6. Cấu trúc luận văn
3.1.3.3. Tác nghiệp tại các giải đấu thể thao quốc tế
TTXVN có 27 phân xã thường trú tại các thành phố trên khắp thế giới, do vậy các giải đấu thể thao quốc tế, các phóng viên thường trú tại thành phố nơi diễn ra sự kiện sẽ có trách nhiệm đưa tin về Tổng xã. Gần đây, TTXVN có tăng cường thêm các phóng viên ở Tổng xã đi dự các giải đấu thể thao quốc tế, phối hợp đưa tin với các phóng viên thường trú nhằm tăng hiệu quả và chất lượng thông tin, tạo tính cạnh tranh đối với các cơ quan thông tấn báo chí trong nước và quốc tế.
Olympic Bắc Kinh 2008 là đợt thử nghiệm về việc tăng cường phóng viên thực
hiện đưa tin và phối hợp giữa các phóng viên trong quá trình tác nghiệp. Phóng viên Tùng Lâm và Tuấn Đạt (báo Thể thao & Văn hóa) là hai phóng viên TTXVN được tăng cường từ Hà Nội sang Bắc Kinh 3 ngày trước lễ khai mạc. Tại đây, đã có trưởng phân xã Bắc Kinh - Nguyễn Xuân Chính và phóng viên thường trú Lê Vĩnh Hà. Ngay lập tức, cả nhóm bắt tay vào công việc. Anh Chính nhanh chóng tiếp cận với Trưởng đoàn thể thao Việt Nam - Hoàng Vĩnh Giang, để phỏng vấn nóng. Các phóng viên còn lại mỗi người mỗi việc cũng bám sát các đội tuyển thể thao của đoàn Việt Nam, các VĐV để thu thập thông tin, hình ảnh.
Tuy nhiên, anh Chính đã thông báo một tin không hay: Không ai trong số 6 phóng viên TTXVN (gồm 3 phóng viên phân xã Bắc Kinh, 2 phóng viên từ Hà Nội, 1 phóng viên từ Hồng Công) đưa tin về Olympic có được chiếc thẻ tác nghiệp chính thức của đại hội. Uỷ ban Olympic quốc tế (IOC) chỉ cấp cho Việt Nam năm thẻ và Uỷ ban Olympic Việt Nam với lập luận “được toàn quyền quyết định” đã phân phát năm thẻ này cho các báo ngành, gồm: Thể thao Việt Nam, Thể thao TP.HCM, Điện
ảnh Thể thao. Hai chiếc còn lại thuộc về hai quan chức của đoàn thể thao Việt Nam.
có được những tấm thẻ vào làm việc tại Trung tâm báo chí. Điều này đồng nghĩa với việc được có mặt tại các điểm thi đấu của Olympic là không thể. Còn việc mua vé vào sân cũng rất khó vì vé đã bán hết 98% từ trước đó nửa tháng, vé chợ đen lại quá cao.
Ngay buổi tối hôm đó, đoàn phóng viên TTXVN đã có cuộc họp triển khai công tác và nhất trí phương thức tác nghiệp của đoàn trong đợt thông tin đặc biệt này là vượt khó, đa dạng, sáng tạo, thích hợp hoàn cảnh và tự vượt sức mình.
Với kinh nghiệm về nghiệp vụ, các phóng viên đều chủ động liên hệ qua các đầu mối thông tin là các thành viên đoàn thể thao Việt Nam đang biệt lập trong Làng VĐV và cả với Hà Nội, lấy được những thông tin nóng hổi. Tuy không được vào trực tiếp các địa điểm thi đấu, nhưng các phóng viên qua sự phối hợp lẫn nhau đều bám sát từ các “động tĩnh” liên quan Olympic, các điểm nóng bên lề ở Bắc Kinh đến muôn mặt đời thường trong Olympic, không khí chuẩn bị nhiệt thành của các tình nguyện viên; từ công việc cần mẫn của người quét rác, đến các điểm sinh hoạt ngoài trời sôi động suốt quá trình diễn ra Olympic… Các bài nhận định, phỏng vấn về tình hình chung các cuộc đua tranh huy chương của các cường quốc thể thao tại
Olympic cũng được các phóng viên thực hiện, tổng hợp, biên tập rồi gửi về Tổng
xã. Tất cả đều là những tin, bài đảm bảo tính nhanh nhạy, hấp dẫn và chính xác. Cùng với việc phối hợp nhuần nhuyễn, uyển chuyển, hiệu quả cao, chất lượng tốt giữa các phóng viên chính là sự chỉ đạo sát sao, chân tình của trưởng phân xã - Nguyễn Xuân Chính. Anh phân công công việc cho từng người theo sở trường. Sức làm việc của anh còn rất đáng nể khi không bỏ qua bất cứ cuộc tranh tài nào của
Olympic được phát trên tivi, theo sát các nguồn thông tin để kịp thời định hướng
đưa tin… Thực tế thì đợt thử nghiệm đã đạt được thành công ngoài mong đợi, các phóng viên tham gia đều hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, không những đáp ứng yêu cầu thông tin cho Tổng xã mà còn gửi tin, bài, phóng sự truyền hình cho các bộ phận như Trung tâm Nghe nhìn (nay là Truyền hình Thông tấn), báo Tin tức… Từ đây, TTXVN có thể nghĩ đến việc cử các phóng viên đa năng (vừa viết tin, chụp
cũng chính là lúc để TTXVN khẳng định vị thế của mình và cũng là cơ hội để các phóng viên được lựa chọn thể hiện bản thân.
