Phát triển các ngành công nghệ tiên tiến

Một phần của tài liệu Vấn đề bảo vệ môi trường sinh thái ở Trung Quốc những năm đầu thế kỷ XXI (Trang 118 - 121)

Trung Quốc đang thực hiện những bƣớc tiến đáng kể trong việc chuyển đổi từ mô hình chi phí sản xuất cao, gây ô nhiễm, không bền vững sang mô hình sản xuất có năng suất cao, chi phí sản xuất thấp, thân thiện với môi trƣờng, có trình độ tiên tiến và có tính bền vững cao. Kể từ khi thực hiện chính sách cải cách và mở cửa, hàng loạt chính sách khuyến khích phát triển ngành công nghiệp công nghệ cao đã thúc đẩy các doanh nghiệp công nghệ cao phát triển. Định hƣớng Quốc gia về Chƣơng trình phát triển Khoa học và Công nghệ (2006-2020) đƣợc Hội đồng Nhà nƣớc Trung Quốc ban hành ngày 9/2/2006 xác định rõ: Tạo môi trƣờng thuận lợi cho các công ty công nghệ cao; Tăng cƣờng đáng kể đầu tƣ vào khoa học và công nghệ; Hỗ trợ nhiều hơn cho đổi mới doanh nghiệp. Phát triển các công nghệ mũi nhọn (công nghệ sinh học, công nghệ thông tin, công nghệ vật liệu mới và công nghệ năng lƣợng mới); Tăng cƣờng nghiên cứu các công nghệ then chốt (công nghệ thông tin, công

111

nghệ sinh học; y dƣợc…). Đây là Kế hoạch phát triển Khoa học và Công nghệ dài hạn nhất từ trƣớc đến nay của Trung Quốc. Trung Quốc xác định đến năm 2020 sẽ đạt đƣợc những đột phá về khoa học và công nghệ có tầm ảnh hƣớng lớn trên thế giới và đƣa đất nƣớc đứng vào hàng ngũ các quốc gia đổi mới nhất trên thế giới.

Thông qua việc cho phép thành lập các khu phát triển công nghệ cao, Trung Quốc đã ban hành hàng loạt các quy định và luật lệ liên quan nhƣ quy định về phạm vi các lĩnh vực khoa học và công nghệ cao đƣợc phát triển, bao gồm: vi điện tử, thông tin điện tử, không gian và vũ trụ, khoa học vật liệu, năng lƣợng mới và năng lƣợng hiệu quả cao, sinh thái và bảo vệ môi trƣờng, khoa học về trái đất và địa lý biển, các yếu tố cơ bản và phóng xạ, khoa học về y học và vi sinh, và các ngành công nghệ thay thế khác cho các ngành công nghiệp truyền thống đang đƣợc sử dụng hiện nay.

Ngay từ đầu năm 2010, tại các cuộc họp của Quốc hội và Chính phủ, Trung Quốc đã xác định cần chuyển đổi cơ cấu công nghiệp với trọng tâm là các doanh nghiệp quy mô lớn với công nghệ cao. Theo đó, muốn chuyển đổi kinh tế thành công thì nền công nghiệp của Trung Quốc cần nâng cao hiệu quả sử dụng năng lƣợng và tính cạnh tranh quốc tế, thay thế trang thiết bị cũ kỹ, lạc hậu bằng máy móc hiện đại. Bảy ngành công nghiệp chiến lƣợc gồm: Năng lƣợng thay thế; công nghệ sinh học; công nghệ thông tin thế hệ mới; sản xuất thiết bị cao cấp; các vật liệu tiên tiến; xe sử dụng năng lƣợng thay thế; các ngành công nghiệp tiết kiệm năng lƣợng, thân thiện với môi trƣờng. Bảy ngành công nghiệp này đƣợc quy hoạch theo một chiến lƣợc tổng thể gồm 3 giai đoạn: giai đoạn một tới năm 2015, giai đoạn hai tới năm 2020, giai đoạn ba tới năm 2030. Hiện tại, ƣớc tính giá trị mà 7 ngành công nghiệp này mang lại cho Trung Quốc là khoảng 2% GDP. Trong Kế hoạch 5 năm lần thứ XII, Trung Quốc sẽ đầu tƣ hơn 1.500 tỷ USD cho phát triển các ngành này. Dự

