Vai trò của việc thẩm định, nhận xét tin, bài

Một phần của tài liệu Quy trình sản xuất tin của Thông tấn xã Việt Nam - Những thành công và hạn chế (Trang 133 - 142)

6. Cấu trúc luận văn

3.3.6. Vai trò của việc thẩm định, nhận xét tin, bài

Hàng ngày tin, bài của phóng viên các phân xã trong nước gửi về được BBT TTN và BBT TKT phát lên mạng. Phòng QLPXĐP có nhiệm vụ thẩm định lại tất cả các tin, bài này, điều chỉnh điểm đối với từng tin, bài sao cho đúng với quy chế cho điểm, cố gắng không để phóng viên bị thiệt, nhưng cũng không để lọt những tin, bài viết chưa đạt yêu cầu mà lại được điểm quá cao, chưa tương xứng với chất lượng.

Ví dụ, có những bài rất dài (3, 4 trang), có cả tít to, tít nhỏ, nhưng đọc kỹ thấy nội dung bài viết toàn chi tiết cũ, đã đưa trong những tin, bài trước, ban biên tập cho trên 60 điểm, nhưng khi thẩm định lại chỉ còn 35 điểm (không đạt chất lượng). Trong khi đó, có những tin đưa kịp thời, nêu vấn đề mới, dù chỉ là tin ngắn (biên tập cho 30 điểm) nhưng khi Phòng QLPXĐP thẩm định lại thì cho trên 40 điểm để đúng công sức đầu tư của phóng viên. Ngoài ra, thông qua thẩm định, Phòng QLPXĐP chọn những tin, bài chất lượng (thường gọi là tin, bài hay, nêu vấn đề để

đề nghị Bộ Biên tập khen thưởng khoảng 60 tin, bài/tháng); đồng thời nhận xét

Có phóng viên ở một phân xã trong hai ngày liền được phát hai bài khá dài về bò sữa của một tỉnh, nội dung thông tin mâu thuẫn, có biểu hiện chẻ tin và viết theo yêu cầu của cơ sở. Phòng QLPXĐP chỉ cho điểm một bài đạt chất lượng, còn bài sau cho điểm không đạt chất lượng và nhận xét: “Có cần phải viết nhiều bài về bò

sữa trong thời gian không xa nhau thế này?”.

Để làm tốt khâu thẩm định, nhận xét tin, bài của phóng viên, ngoài năng lực của từng người trong Phòng QLPXĐP (phải có chuyên môn nghiệp vụ từ khá trở lên, chưa nói là giỏi, trưởng thành từ phóng viên, biên tập, có kinh nghiệm nghề

nghiệp), đòi hỏi mỗi người phải công tâm, thẩm định trên cơ sở nội dung thông tin,

chứ không xem tên phóng viên để cho điểm. Phải công nhận rằng, với nhiệm vụ thẩm định, Phòng QLPXĐP đã góp phần đảm bảo tính công bằng thông tin trong Quy trình sản xuất tin mà bộ phận chịu ảnh hưởng trực tiếp là đội ngũ phóng viên phân xã, gián tiếp qua đó là chất lượng thông tin trong nước cũng được nâng cao.

Trong quá trình nhận xét tin, bài của phóng viên phân xã, Phòng QLPXĐP luôn làm kỹ và thường hoàn thành vào sáng thứ năm hàng tuần để phát lên mạng cho tất cả các phóng viên phân xã biết và rút kinh nghiệm trong công tác thông tin. Bản nhận xét gồm hai mảng: Thông tin trong nước (tin nội chính, ngoại giao, văn hóa, xã hội…) và phần thông tin kinh tế. Nhận xét đề cập khá kỹ từng mảng đề tài, nội dung tin mà phóng viên đã thông tin. Ngoài ra, còn có nhận xét rất cụ thể, rõ ràng đối với từng tin, bài, đồng thời gợi ý cho phóng viên những vấn đề cần phải viết ngay, viết sâu và kỹ cùng những vấn đề cần phải tập trung thông tin thành tuyến và dài hơi hơn. Chẳng hạn, trong đợt tin về công tác phòng chống dịch heo tai xanh năm 2010 vừa qua, cùng với sự chỉ đạo của Bộ Biên tập, Phòng QLPXĐP đã gợi ý, nhận xét, chỉ ra rất cụ thể những chủ đề, đề tài, nội dung cần thông tin đối với từng địa phương và vùng xảy ra dịch, khi nào viết tin, khi nào viết bài sâu, phỏng vấn, điều tra. Chính vì vậy mà Quy trình sản xuất tin loại này luôn được duy trì với chất lượng tốt.

