Tăng cường hơn nữa sự tham gia của quần chúng nhân dân:

Một phần của tài liệu Vấn đề bảo vệ môi trường sinh thái ở Trung Quốc những năm đầu thế kỷ XXI (Trang 104)

Quần chúng nhân dân luôn là ngƣời tham gia mạnh mẽ trong công tác BVMT. Tại các quốc gia phát triển ở Bắc Mĩ, thì quần chúng nhân dân tham gia một cách trình tự, nguyên tắc và tƣơng đối hoàn thiện. Sự tham gia của nhân dân trong công tác đánh giá ảnh hƣởng môi trƣờng là một ví dụ, họ thƣờng thông qua các phƣơng tiện thông tin đại chúng, để nhân dân hiểu đƣợc tình hình các dự án xây dựng, mở các cuộc họp trƣng cầu ý kiến có sự tham gia của quần chúng nhân dân, thu thập ý kiến và tiến hành đàm phán. Tại Trung Quốc do sự khác biệt lớn giữa các khu vực, cho nên sự tham gia của quần chúng nhân dân tại các khu vực khác nhau: Khu vực Duyên hải miền Trung chủ yếu là các đoàn thể học sinh sinh viên, ngƣời xã hội tự nguyện, tại các Thành phố chủ yếu là sự tham gia của những ngƣời có cơ sở kinh tế hoặc đƣợc tiếp thu nền giáo dục tƣơng đối tốt. Khu vực Tây Bắc bộ do hạn chế về trình độ, giáo dục môi trƣờng lạc hậu,…sự tham gia của quần chúng nhân dân tƣơng đối thấp, theo số liệu gần đây hơn 80% ngƣời dân không tham gia bất cứ buổi tọa đàm nào về môi trƣờng.

Có thể nói trong vòng 10 năm đầu thế kỉ XXI, trƣớc thực trạng môi trƣờng diễn ra tại Trung Quốc, Đảng và Nhà nƣớc Trung Quốc đã có cái nhìn

97

sâu sắc, xuyên suốt và toàn diện, đánh giá đúng vai trò và tầm quan trọng của môi trƣờng trong sự phát triển quốc gia. Công tác BVMT luôn luôn đƣợc trọng thị, kiên định thực hiện chính sách là mục tiêu lâu dài, khắc phục kịp thời những tồn tại và hạn chế trong công tác quản lý, chính sách, cũng nhƣ việc chú trọng vào vai trò quần chúng, thông tin quần chúng, đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục. Công tác BVMT bƣớc đầu đã đạt đƣợc những thành tựu đáng kể, đó là dấu hiệu đáng mừng cho sự phát triển của công tác.

98

CHƢƠNG III

TRIỂN VỌNG SỰ NGHIỆP BẢO VỆ MÔI TRƢỜNG SINH THÁI TẠI TRUNG QUỐC VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ GỢI MỞ CHO VIỆT NAM 3.1 Triển vọng sự nghiệp BVMTST ở Trung Quốc từ nay đến năm 2020

Có thể nói Trung Quốc từ sau khi tiến hành Cải cách mở cửa, nền kinh tế phát triển mạnh mẽ, vƣơn lên trở thành một trong những quốc gia có tiềm lực kinh tế lớn thứ 2 thế giới. Song cùng với sự phát triển không ngừng đó, Trung Quốc cũng đang phải đối mặt với không ít khó khăn. Trong một thời gian dài, để phát triển và đạt mục tiêu kinh tế, phát triển nền kinh tế truyền thống, tiêu hao nhiều năng lƣợng, khai thác cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên, phá hoại môi trƣờng sinh thái, coi môi trƣờng nhƣ một cái giá phải đổi để đạt đƣợc sự phát triển kinh tế. Trƣớc thực trạng này, rất nhiều chuyên gia cho rằng: Kinh tế Trung Quốc phát triển thiếu bền vững, thành tựu đạt đƣợc không xứng với các vấn đề nảy sinh, ô nhiễm môi trƣờng trầm trọng. Chính vì thế, Chính phủ Trung Quốc đã và đang thực hiện Chiến lƣợc phát triển mới: phát triển kinh tế xanh nhằm hƣớng tới duy trì nền kinh tế tăng trƣởng ổn định và bền vững, đề cao chất lƣợng tăng trƣởng. Chiến lƣợc phát triển mới của Trung Quốc chuyển từ phƣơng thức phát triển kinh tế tiêu hao nhiều tài nguyên sang phƣơng thức phát triển kinh tế tiết kiệm tài nguyên.

