Vấn đề môi trường không khí

Một phần của tài liệu Vấn đề bảo vệ môi trường sinh thái ở Trung Quốc những năm đầu thế kỷ XXI (Trang 47 - 48)

Các hoạt động tự nhiên và hoạt động phát triển của con ngƣời qua nhiều thế kỉ đã và đang gây nên sự biến đổi hàm lƣợng thành phần các chất khí vốn có trong không khí làm xuất hiện các chất khí nhân tạo khác trong khí quyển. Hiện tƣợng đó gọi là ô nhiễm không khí. Không khí được coi là bị ô nhiễm khi các thành phần của nó bị biến đổi, hoặc có sự hiện diện của các chất lạ gây tác hại đến sức khoẻ của con người và sinh vật khác, gây ra sự biến đổi bất thường đối với khí hậu, tài nguyên nước, đất trồng trọt và tác động tiêu cực khác đối với môi trường.[2; tr.38]

Các nguyên nhân gây ra ô nhiễm không khí có thể chia làm hai loại:

Các hoạt động tai biến tự nhiên (sự hoạt động của núi lửa; hiện tượng tự cháy của các sao băng; nạn cháy rừng tự nhiên, quá trình xói mòn bề mặt trái đất….); Các hoạt động nhân tạo ( Đốt nhiên liệu hoá thạch; công nghiệp luyện kim; công nghiệp hoá chất; sử dụng các hoá chất trong lâm nghiệp và

40

nông nghiệp; giao thông vận tải….).

Trên phạm vi toàn cầu, tình hình ô nhiêm không khí nghiêm trọng : Vào cuối những năm 1990 mức phát tán cacbonic (CO2) hàng năm xấp xỉ bằng 4 lần mức phát tán năm 1950 và hàm lƣợng CO2 đã đạt đến mức cao nhất trong những năm gần đây. Theo đánh giá của Ban liên Chính phủ về biến đổi khí hậu thì có bằng chứng cho thấy về ảnh hƣởng rõ rệt của con ngƣời đến khí hậu toàn cầu. Những kết quả dự báo gồm việc dịch chuyển các đới khí hậu, những thay đổi trong thành phần loài và năng suất các hệ sinh thái (HST), sự gia tăng hiện tƣợng thời tiết khắc nghiệt và những tác động đến sức khoẻ cong ngƣời. Các nhà khoa học cho biết, trong vòng 100 năm trở lại đây, Trái đất nóng lên khoảng 0,50c và trong thế kỉ này tăng từ 1,50

C- 4,50C so với nhiệt độ ở thế kỉ XX. Trái đất nóng lên có thể mang đến bất lợi đó là: Mực

nước biển có thể dâng cao 25 đến 140cm; thời tiết thay đổi dẫn đến gia tăng

tần suất thiên tai nhƣ gió, bão, hoả hoạn, lũ lụt…ảnh hƣởng đến sự sống của loài ngƣời một cách trực tiếp và gây ra những thiệt hại kinh tế nghiêm trọng.[23]

Tình hình ONKK của Trung Quốc hiên nay rất nghiêm trọng. Theo báo cáo đƣợc công bố của Tổ chức y tế thế giới năm 2005, trong 10 thành phố ONKK nghiêm trọng nhất thế giới thì Trung Quốc chiếm tới 7 thành phố. Các hợp chất gây ONKK trong không khí của Trung Quốc rất lớn (SO,CO, NO,HC), khí bụi công nghiệp nghiêm trọng đều vƣợt mức chuẩn. Theo số liệu kiểm tra năm 2006 trong 599 thành phố đƣợc kiểm tra, các thành phố đạt tiêu chuẩn cấp 1, cấp 2, cấp 3 và trên cấp 3 lần lƣợt là 4,3%; 58,1%; 28,5%; 9,1%[2]

Một phần của tài liệu Vấn đề bảo vệ môi trường sinh thái ở Trung Quốc những năm đầu thế kỷ XXI (Trang 47 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)