đành làm ngơ trƣớc hành động phá hoại môi trƣờng của họ.

Thứ 3, ý thức bảo vệ môi trường của người dân còn thấp, nhận thức về môi

trường kém: Mặc dù bảo vệ môi trƣờng là một quốc sách cơ bản, công tác tuyên

truyền bảo vệ môi trƣờng không ngừng đƣợc đề cao, nhƣng ý thức bảo vệ môi trƣờng của công dân vẫn không có sự thay đổi sâu sắc. Đại bộ phận ngƣời dân vẫn có thái độ rất “khoan dung” cho những hành động gây ÔNMT đƣợc tạo thành do tác động của việc phát triển kinh tế. Họ cho rằng, ÔNMT không phải việc của mình và không ảnh hƣởng mình. Môi trƣờng là môi trƣờng bảo vệ cá nhân mỗi con ngƣời và nó không có biểu hiện thực tế trong nhân loại.

Thứ 4, Áp lực dân số quá lớn: Dân số của Trung Quốc rất lớn, bất luận đó

là việc khai thác tài nguyên hay là việc thải bừa bãi các chất thải gây ô nhiễm, đều tạo áp lực rất lớn cho môi trƣờng. Đặc biệt tại các khu vực kinh tế phát triển nhƣ Bắc Kinh.., dân số thực tế đã gấp 5 lần so với số lƣợng dân số cho phép trong môi trƣờng. Dân số lớn đƣa lại hàng loạt áp lực với tài nguyên đất

60

đai, tài nguyên rừng, nguồn năng lƣợng, môi trƣờng đô thị và môi trƣờng sinh thái. Để phục vụ nhu cầu của con ngƣời, nảy sinh hàng loạt các hành động vi phạm môi trƣờng nhƣ: mở rộng diện tích đất canh tác, lấn chiếm đất rừng, san lấp sông hồ, phá rừng…Cũng do nhu cầu của con ngƣời thì vô hình phá hủy sự cân bằng sinh thái tự nhiên, tỷ trọng sử dụng phân hóa học, chất hóa học trong các hoạt động nông lâm ngƣ nghiệp lớn, tình trạng ô nhiễm thực phẩm gia tăng, hệ sinh thái bị phá hoại….

Tóm lại Ô nhiễm MTST Trung Quốc đang là một thực trạng nguy hại cấp thiết của Trung Quốc, bên cạnh sự ô nhiễm nặng của các môi trƣờng Nƣớc, Không khí, Đất nhƣ đã nêu trên, thì hệ sinh thái đa dạng của Trung Quốc cũng đang bị phá hoại nặng nề, Ô nhiễm phóng xạ, ô nhiễm tiếng ồn, sự suy thoái tài nguyên thiên nhiên….MTST đang bị ô nhiễm một cách toàn diện. ÔNMT nƣớc, không khí, đất là một trong những nền tảng môi trƣờng quan trọng trong hệ thống môi trƣờng sinh thái. Sự ô nhiễm nặng của ba loại môi trƣờng này ảnh hƣởng trực tiếp và toàn diện trên nhiều mặt kinh tế, xã hội, con ngƣời. Với nguyên nhân trình bày đƣợc nêu trên đặc biệt là chính sách ƣu tiên phát triển kinh tế, coi môi trƣờng nhƣ cái giá để đánh đổi sự phát triển kinh tế, đã ảnh hƣởng sâu sắc tới môi trƣờng, sự thay đổi cơ chế quản lý là cần thiết. Hiểu rõ thực trạng và nguyên nhân để nghiên cứu, đƣa ra các biện pháp khắc phục là yêu cầu cấp thiết, bức bách trong nội tại Trung Quốc để phát triển kinh tế, thực hiện mục tiêu phát triển bền vững, lâu dài.

Một phần của tài liệu Vấn đề bảo vệ môi trường sinh thái ở Trung Quốc những năm đầu thế kỷ XXI (Trang 66 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)