“Kinh tế xanh” không phải là một quan niệm mới, mục tiêu của kinh tế xanh là duy trì bảo vệ môi trƣờng sinh tồn của con ngƣời, là một cách thức kinh tế cân đối sử dụng hợp lý năng lƣợng và nguồn tài nguyên thiên nhiên, dựa trên cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật “xanh”. Chiến lƣợc Kinh tế xanh bƣớc từ vũ đài quốc tế, du nhập vào Trung Quốc và trở thành một chính sách chiến lƣợc của nhà nƣớc Trung Quốc. Ngày 22/9/2009 tại đại hội về Biến đổi khí hậu Liên hợp quốc, Tổng bí thƣ ĐCS Trung Quốc Hồ Cẩm Đào đã chỉ ra: “Cần đẩy mạnh phát triển kinh tế xanh, tích cực phát triển kinh tế ít tiêu hao

99

năng lƣợng và phát triển tuần hoàn kinh tế, nghiên cứu và mở rộng kĩ thuật khí hậu sạch”. Phát triển xanh, xây dựng xã hội theo mô hình thân thiện với môi trƣờng, tiết kiệm năng lƣợng trở thành một chiến lƣợc quan trọng và có ý nghĩa thời đại sâu sắc tại Trung Quốc.

Để thực hiện chính sách Kinh tế xanh, Trung Quốc đã tận dụng triệt để những điều kiện thuận lợi để áp dụng vào đƣa ra các đƣờng lối, biện pháp và chính sách đúng đắn. Về khách quan, chiến lƣợc kinh tế xanh là một chiến lƣợc chung mà Liên Hợp Quốc đã đƣa ra để ứng phó vấn đề Biến đổi khí hậu toàn cầu. Đây là nền tảng, cơ sở bƣớc đầu để Trung Quốc nghiên cứu và học hỏi. Từ cái nhìn chung, đặt Trung Quốc trên cục diện quốc tế và đối sánh với nội tại thì Đảng và Nhà Nƣớc Trung Quốc sẽ đề ra những biện pháp phù hợp với bản thân mình. Về chủ quan, Đảng và nhà nƣớc Trung Quốc luôn coi trọng chính sách bảo vệ môi trƣờng, coi chính sách BVMT là một quyết sách cơ bản Đảng và Nhà nƣớc, không ngừng kiện toàn bộ máy nhà nƣớc, hoàn thiện hệ thống chính sách môi trƣờng, nghiên cứu và tiếp thu kinh nghiệm từ các nƣớc tiến bộ. Đảng và Nhà nƣớc có cái nhìn đúng đắn và trọng thị chính sách Kinh tế xanh. Hơn nữa qua việc thực hiện chiến lƣợc Kinh tế xanh bƣớc đầu thu đƣợc những kết quả đáng mừng: đánh giá sự phát triển kinh tế xanh của Trung Quốc từ hệ thống hạch toán GDP xanh. Hệ thống hạch toán GPD xanh là cơ sở của tổng thể chế độ Kinh tế xanh, có thể thay thế cách hạch toán GDP truyền thống, trở thành mục tiêu theo đuổi cuối cùng của sự phát triển kinh tế. GDP xanh là phần còn lại của GDP thuần sau khi đã khấu trừ chi phí về tiêu dùng tài nguyên và mất mát về môi trƣờng do các hoạt động kinh tế. Chỉ tiêu GDP xanh ra đời với mục đích chính là để đánh giá chi phí của thiệt hại môi trƣờng với tiêu thụ và sử dụng các nguồn TNTN đến GDP thuần. Nhƣ vậy GDP xanh sẽ phản ánh đƣợc thực chất phát triển kinh tế của một đất nƣớc trên 3 mặt: Kinh tế -Xã hội- Môi trƣờng.[30]