112

kiến, sau khi đƣợc đầu tƣ sẽ tăng lên 8% vào năm 2015, và 15% vào năm 2020. Đến năm 2030, trình độ phát triển cũng nhƣ năng lực của bảy ngành công nghiệp chiến lƣợc này sẽ đạt trình độ tiên tiến, ngang tầm với các nƣớc có ngành công nghiệp phát triển nhất trên thế giới.[31]

Cũng trong Kế hoạch 5 năm lần thứ XII về phát triển kinh tế - xã hội, Chính phủ Trung Quốc sẽ đầu tƣ 468 tỷ USD vào các khu vực xanh, tăng hơn 2 lần so với mức 211 tỷ USD trong kế hoạch 5 năm (2006-2010), tập trung vào ba lĩnh vực: tái chế và tái sử dụng rác thải, công nghệ sạch và năng lƣợng tái tạo. Ngành công nghiệp bảo vệ môi trƣờng của Trung Quốc dự kiến sẽ tiếp tục tăng trƣởng trung bình 15-20%/năm và sản lƣợng công nghiệp dự kiến sẽ đạt 743 tỷ USD trong giai đoạn 5 năm (2011-2015), so với 166 tỷ USD trong kế hoạch 5 năm (2006-2010). Hệ số ảnh hƣởng của khu vực mới này ƣớc tính cao hơn 8-10 lần so với các khu vực công nghiệp khác.[22]

Nhƣ vậy, thông qua việc tìm hiểu chính sách kinh tế xanh của Trung Quốc, đặc biệt thông qua nội dung “Quy hoạch 5 năm lần thứ XII” của Trung Quốc đã khái quát một cách đầy đủ biện pháp, chủ trƣơng, mục tiêu của chính sách kinh tế xanh đến năm 2020. Nếu Trung Quốc kiên định thực hiện chính sách này, kết hợp hài hòa với các vấn đề kinh tế xã hội, sự tham gia tích cực của các cơ quan đoàn thể, chúng ta có thể tin tƣởng mục tiêu của Chính sách xanh sẽ đạt đƣợc theo đúng quy hoạch đề ra, mang lại đƣợc những kết quả tốt đẹp, môi trƣờng sinh thái đƣợc cải thiện, chất lƣợng cuộc sống đƣợc nâng cao, tiết kiệm chi phí cho môi trƣờng, để đầu tƣ hơn nữa cho các chính sách an sinh xã hội. Nhƣng nếu Trung Quốc không thực sự tập trung cao độ vào công tác BVMT thì mục tiêu của Chính sách xanh vẫn có thể đạt đƣợc nhƣng mức độ và tiến độ sẽ chậm hơn. Nếu Trung Quốc không thực hiện một cách tích cực, coi nhẹ Chính sách xanh, tập trung phát triển kinh tế cao độ, thì môi trƣờng sinh thái tiếp tục bị phá hoại, chất lƣợng môi trƣờng sẽ bị giảm xuống, Trung

113

Quốc sẽ tiếp tục phải đầu tƣ nguồn vốn cao cho xử lý ô nhiễm, bởi vậy mục tiêu của Chính sách xanh khó có thể thực hiện đƣợc. Song chúng ta vân có quyền hi vọng và tin tƣởng Chính phủ nhà nƣớc, với những nỗ lực đã và đang thực hiện, cùng với chính sách quy hoạch ra, Trung Quốc sẽ tập trung tổng lƣợng để phát triển hài hòa kinh tế -xã hội –môi trƣờng và con ngƣời.

Một phần của tài liệu Vấn đề bảo vệ môi trường sinh thái ở Trung Quốc những năm đầu thế kỷ XXI (Trang 118 - 121)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)