Xây dựng “Văn minh sinh thái”

Một phần của tài liệu Vấn đề bảo vệ môi trường sinh thái ở Trung Quốc những năm đầu thế kỷ XXI (Trang 76 - 78)

Thật ra từ thập niên 1990, Chính phủ Trung Quốc đã bắt đầu đề cập đến khái niệm "văn minh sinh thái", nhƣng vì lý do khách quan mà khái niệm này đã không đƣợc thực hiện một cách đồng bộ trong thực tiễn. Từ những năm đó, ông Ôn Gia Bảo khi còn là phó thủ tƣớng đã khẳng định "thế kỷ 21 sẽ là thế kỷ của văn minh sinh thái".

69

Trong quá trình xây dựng một xã hội khá giả toàn diện, Chính phủ Trung Quốc đã đề cập đến "văn minh sinh thái". Khái niệm này đã đƣợc đƣa vào báo cáo chính trị Đại hội Đảng Cộng sản lần 17 do Tổng bí thƣ Hồ Cẩm Đào nhấn mạnh: "Xây dựng văn minh sinh thái tức là phải xây dựng các thói quen tiêu dùng, các phương thức tăng trưởng kinh tế, các nhà máy công

nghiệp có hình thức tiết kiệm năng lượng và bảo vệ môi trường sinh thái".

Đa số đại biểu đều cho rằng "văn minh sinh thái" sẽ góp phần giải quyết các vấn đề môi trƣờng mà Trung Quốc đang gặp phải trong giai đoạn phát triển mới của mình. Báo cáo của Tổng cục Bảo vệ môi trƣờng quốc gia công bố năm 2006 cho biết tình hình ô nhiễm môi trƣờng ở Trung Quốc rất gay gắt, những vụ ô nhiễm môi trƣờng lớn xảy ra liên tục làm ảnh hƣởng nghiêm trọng đến cuộc sống của ngƣời dân.Theo đó, tổng lƣợng khí thải của Trung Quốc chiếm tỉ lệ cao nhất thế giới, 62% hệ thống sông ngòi của nƣớc này bị ô nhiễm nghiêm trọng, trong đó mức độ ô nhiễm của hệ thống sông ngòi tại các thành phố lớn lên đến 90%! Tháng 5-2007, sự kiện tảo xanh ở Thái Hồ, Hoa Đông đã gây xôn xao dƣ luận toàn quốc. Do địa phƣơng này chỉ theo đuổi mục tiêu phát triển kinh tế một chiều, phát triển nhanh ngành công nghiệp hóa học và công nghiệp nhẹ với qui mô lớn nên đã gây ra ô nhiễm nguồn nƣớc trầm trọng, làm ảnh hƣởng cuộc sống của 2 triệu ngƣời dân trong vùng.

Sự kiện khái niệm "văn minh sinh thái" lần đầu tiên đƣợc đƣa vào báo cáo chính trị của Đại hội Đảng Cộng sản lần 17 của Trung Quốc cũng đã thu hút sự chú ý của báo chí nƣớc ngoài. Theo tờ Republica của Ý thì "các nƣớc châu Âu đang ngày càng quan tâm đến vai trò của Trung Quốc trong vấn đề bảo vệ môi trƣờng. Ô nhiễm môi trƣờng và biến đổi khí hậu là vấn đề mang tính toàn cầu, nếu không có sự tham gia của Trung Quốc thì không thể giải quyết trọn vẹn vấn đề này".

Khái niệm “xây dựng văn minh sinh thái” đƣợc Đảng Cộng sản Trung Quốc lần đầu đƣa vào điều lệ Đảng sửa đổi năm 2012. Cùng với xây dựng kinh tế, chính trị, xã hội và văn hóa, xây dựng văn minh sinh thái là một trong 5 trụ cột quan trọng trong sự nghiệp xây dựng Chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc. Việc Đề xƣớng cũng nhƣ đẩy mạnh xây dựng văn minh sinh thái đƣợc cho là biện pháp để Trung Quốc đối phó với tình trạng ô nhiễm nghiêm trọng hiện nay, thực hiện mục tiêu xây dựng xã hội hài hòa và phát triển bền vững.

70

Tăng cƣờng xây dựng văn minh sinh thái vừa là sự tiến bộ của hình thái văn minh, là sự hoàn thiện của chế độ xã hội, vừa có sự nâng cao về giá trị quan, là sự thay đổi phƣơng thức sản xuất và sinh hoạt, phù hợp với xu hƣớng phát triển của văn minh nhân loại.

Trung Quốc sẽ kiên trì chính sách tiết kiệm năng lƣợng và bảo vệ môi trƣờng, nỗ lực thúc đẩy phát triển xanh, phát triển tuần hoàn, phát triển ít các bon, tạo môi trƣờng sống tốt đẹp hơn cho ngƣời dân.

Thúc đẩy Văn minh sinh thái, cần thực hiện toàn diện tinh thần của Đại hội Đảng Cộng Sản lần 18, lấy quan điểm phát triển khoa học, lí luận “ ba đại diện” của Đặng Tiểu Bình làm tƣ tƣởng chỉ đạo, thành lập ý niệm Văn minh sinh thái tôn trọng tự nhiên, thích ứng tự nhiên, bảo vệ tự nhiên, kiên trì quyết sách cơ bản là tiết kiệm năng lƣợng và Bảo vệ môi trƣờng, kiên trì phƣơng trâm ƣu tiên tiết kiệm, ƣu tiên bảo vệ và khôi phục tự nhiên. Giúp sức cho việc xây dựng quan niệm sinh thái, hoàn thiện chế độ sinh thái, bảo vệ an toàn sinh thái, ƣu hóa môi trƣờng sinh thái, hình thành cụ diện không gian tiết kiệm TNTN và BVMT, hình thành kết cấu sản nghiệp, phƣơng thức sản xuất, phƣơng thức sinh hoạt.

Cần phải xử lý đúng đắn mối quan hệ đồng nhất giữa phát triển kinh tế và bảo vệ MTST, cần đẩy mạnh hơn nữa việc phát triển kinh tế xanh, phát triển tuần hoàn, phát triển sản nghiệp ít Cacbon, quyết không hi sinh môi trƣờng cho sự tăng trƣởng kinh tế. Thực hiện đồng nhất hệ thống kinh tế xanh, bảo hiểm xanh, cổ phiếu xanh, công trình xanh…tất cả đều đƣợc kiểm tra, đánh giá tác động môi trƣờng, sau đó mới đƣợc đƣa vào sản xuất, xây dựng. Hoàn thiện hệ thống khảo sát đánh giá kinh tế-xã hội, đƣa ra các chỉ số của tình hình xây dựng văn minh sinh thái thể hiện ở các mặt nhƣ:đƣa hiệu ích sinh thái, tiêu hao tài nguyên, phá hoại môi trƣờng …vào hệ thống đánh giá phát triển kinh tế - xã hội, thúc đẩy công tác xây dựng Văn minh sinh thái.

Tăng cƣờng tuyên truyền giáo dục Văn minh sinh thái, tăng cƣờng nhận thức sinh thái, nhận thức BVMT, nhận thức tiết kiệm toàn dân.

Một phần của tài liệu Vấn đề bảo vệ môi trường sinh thái ở Trung Quốc những năm đầu thế kỷ XXI (Trang 76 - 78)