100

Hiện nay, Viện quy hoạch môi trƣờng, Bộ bảo vệ môi trƣờng Trung Quốc đã hoàn thành hạch toán GDP xanh đã đạt đƣợc trong 5 năm 2003- 2007, đƣa ra so sánh tỷ lệ chiếm trong GDP, giữa giá thành xử lý và tổn thất ô nhiễm môi trƣờng tại 31 tỉnh thành toàn quốc, đã chỉ rõ chỉ số giảm trừ ô nhiễm từ năm 2004-2006, lần lƣợt là 1,72%; 1,94%; 1,78%, giá thành làm suy thoái môi trƣờng trong ba năm chiếm 3,05%; 2,93%; 2,82% tỷ trọng GDP. Bất luận là chỉ số giảm thiểu ô nhiễm hay chỉ số tổn thất ô nhiễm trong GDP thì đều vƣợt qua mục tiêu yêu cầu là 1,35% so với cùng kì trong “kế hoạch 5 năm lần thứ XI”. Nói cách khác so sánh Kinh tế xanh trong GDP từ 2004- 2006 lần lƣợt là 96,95%; 97,07%; 97,18%.[31] Nhƣ vậy chúng ta có thể thấy trong 5 năm thực hiện chính sách Kinh tế xanh, Trung Quốc bƣớc đầu đã có những thành tựu đáng mừng cho sự phát triển kinh tế xanh. Đây là cơ sở thực tiễn, cung cấp kinh nghiệm cần thiết để Trung Quốc kiên định con đƣờng đã chọn, kiên định thực hiện chiến lƣợc Kinh tế xanh.

Tuy nhiên thực trạng môi trƣờng Trung Quốc bị suy thoái nghiêm trọng, vốn đầu tƣ cho xử lý ô nhiễm môi trƣờng cao: năm 2010 nguồn vốn đầu tƣ vào xử lý ô nhiễm môi trƣờng là 66,542 Tỷ NDT, tăng 47% so với năm trƣớc, chiếm 1.67% GDP của năm[33]. Trung Quốc đang phải đối mặt với những phụ thuộc ngày càng lớn vào nguồn tài nguyên, buộc phải tăng cƣờng ý thức về nguy cơ khủng hoảng, thiết lập ý niệm về phát triển xanh, ít các bon, lấy tiết kiệm tài nguyên giảm thiếu chất thải làm trọng điểm, kiện toàn cơ chế khích lệ và ràng buộc, đẩy nhanh việc xây dựng mô hình tiêu dùng và phƣơng thức sản xuất tiết kiệm tài nguyên thân thiện với môi trƣờng, tăng cƣờng phát triển bền vững, nâng cao mức độ văn minh sinh thái. Do đó việc phát triển Kinh tế xanh là cấp thiết, cần phải hoàn chỉnh hệ thống chính sách, thống nhất phƣơng thức chỉ đạo. Tại “ Quy hoạch 5 năm lần thứ XII”, Đảng và Nhà nƣớc đã tập trung để đƣa ra các biện pháp để hoàn chỉnh hệ thống

101

chính sách, thúc đẩy sự phát triển “xanh hóa” hệ thống kinh tế quốc dân nhằm phát triển đất nƣớc bền vững: thúc đẩy kinh tế, xã hội và môi trƣờng.

3.1.1 Tích cực ứng phó đối với biến đổi khí hậu toàn cầu

Kiên trì thực hiện đồng thời cả hai việc giảm thiểu và thích ứng với biến đổi khí hậu, phát huy hơn nữa vai trò của tiến bộ kỹ thuật, hoàn thiện cơ chế thể chế và hệ thống chính sách, nâng cao năng lực ứng phó với biến đổi khí hậu. Kế hoạch quốc gia về ứng phó với biến đổi khí hậu của Trung Quốc đƣợc ban hành vào tháng 6/2007 đã đặt ra những mục tiêu: nâng cao khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu, thúc đẩy những nghiên cứu liên quan đến biến đổi khí hậu, nâng cao nhận thức của cộng đồng về tầm quan trọng trong việc giải quyết các vấn đề liên quan đến biến đổi khí hậu và tăng cƣờng cơ chế ứng phó với biến đổi khí hậu.

