Khái quát thực trạng MTST tại ViệtNam

Một phần của tài liệu Vấn đề bảo vệ môi trường sinh thái ở Trung Quốc những năm đầu thế kỷ XXI (Trang 121 - 123)

Việt Nam là một quốc gia đang phát triển, sau cải cách mở cửa năm 1986, Việt nam cũng giống nhƣ Trung Quốc tập trung phát triển kinh tế, thực hiện quá trình Công nghiệp hóa, Đô thị hóa và Hiện đại hóa đất nƣớc. Trong xu thế đổi mới và hội nhập, những năm qua đất nƣớc ta đã tạo đƣợc những xung lực mới cho quá trình phát triển, đã đạt đƣợc nhiều thành tựu kinh tế - xã hội quan trọng, vƣợt qua tác động của suy thoái toàn cầu và duy trì đƣợc tỷ lệ tăng trƣởng kinh tế hằng năm cao, bình quân 7,2%/năm, bảo đảm an sinh xã hội. Năm 2010 đã đánh dấu một mốc quan trọng: nước ta đã vượt qua

ngưỡng nước nghèo, bước vào nhóm nước có mức thu nhập trung bình

đang đi vào thời kỳ của những chiến lƣợc phát triển mới. Trong những năm đầu thực hiện đƣờng lối đổi mới, vì tập trung ƣu tiên phát triển kinh tế và cũng một phần do nhận thức hạn chế nên việc gắn phát triển kinh tế với bảo vệ môi trƣờng chƣa chú trọng đúng mức. Tình trạng tách rời công tác bảo vệ môi trƣờng với sự phát triển kinh tế - xã hội diễn ra phổ biến ở nhiều ngành, nhiều cấp, dẫn đến tình trạng gây ô nhiễm môi trƣờng diễn ra phổ biến và ngày càng nghiêm trọng. Đối tƣợng gây ô nhiễm môi trƣờng chủ yếu là hoạt động sản xuất của nhà máy trong các khu công nghiệp, hoạt động làng nghề và sinh hoạt tại các đô thị lớn. Ô nhiễm môi trƣờng bao gồm 3 loại chính là: ô nhiễm đất, ô nhiễm nguồn nƣớc và ô nhiễm không khí. Trong ba loại ô nhiễm

114

đó thì ô nhiễm không khí tại các đô thị lớn, khu công nghiệp và làng nghề là nghiêm trọng nhất, mức độ ô nhiễm vƣợt nhiều lần tiêu chuẩn cho phép:

Chất lƣợng môi trƣờng đang tiếp tục bị xấu đi và gây ảnh hƣởng tiêu cực đến sức khỏe và đời sống của nhân dân. Ô nhiễm môi trƣờng nƣớc, không khí đang lan rộng, có nơi ở mức độ trầm trọng, không những tại các khu công nghiệp, khu đô thị dân cƣ đông đúc mà cả ở những vùng nông thôn. Tài nguyên thiên nhiên bị khai thác quá mức, thiếu sự kiểm soát. Nguồn nƣớc mặt, nƣớc ngầm nhiều nơi bị suy thoái, cạn kiệt; đa dạng sinh học tiếp tục bị suy giảm; biến đổi khí hậu và nƣớc biển dâng đã gây ra triều cƣờng, lũ, lụt, mƣa, bão với cƣờng độ ngày càng lớn, diễn biến ngày càng phức tạp, khó lƣờng. Chúng ta chƣa bao giờ thấy hiện tƣợng lƣợng mƣa trong 3 - 4 ngày gần bằng lƣợng mƣa của cả một năm nhƣ ở miền Trung nƣớc ta trong những năm vừa qua. Hằng năm, chúng ta phải hứng chịu hàng chục cơn bão, mƣa lũ làm chết hàng trăm ngƣời, gây thiệt hại hàng chục ngàn tỷ đồng. Thành quả xây dựng và phát triển của địa phƣơng trong nhiều năm chỉ sau một đợt thiên tai có thể biến mất nếu không dự báo đúng và có biện pháp ứng phó kịp thời. Những vấn đề nêu trên nếu không có giải pháp cấp thiết, thỏa đáng sẽ là lực cản lớn đối với quá trình phát triển kinh tế - xã hội, đe dọa nghiêm trọng sự phát triển bền vững của đất nƣớc.

Nguyên nhân của tình trạng nêu trên có nhiều, nhƣng nguyên nhân chủ quan vẫn là chính. Tƣ duy coi trọng tăng trƣởng kinh tế, xem nhẹ bảo vệ môi trƣờng vẫn còn phổ biến; phát triển kinh tế vẫn còn theo chiều rộng, chủ yếu dựa vào khai thác tài nguyên thiên nhiên; nhiều ngành, lĩnh vực sản xuất còn sử dụng công nghệ lạc hậu, gây ô nhiễm môi trƣờng nghiêm trọng; gia tăng dân số, đô thị hóa nhanh đang gây áp lực lớn lên môi trƣờng. Trong khi đó, thể chế, chính sách về bảo vệ môi trƣờng và phát triển bền vững vẫn chƣa theo kịp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nƣớc. Hệ thống tổ chức

115

quản lý nhà nƣớc vẫn còn nhiều bất cập, thiếu nhân lực, nhất là ở các địa phƣơng. Đầu tƣ của Nhà nƣớc, doanh nghiệp và ngƣời dân cho bảo vệ môi trƣờng chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu. Khâu tổ chức thực hiện còn nhiều yếu kém, còn thiếu cƣơng quyết và chƣa xử lý nghiêm các vụ việc vi phạm pháp luật bảo vệ môi trƣờng.

Một phần của tài liệu Vấn đề bảo vệ môi trường sinh thái ở Trung Quốc những năm đầu thế kỷ XXI (Trang 121 - 123)