Ngoài việc tăng cường phóng viên ở Olympic, BLĐ còn tổ chức phối hợp thông tin về Đại hội thể thao Đông Nam Á lần thứ 25 (SEA Games 25) diễn ra vào tháng 11/2009 với Thông tấn xã Pathét Lào (KPL). Nhiệm vụ của đoàn phóng viên lên đến 15 người tham gia là vừa đảm nhiệm công tác thông tin cho các ban biên tập, các tòa soạn ở Tổng xã… vừa hợp tác với KPL. Đoàn đã xác định mục tiêu hàng đầu là phải cố gắng hết mình để quảng bá tốt nhất thương hiệu TTXVN ở một sự kiện thể thao khu vực lớn như SEA Games. Ở thủ đô Viêng Chăn, các phóng viên hầu như đều gặp khó khăn khi đi lại và xác định các địa điểm thi đấu, do vậy trên tay ai cũng phải mang theo một tấm bản đồ. Phương châm tác nghiệp của đoàn là luôn luôn sẵn sàng ghi lại những khoảnh khắc, những sự kiện, các vấn đề thời sự thể thao nóng bỏng để chuyển về Tổng xã một cách nhanh nhất, đáp ứng nhu cầu sản xuất thông tin của TTXVN.
Các phóng viên KPL trong những ngày diễn ra SEA Games 25 và đoàn phóng viên TTXVN luôn gắn bó như anh em một nhà. Phóng viên TTXVN còn tìm hiểu kỹ về tình hình của các đội tuyển nước bạn tham gia thi đấu, trao đổi thông tin với các đồng nghiệp KPL, tìm những góc hình đẹp, thông tin quý báu của đoàn thể thao Lào trong lần đầu tiên tham dự SEA Games với tư cách chủ nhà. Kết thúc SEA
Games 25 trên đất Lào, đoàn phóng viên TTXVN đã phản ánh sinh động sự kiện
qua gần 900 bức ảnh, khoảng 90 tin phát mạng, hàng trăm tin, bài trên các tờ báo, trang điện tử của TTXVN và cả những sản phẩm trên hai tờ báo của KPL được đánh giá là “nhiều màu sắc mới”, in đậm dấu ấn hợp tác giữa cơ quan thông tấn hai nước. Qua đó, các phóng viên trong đoàn cũng có thêm những kinh nghiệm quý báu trong một đợt công tác thông tin đột xuất ở nước ngoài và cảm nhận được nhiều hơn về quan hệ hữu nghị đặc biệt giữa hai nước Việt Nam - Lào.
Quá trình tác nghiệp tại các giải đấu thể thao quốc tế của phóng viên TTXVN mà hai giải thi đấu trên đây là điển hình đã rút ra được Quy trình sản xuất tin phù hợp cho những lần tác nghiệp sau:
- Đoàn phóng viên từ Tổng xã cùng với phóng viên phân xã thường trú tại nơi diễn ra sự kiện tiếp cận với các đầu mối thông tin: Các thành viên trong đoàn thể thao Việt Nam, VĐV. Chủ động phối hợp với nhau, phân công nhiệm vụ, lên kế hoạch tác nghiệp.
- Phóng viên liên hệ, trao đổi với các đoàn thể thao nước ngoài, các phóng viên quốc tế hoặc là có sự thỏa thuận phối hợp từ trước (như SEA Games 25 phối hợp với KPL) để có thêm nguồn tin. Đặc biệt phải nắm rõ các địa điểm thi đấu, lịch thi đấu để theo sát các cuộc thi, kịp thời đưa tin về kết quả thi đấu, cập nhật thứ hạng trong bảng tổng sắp huy chương…
- Ngoài việc thu thập thông tin, diễn biến của các cuộc thi đấu là các thông tin bên lề, đội ngũ tình nguyện viên, người dân địa phương, du khách quốc tế… để thông tin luôn hấp dẫn, phong phú, thiết thực lại tăng hiệu quả, chất lượng, đáp ứng yêu cầu cung cấp thông tin cho các cơ quan thông tấn, báo chí.
- Sau khi thu thập thông tin, kết quả thi đấu… từ các nguồn tin, phóng viên trực tiếp tổng hợp, viết tin, bài, biên tập rồi gửi sản phẩm về Tổng xã.
Chính những đợt công tác này với sự tham gia đông đảo của rất nhiều quốc gia trên thế giới cùng nhiều hãng thông tấn quốc tế, Quy trình sản xuất tin do các đoàn phóng viên thực hiện sẽ góp phần quảng bá thương hiệu, uy tín cho TTXVN với bạn bè quốc tế. Qua đây, Quy trình sản xuất tin nói chung của TTXVN cũng ngày càng hoàn thiện để nâng cao chất lượng, hiệu quả cạnh tranh thông tin.