Phát triển năng lượng tái tạo

Một phần của tài liệu Vấn đề bảo vệ môi trường sinh thái ở Trung Quốc những năm đầu thế kỷ XXI (Trang 116 - 118)

Chính sách phát triển năng lƣợng của Trung Quốc hƣớng tới nguồn năng lƣợng có hàm lƣợng khoa học và kỹ thuật cao. Các nội dung cơ bản trong chính sách năng lƣợng của Trung Quốc, bao gồm: ƣu tiên tiết kiệm tài nguyên, dựa vào các nguồn tài nguyên trong nƣớc; phát triển đa dạng các nguồn năng lƣợng; thúc đẩy sự phát triển khoa học công nghệ trong ngành công nghiệp năng lƣợng, đặc biệt quan tâm tới vấn đề bảo vệ môi trƣờng trong quá trình phát triển; và tăng cƣờng hợp tác quốc tế vì lợi ích chung.

Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ XVII, tháng 10/2007 đã đề ra các mục tiêu đẩy nhanh quá trình chuyển đổi mô hình phát triển thông qua tối ƣu hóa cơ cấu kinh tế, giảm tiêu thụ các nguồn năng lƣợng và bảo vệ môi trƣờng. Các nguồn cung cấp năng lƣợng về cơ bản sẽ đáp ứng đủ nhu cầu cho phát triển kinh tế và xã hội của đất nƣớc, đạt đƣợc những tiến bộ to lớn trong việc bảo tồn năng lƣợng, nâng cao hiệu quả sử dụng năng lƣợng, tối ƣu hóa cơ cấu năng lƣợng, đạt đƣợc những thành tựu trong phát triển công nghệ, nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trƣờng, nâng cao khả năng quản lý vĩ mô của Nhà nƣớc đối với vấn đề năng lƣợng, ban hành các quy định đối với thị trƣờng năng lƣợng. Chính phủ Trung Quốc cam kết, năm 2012, năng lƣợng tái tạo chiếm 16% tổng năng lƣợng tiêu thụ.

Trong kế hoạch 5 năm lần thứ XII (2011-2015), Trung Quốc đặt mục tiêu sản xuất thêm 40 tỉ oát điện hạt nhân vào năm 2015, tăng đáng kể đầu tƣ vào

109

thủy điện, sản xuất thêm 70 tỉ oát điện từ năng lƣợng gió và 5 tỉ oát điện từ nguồn năng lƣợng mặt trời.

Luật Năng lƣợng tái tạo của Trung Quốc đƣợc coi là bộ luật định hƣớng cho sự phát triển của ngành năng lƣợng tái tạo. Bộ luật đã cung cấp một loạt các ƣu đãi tài chính: quỹ quốc gia để thúc đẩy phát triển năng lƣợng tái tạo, cho vay, ƣu đãi về thuế cho các dự án năng lƣợng tái tạo; yêu cầu các nhà khai thác lƣới điện mua các nguyên liệu từ các nhà sản xuất năng lƣợng tái tạo đã đăng ký. Sự kết hợp giữa đầu tƣ và các chính sách ƣu đãi đã tạo điều kiện cho những bƣớc tiến lớn trong việc phát triển năng lƣợng gió và năng lƣợng mặt trời của Trung Quốc. Đồng thời, để trực tiếp khuyến khích sản xuất tua-bin gió ở các địa phƣơng, Trung Quốc đã thực hiện chính sách khuyến khích liên doanh và chuyển giao công nghệ trong công nghệ tua-bin gió lớn và bắt buộc sử dụng các sản phẩm tua-bin gió của địa phƣơng trong các công trình.

Năm 1996, Trung Quốc đã thành lập Quỹ năng lƣợng tái tạo. Bộ Khoa học và Công nghệ Trung Quốc đã trợ cấp kinh phí nghiên cứu và triển khai cho việc sản xuất năng lƣợng gió. Năm 2006, Ủy ban Quốc gia về Phát triển và Cải cách (NDRC) của Trung Quốc đã ban hành các biện pháp tạm thời về quản lý thuế và phân bố phí năng lƣợng tái tạo. Năm 2008, các nhà sản xuất tua-bin gió địa phƣơng nhƣ Sinovel Wind, Goldwind Science and Technology và Dongfang Electric đã chiếm hơn một nửa thị trƣờng.

Cùng với Luật Năng lƣợng tái tạo, các quy định khuyến khích giảm giá năng lƣợng gió thực hiện qua mô hình giá cả cạnh tranh đấu thầu cũng đƣợc sử dụng cho thị trƣờng điện gió ở Trung Quốc. Chính phủ Trung Quốc đã điều chỉnh lại các bảng giá dầu mỏ và than nhằm khuyến khích việc giảm tiêu thụ các loại năng lƣợng này; đồng thời xây dựng một loạt các biện pháp khác nhau về thuế quan và tài chính. Để nâng cao nhận thức của ngƣời dân về những lợi ích trong việc sử dụng các nguồn năng lƣợng tái tạo, nhiều chiến

110

dịch truyền thông trên truyền hình cả ở cấp trung ƣơng lẫn địa phƣơng đã đƣợc thực hiện. Trung Quốc cũng đã tổ chức nhiều hội thảo và chiến dịch truyền thông, đặc biệt phải kể tới “Tuần lễ tiết kiệm năng lƣợng” hay những cuộc triển lãm về công nghệ giảm cƣờng độ năng lƣợng tại nhiều tỉnh thành khác nhau.

NDRC đã huy động hàng chục tổ chức và hàng trăm chuyên gia để chuẩn bị cho các dự án liên quan tới vấn đề hiệu quả sử dụng năng lƣợng, đồng thời tiến hành các dự án này trong các điều kiện tốt nhất có thể. Một trong những dự án đó tập trung vào các nồi hơi công nghiệp, thiết bị này thƣờng xuyên là một trong những nguồn ô nhiễm chính đối với các thành phố và cần phải đƣợc đổi mới hoàn toàn. Tại các thành phố có nhu cầu lớn về nhiệt, Trung Quốc đã phát triển những nhà máy đồng phát nhiệt điện và đồng phát nhiệt điện ba thành phẩm.

Một phần của tài liệu Vấn đề bảo vệ môi trường sinh thái ở Trung Quốc những năm đầu thế kỷ XXI (Trang 116 - 118)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)