Kiểm soát lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính: Vận dụng tổng hợp các

biện pháp nhƣ điều chỉnh kết cấu sản nghiệp và kết cấu tài nguyên, tiết kiệm tài nguyên và nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên…giảm thiểu mức độ tiêu hao năng lƣợng và lƣợng thải CO2, kiểm soát có hiệu quả lƣợng khí thải nhà kính. Kiểm soát hợp lý lƣợng tiêu thụ năng lƣợng, quản lý nghiêm việc sử dụng năng lƣợng, đề ra các quy hoạch phát triển năng lƣợng, xác định rõ ràng và phân tích cơ chế thực hiện mục tiêu kiểm soát lƣợng tiêu thụ năng lƣợng. Đấy mạnh việc trồng cây gây rừng. Đấy nhanh việc sử dụng các nghiên cứu kỹ thuật ít các bon, kiểm soát lƣợng thải khí nhà kính từ công nghiệp, xây dựng, giao thông, nông nghiệp. Tìm hiểu xây dựng chế độ tiêu chuẩn để đánh giá các sản phẩm các bon thấp, xây dựng và hoàn thiện chế độ tính toán thống kê lƣợng khí thải nhà kính, từng bƣớc thiết lập thị trƣờng giao dịch lƣợng thải các bon. Thúc đẩy các mô hình thí điểm các bon thấp. Kiểm soát khí thải gây hiệu ứng nhà kính đối với các hoạt động sản xuất công nghiệp bằng việc tăng cƣờng các chính sách quản lý liên quan đến các hoạt động sản xuất vật liệu

102

xây dựng, luyện kim, công nghiệp hóa chất; phát triển nền kinh tế tuần hoàn, nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên thiên nhiên và tăng cƣờng kiểm soát lƣợng phát thải nitơ oxit ra môi trƣờng.

Tăng cường năng lực ứng biến với thay đổi khí hậu: Thiết lập chiến lƣợc

tổng thể ứng phó biến đổi khí hậu quốc gia, tăng cƣờng nghiên cứu khoa học và đánh giá ảnh hƣởng của biến đổi khí hậu. Trong xây dựng và quy hoạnh các dự án trọng điểm, xây dựng cơ sở hạ tầng, phân bổ năng lực sản xuất cần phải xem xét yếu tố biến đổi khí hậu. Tăng cƣờng ứng phó với biến đổi khí hậu đặc biệt là xây dựng năng lực ứng phó với những sự kiện khí hậu cực đoan, đẩy mạnh nghiên cứu kỹ thuật ứng phó, nâng cao khả năng ứng phó với biến đổi khí hậu của những lĩnh vực trọng điểm nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản và vùng duyên hải. Tăng cƣờng dự phòng cảnh bảo, kiểm tra những hiện tƣợng khí hậu cực đoan, nâng cao năng lực phòng ngừa và giảm thiểu thiên tai .

Nâng cao nhận thức của cộng đồng về biến đổi khí hậu: Thông qua các

phƣơng tiện thông tin đại chúng, tăng cƣờng công tác giáo dục, phổ biến kiến thức về vấn đề biến đổi khí hậu toàn cầu và những ảnh hƣởng của nó tới sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nƣớc, khuyến khích sự tham gia của cộng đồng trong việc giải quyết các vấn đề liên quan đến biến đổi khí hậu.

Để phổ biến kiến thức cho cộng đồng về biến đổi khí hậu, Trung Quốc đã cho xuất bản một số lƣợng lớn các ấn phẩm, tài liệu, thiết lập các kênh thông tin, các cơ sở dữ liệu về biến đổi khí hậu và ảnh hƣởng của nó tới sự phát triển kinh tế - xã hội của Trung Quốc. Trung Quốc cũng đăng cai tổ chức “Diễn đàn quốc tế về biến đổi khí hậu”, cũng nhƣ tổ chức thành công nhiều hội thảo quốc tế quy mô lớn với các chủ đề về “Biến đổi khí hậu và các hệ sinh thái”, “Đa dạng sinh học và biến đổi khí hậu”… Chính phủ Trung Quốc cũng ban hành Kế hoạch hành động quốc gia về bảo tồn năng lƣợng và giảm

103

phát thải, thực hiện các hoạt động có liên quan trên phạm vi cả nƣớc với sự tham gia đông đảo của ngƣời dân địa phƣơng, các doanh nghiệp, trƣờng học, các cơ quan chính phủ, các nhà khoa học và các đơn vị truyền thông đại chúng.

