6. Cấu trúc luận văn
2.1.2.2. Giai đoạn 196 5 1975
Vào cuối năm 1965, VNTTX nhận Chỉ thị số 225 TG/TW phải mở rộng mạng lưới phóng viên thường trú mạnh ở các địa phương để phản ánh kịp thời mọi diễn biến của tình hình mới, đồng thời chi viện đắc lực cho TTXGP ruột thịt.
Cùng đội ngũ phóng viên, biên tập viên không ngừng lớn mạnh trong mọi hoàn cảnh cộng với việc luôn ý thức vai trò của những người làm tin thông tấn, trong suốt cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, VNTTX đã không bỏ sót một sự kiện trong nước và quốc tế quan trọng nào. 70% - 80% lượng thông tin có ích (kể cả thông tin dự báo) đã được cung cấp cho TW góp phần vào việc phân tích thời cuộc, quyết định đối sách, về chiến thuật và sách lược đấu tranh trong những tình thế ngặt nghèo nhất.
Ngày 2/9/1969, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra đi đã để lại những đau xót lớn lao cho toàn dân tộc Việt Nam và nhân dân yêu chuộng hòa bình trên thế giới. Sinh thời, Bác duyệt trực tiếp nhiều tin, bài của VNTTX, căn dặn về nghề báo, phương thức tác nghiệp đối với phóng viên. Bác đọc những tin người tốt, việc tốt của VNTTX từng ngày (cơ quan cắt thành bản riêng gửi Bác). Bác thưởng huy hiệu cho
một số cá nhân được biểu dương thông tin. Bác xem và liên tục nhận xét tin của VNTTX, cả tin phổ biến cũng như tin tham khảo, chỉ cho VNTTX những thiếu sót (kể cả những từ dịch sai, phiên âm không chuẩn).
Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử mùa Xuân 1975 diễn ra, phóng viên VNTTX và TTXGP đã sát cánh nhau trên từng mũi tiến quân, có mặt trong năm cánh quân tiến vào giải phóng Sài Gòn, có mặt ở tất cả các địa phương trong ngày toàn thắng. Ngày 30/4/1975, cùng với lực lượng quân giải phóng, phóng viên, nhân viên kỹ thuật, cán bộ VNTTX và TTXGP có mặt tại Sài Gòn ngay trong giờ phút đầu tiên đất nước hoàn toàn giải phóng, chứng kiến nội các Dương Văn Minh bị bắt tại Dinh Độc lập, ghi lại bằng tin, bài, ảnh kịp thời gửi về Hà Nội và Tây Ninh (TTXGP), báo giờ cáo chung của chế độ Sài Gòn được Mỹ nuôi dưỡng 30 năm, để có bài tường thuật kịp đăng trên tất cả các báo hàng ngày ở miền Bắc. Ở Hà Nội ngày 30/4/1975, bộ phận theo dõi đặc biệt về thông tin tại chiến trường của VNTTX do đ/c Hồ Tiến Nghị phụ trách đã báo cáo trước tiên lên Bộ Chính trị và Bộ Tổng chỉ huy tin quân đội ta vào Sài Gòn và Dinh Độc lập. Trước cơ quan VNTTX - số 5 Lý Thường Kiệt, nhân dân đứng đông nghịt như một ngày hội chờ tin giải phóng Sài Gòn và khi thấy tiếng nổ giòn giã của băng pháo dài suốt từ nóc nhà số 5 Lý Thường Kiệt thả xuống, tiếng reo hò của quần chúng làm nức lòng người. Đó là tiếng pháo đầu tiên ở Hà Nội mừng ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất Tổ quốc (trước đó, TW thông báo cho các cơ quan khi pháo nổ ở VNTTX là báo hiệu giờ toàn thắng).