Hay ở một số tỉnh thuộc ĐBSCL có phóng viên thường xuyên viết về chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, nhưng cứ lặp đi lặp lại

cây lúa - con tôm - giải pháp, bài học” đọc đến nhàm chán, toàn tư liệu cũ, viết theo báo cáo, nhận định, đánh giá của địa phương. Phòng QLPXĐP đã nhận xét từng bài viết rất cụ thể, chi tiết, đề nghị không viết lặp lại nhiều, nên chọn vấn đề mới để thông tin. Nhờ đó mà tin của phóng viên này chuyển biến hẳn.

Cũng có phân xã trong vòng 4 tháng, cả 3 phóng viên viết 3 tin, bài về phát triển kinh tế trang trại ở một huyện, nội dung mâu thuẫn và ít chi tiết mới; trước đó cả ba phóng viên của phân xã này cũng đã viết ba tin biểu dương một huyện có nhiều hộ sản xuất giỏi, nhưng số liệu thông tin trùng lặp, nội dung có chỗ lại “đá” nhau. Để xảy ra tình trạng này, cái chính là do tổ chức thông tin không tốt và bỏ qua khâu duyệt tin. Nhận rõ điều đó, Phòng QLPXĐP không chỉ nhận xét từng tin, bài mà còn đưa ra những ý kiến rất cụ thể để tổ chức thông tin của phân xã và góp ý thẳng thắn với trưởng phân xã về trách nhiệm trong khâu duyệt tin, bài.

Vô hình chung, khâu thẩm định, nhận xét tin, bài của phóng viên phân xã mà Phòng QLPXĐP thực hiện đã góp phần bổ khuyết những thiếu sót trong Quy trình sản xuất tin. Đây thực sự là một khâu quan trọng, nếu làm tốt trên tinh thần trách nhiệm cao, vì đồng nghiệp, vì sự nghiệp của ngành mà trong đó việc đổi mới Quy trình sản xuất tin đóng một vai trò lớn, góp phần thúc đẩy, nâng cao chất lượng thông tin. Nhưng để làm tốt, phát huy được hiệu quả của công tác này cần chú ý quan tâm nhiều hơn nữa đến yếu tố con người. TTXVN hiện đã có đội ngũ thu thập, viết tin, bài đông đảo - phóng viên phân xã có khả năng tác chiến, nếu lại có những người làm công tác quản lý, chỉ đạo, thẩm định, nhận xét, gợi ý sắc sảo thì chắc chắn mảng thông tin địa phương sẽ đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ thông tin của ngành. Vì vậy, phải chọn lựa, có kế hoạch bồi dưỡng, đào tạo để có đội ngũ chuyên viên, phóng viên giỏi đáp ứng yêu cầu quan trọng này.

* Tiểu kết chương 3

Với các công đoạn của Quy trình sản xuất tin được xây dựng trên cơ sở lý luận và thực tiễn báo chí hiện đại trong nước cũng như trên thế giới, tình hình thực hiện đã có những kết quả và nhất định về chất lượng, hiệu quả thông tin. Điều quan

trọng, quy trình này có thể linh động thay đổi để luôn phù hợp trong những trường hợp thông tin đặc biệt, đảm bảo tính nhanh nhạy, chính xác của tin TTXVN. Riêng hoạt động của phóng viên thường trú tại các phân xã trong nước, bộ phận luôn sản xuất ra khối lượng tin chiếm khoảng 80% sản phẩm của BBT TTN hàng năm, đã có nhiều cố gắng khi thực hiện Quy trình sản xuất tin dù điều kiện ở một số địa phương miền núi, vùng cao còn nhiều khó khăn. Đó cũng là sự nỗ lực nói chung của cả đội ngũ sản xuất tin TTXVN.