Trong Kế hoa ̣ch Phát triển kinh tế - xã hội 5 năm lần thƣ́ XI (2006-2010), Trung Quốc đã thực hiện tiết kiê ̣m năng lƣợng với viê ̣c nâng cao hiê ̣u suất sƣ̉ dụng năng lƣợng , phát triển năng lƣợng các -bon thấp , xanh, khởi đô ̣ng thí điểm tỉnh và thành phố các -bon thấp, cố gắng xây dƣ̣ng hê ̣ thống ngành nghề và mô hình tiê u dùng với đă ̣c điểm lƣợng thải các -bon thấp, tiết kiê ̣m năng lƣợng, giảm thiểu khí thải.

Trong Kế hoạch 5 năm lần thứ XII, Trung Quốc đã đƣa ra những mục tiêu chính về bảo vệ tài nguyên và môi trƣờng: cắt giảm 16% cƣờng độ tiêu thụ năng lƣợng trên một đơn vị GDP, cắt giảm 17% mức thải cácbon trên mỗi đơn vị GDP và tăng mức độ sử dụng các nguồn năng lƣợng nhiên liệu tái tạo từ mức 8% hiện nay lên 11,4% mức tiêu thụ năng lƣợng chủ yếu, giảm 8% lƣợng khí suphua, giảm 10% lƣợng khí amoniac và các khí nitơ oxit đƣợc phát thải chủ yếu ở các khu vực sản xuất than đá; tập trung cắt giảm ô nhiễm kim loại nặng trong sản xuất công nghiệp; giảm 30% mức độ tiêu thụ nƣớc trên một đơn vị giá trị gia tăng sản lƣợng công nghiệp vào năm 2015; tăng mức độ che phủ rừng lên 21,66%. Để thực hiện những mục tiêu đề ra, Trung Quốc đã tăng đầu tƣ vào các lĩnh vực bảo vệ môi trƣờng trong giai đoạn 2011- 2015 hơn 3 nghìn tỷ NDT. Phần lớn khoản tiền này sẽ đƣợc sử dụng để đầu tƣ kiểm soát ô nhiễm, giảm đáng kể việc phát thải các chất gây ô nhiễm chủ yếu.

Xây dựng và tổ chức cơ chế để ứng phó với biến đổi khí hậu: Năm 2007,

Trung Quốc đã thành lập Tổ lãnh đạo cấp quốc gia về ứng phó biến đổi khí hậu, nhằm thống nhất triển khai các hoạt động ứng phó biến đổi khí hậu trên

104

toàn quốc, do Thủ tƣớng Trung Quốc làm Tổ trƣởng. Năm 2008, Ủy ban Quốc gia về Phát triển và Cải cách nhà nƣớc thành lập “Vụ ứng phó biến đổi khí hậu”, với trách nhiệm tiến hành đàm phán quốc tế về biến đổi khí hậu và thực hiện các công tác liên quan ứng phó biến đổi khí hậu trong nƣớc. Năm 2011, Trung tâm Nghiên cứu chiến lƣợc và Hợp tác quốc tế về biến đổi khí hậu quốc gia, trực thuộc NDRC đƣợc thành lập. Trung tâm này có chức năng triển khai nghiên cứu các biện pháp, chính sách liên quan ứng phó biến đổi khí hậu; thúc đẩy giao lƣu, hợp tác quốc tế và dịch vụ tƣ vấn về vấn đề biến đổi khí hậu. Hội đồng cố vấn gồm các chuyên gia hàng đầu về lĩnh vực ứng

Một phần của tài liệu Vấn đề bảo vệ môi trường sinh thái ở Trung Quốc những năm đầu thế kỷ XXI (Trang 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)