Trung Quốc trở thành một quốc gia có trách nhiệm hơn trong lĩnh vực

Một phần của tài liệu Vấn đề bảo vệ môi trường sinh thái ở Trung Quốc những năm đầu thế kỷ XXI (Trang 94 - 96)

môi trường.

Trong sự kiện ô nhiễm nƣớc sông Tùng Hoa, nƣớc sông bị ô nhiễm chảy sang Nga, tạo thành ô nhiễm nguồn nƣớc liên quốc gia. Kể từ sự kiện này Nhà nƣớc Trung Quốc nhìn nhận công tác BVMT quốc gia một cách toàn diện, chủ động khống chế và phòng chống ô nhiễm môi trƣờng, đồng thời cũng quan tâm tới vấn đề môi trƣờng toàn cầu, suy nghĩ sự ảnh hƣởng của

87

môi trƣờng Trung Quốc đối với môi trƣờng thế giới, gánh vác trách nhiệm của nƣớc lớn trong việc bảo vệ môi trƣờng toàn cầu, trở thành quốc gia có trách nhiệm hơn trong công tác bảo vệ môi trƣờng quốc tế.

Biến đổi khí hậu là một trong những vấn đề quan trọng nhất mà loài ngƣời đang phải đối mặt, Trung Quốc là một nƣớc đang phát triển, cần phải phát huy tác dụng tích cực trong nhiệm vụ bảo vệ môi trƣờng toàn cầu, ứng phó với biến đổi khí hậu. Ngày 1 tháng 1 năm 2006, thực hiện “Luật năng lƣợng có thể tái sinh Nƣớc CHDC nhân dân Trung Hoa”. Ngày 4 tháng 6 năm 2007, Nhà nƣớc Trung Quốc chính thức ban bố “Phƣơng án ứng phó biến đổi khí hậu nhà nƣớc”, đây là văn kiện đầu tiên mang tính quyết sách đối với việc ứng phó biến đổi khí hậu. Ngày 9 tháng 7 năm 2008, Chủ tịch nƣớc Hồ Cẩm Đào tham gia cuộc họp cấp lãnh đạo về kinh tế an toàn nƣớc lớn và Biến đổi khí hậu, nó đã khái quát toàn diện các cách thức đạt đƣợc, lập trƣờng nguyên tắc của Trung Quốc đối với vấn đề biến đổi khí hậu. Chủ tịch nƣớc Hồ Cẩm Đào nhấn mạnh Trung Quốc căn cứ vào “Công ước khung biến đổi khí hậu

của Liên Hợp Quốc” và yêu cầu của “văn kiện tại hội nghị Kyoto”, kiên trì

nguyên tắc trách nhiệm, tích cực thúc đẩy thực hiện đàm phán “Lộ trình Ba li”, có cống hiến lớn trong công tác hợp tác quốc tế về biến đổi khí

hậu.[11;tr.14]

Ngày 18 tháng 12 năm 2009, Thủ tƣớng Quốc Vụ Viện Ôn Gia Bảo tham gia Hội nghị về Biến đổi khí hậu 2009 diễn ra tại Bella Center ở Copenhagen Đan Mạch, Thủ tƣớng đã chỉ ra nhiệm vụ chiến lƣợc quan trọng xuyên suốt của Trung Quốc đối phó với biến đổi khí hậu. Trung Quốc quyết định lƣợng khí thải SO2 sản xuất đến năm 2020 sẽ giảm từ 40% đến 50% so với năm 2005. Mục tiêu giảm thiểu khí thải trở thành mục tiêu mang tính bắt buộc, đi vào quy hoạch lâu dài trong sự phát triển kinh tế và xã hội quốc gia, đảm bảo việc chấp hành và chịu giám sát của luật pháp. Trung Quốc hoàn

88

thiện hơn nữa các biện pháp thống kê, giám sát và sát hạch, cải thiến giảm thiểu phƣơng thức che giấu thông tin, tăng cƣờng độ minh bạch, tích cự phát triển hợp tác, đối thoại, giao lƣu quốc tế. Chủ trƣơng và hành động của Trung Quốc nhận đƣợc sự khen ngợi của nhiều quốc gia lớn trên thế giới.

Sự nghiệp phát triển bền vững và Bảo vệ môi trƣờng luôn kiên trì phƣơng tram của con đƣờng cải cách mở cửa, tìm kiếm sự hợp tác tích cực với cộng đồng quốc tế và thế giới. Trung Quốc tham gia tất cả các đàm phán của công ƣớc môi trƣờng quốc tế, tham gia hơn 30 công ƣớc môi trƣờng quốc tế, liên quan tới các lĩnh vực Bảo vệ tầng Ozon, bảo vệ tính đa dạng của hệ sinh vật, biến đổi khí hậu, chất thải độc hại, an toàn phóng xạ hạt nhân. Với thái độ trách nhiệm cao, nghiêm khắc thực hiện các công ƣớc đã kí, Trung Quốc tích cực phát triển quan hệ hợp tác khu vực môi trƣờng song phƣơng, kí hiệp định môi trƣờng với hơn 30 quốc gia, xây dựng quan hệ hợp tác tốt đẹp. Trung Quốc tích cực hợp tác môi trƣờng khu vực với Châu Âu, Trung- Nhật –Hàn, Trung Quốc- Đông Nam Á, tích cực hợp tác với Trung Phi và Á Âu, cùng nhau giải quyết các vấn đề môi trƣờng mang tính khu vực. Tháng 5 năm 2008, Chủ tịch nƣớc Hồ Cẩm Đào tiến hành thành công chuyến thăm hỏi cấp cao với Nhật Bản, đẩy mạnh hợp tác môi trƣờng Trung – Nhật. Tháng 6 cùng năm, chính thức kí “Khung mƣời năm hợp tác năng lƣợng và môi trƣờng Trung Mỹ”, đƣa quan hệ hợp tác môi trƣờng Trung Mỹ phát triển trên một bình đài mới lầu dài. Hợp tác môi trƣờng Trung Nga, từ việc phòng chống ô nhiễm liên quốc gia, mở rộng bảo vệ tính đa dạng hệ sinh vật, nội dung hợp tác phong phú, tăng thêm niềm tin, giảm thiểu mâu thuẫn.

Một phần của tài liệu Vấn đề bảo vệ môi trường sinh thái ở Trung Quốc những năm đầu thế kỷ XXI (Trang 94 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)