Thành công lớn nhất mà Quy trình sản xuất tin đạt được chính là sự thống nhất của các công đoạn, tính đồng bộ cao trong quá trình thực hiện của những phóng viên, biên tập viên, nhân viên kỹ thuật tham gia vào quy trình. Tất cả vì mục đích không ngừng nâng cao chất lượng, hiệu quả của sản phẩm tin TTXVN. Và tất nhiên, bên cạnh thành công luôn tồn tại những hạn chế, đó là bất cập trong công tác thông tin, một số cách thể hiện sản phẩm thông tin còn chưa phù hợp, giữa các mạng lưới phân xã trong nước còn chưa phối hợp chặt chẽ...

Chính những thành công và hạn chế đó là nền tảng cho Quy trình sản xuất tin lý tưởng như một cái đích lớn mà đội ngũ những người làm tin thông tấn đang hướng tới để đảm chất lượng, hiệu quả thông tin cũng như chức năng, nhiệm vụ của TTXVN. Trong xu thế mới, tin hiện đại dường như đóng vai trò chủ đạo trong các thể loại báo chí. Đây là cơ hội để “ngân hàng tin” TTXVN phát huy tối đa công tác nghiệp vụ của mình, trở thành đầu mối thông tin thực sự tin cậy cho các cơ quan báo chí truyền thông không chỉ trong nước mà cả trong khu vực và quốc tế. Mục tiêu đó có thể khó khăn với bối cảnh kinh tế - xã hội đất nước nhưng không phải là không thể. Thuận lợi lớn nhất mà TTXVN có được là Đảng và Nhà nước trong mọi thời kỳ, nhất là trong xu thế hội nhập như hiện nay, luôn dành sự quan tâm thiết thực cho ngành thông tấn, luôn coi đây là cơ quan thông tin chính thống và chủ lực của đất nước. Những thành công và hạn chế của Quy trình sản xuất tin của TTXVN ở thời điểm này phải là động lực để quy trình ngày càng hoàn thiện hơn, đi cùng với sự phát triển của TTXVN nói chung.

KẾT LUẬN

Thông tin là nhu cầu thiết thực của cuộc sống con người, xã hội càng phát triển thì nhu cầu đó càng nâng cao, có khi nó trở nên mãnh liệt với nhiều tầng lớp công chúng. Tin của TTXVN là một bộ phận không thể tách rời nếu không muốn nói là chính yếu trong đời sống báo chí Việt Nam. Tất nhiên, tin thông tấn cũng nằm trong dòng chảy của xã hội, theo xu thế phát triển của thời đại. Hoạt động của TTXVN hiện nay được coi như hoạt động của một tập đoàn báo chí lớn, gắn liền với hoạt động của các bộ phận là các tòa soạn, các phòng chức năng, kỹ thuật… Tuy vậy, chức năng chính của TTXVN vẫn là thông tin, đảm bảo nguồn tin của cả một quốc gia, vừa là đối nội, vừa là đối ngoại.

Quy trình sản xuất tin là một khuôn mẫu bao gồm các công đoạn thực hiện để một đội ngũ phóng viên, biên tập viên bằng hoạt động nghiệp vụ của mình hình thành ra sản phẩm tin. Quy trình sản xuất tin có tốt thì sản phẩm tin mới tốt được bởi nó như một điều kiện cần để đạt được mục đích. Dẫu rằng hoạt động báo chí lâu nay là một quá trình sáng tạo đối với những người tham gia nó, nhưng ngoài những cái riêng hay cụ thể là phong cách của mỗi cá nhân thì luôn cần một yếu tố thống nhất. Điều đó như một sự bắt buộc, mà việc xây dựng một quy trình sản xuất tin thống nhất không nằm ngoài yếu tố bắt buộc đó. TTXVN đang phát triển lớn mạnh cùng với xu thế phát triển của xã hội nói chung và báo chí nói riêng. Đây cũng là cơ hội để đội ngũ phóng viên, biên tập viên - những người trực tiếp thực hiện Quy trình sản xuất tin có định hướng trong công tác thông tin của mình.

Báo chí hiện nay chịu tác động mạnh mẽ bởi xu hướng thương mại hóa và chính hoạt động báo chí đang trở thành một ngành kinh tế phát triển, là một bộ phận của nền kinh tế thế giới. Mạng lưới tin TTXVN hoạt động theo xu hướng đó nên cũng luôn cần những nguyên tắc trong kinh doanh. Sản phẩm tin lúc này được đem ra mua bán, trao đổi, phục vụ lợi ích của cả hai bên. Do vậy, Quy trình sản xuất tin cũng phải phục vụ cho mục đích thương mại trên cơ sở tạo ra sản phẩm tin chất lượng và hiệu quả nhất, đồng thời góp phần để thương hiệu TTXVN phải là một

thương hiệu thông tin uy tín với khách hàng trong nước và quốc tế. Quá trình toàn cầu hóa kinh tế và cùng với đó là toàn cầu hóa báo chí trong một không gian thông tin mở đang là một bước phát triển của văn minh nhân loại, là thành tựu chung của loài người. Tuy nhiên, không vì điều đó mà báo chí trong toàn cầu hóa mất đi bản chất chính trị. Đây cũng chính là thách thức của tin TTXVN trong việc giữ vững lập trường chính trị, nội dung tư tưởng theo đường lối, chủ trương của Đảng và Nhà nước. Và một thực tế mà tin TTXVN cũng như Quy trình sản xuất tin phải luôn xác định là quan điểm của Đảng với báo chí trong quá trình hội nhập luôn kiên quyết cổ vũ mạnh mẽ sự nghiệp đổi mới, bảo vệ vững chắc chủ quyền đất nước và định hướng xã hội chủ nghĩa.

Một xu thế tất yếu của báo chí hiện đại nữa là vấn đề cạnh tranh thông tin, nhất là trong thời đại công nghệ số bùng nổ thì việc cạnh tranh càng trở nên gay gắt và mạnh mẽ. Giữa các tập đoàn báo chí quốc tế, các hãng thông tấn, hay ngay các cơ quan báo chí trong cùng một quốc gia cũng có sự cạnh tranh hàng ngày, hàng giờ. Yếu tố nhanh nhạy, kịp thời, chính xác của thông tin luôn được đặt lên hàng đầu. Đó là chưa nói đến chất lượng, hiệu quả thông tin cũng quan trọng không kém. Tin TTXVN đương nhiên phải không ngừng đổi mới, lớn mạnh để có thể cạnh tranh một cách sòng phẳng, lành mạnh với các hãng thông tấn quốc tế hay các cơ quan báo chí trong nước mà vẫn đảm bảo chức năng tuyên truyền và vai trò thông tin chính thống của quốc gia. Quy trình sản xuất tin phải coi đó là tiêu chuẩn để xây dựng một cách phù hợp, cho ra những sản phẩm tin đủ sức đáp ứng được những

yêu cầu của việc cạnh tranh thông tin. Đặc biệt, đội ngũ phóng viên, biên tập viên

nhờ vậy cũng không ngừng nâng cao kỹ năng nghiệp vụ trong quá trình thực hiện quy trình. Hiện nhiều phóng viên trẻ thường trú tại các phân xã địa phương đã có ý thức rất cao trong quá trình làm tin, từ việc tạo nguồn tin, săn tin đến cách thức thể hiện thông tin. Và kết quả là TTXVN luôn có được những tin “nóng hổi”, có yếu tố phát hiện, thu hút được lượng khách hàng truy cập cao. Đây chính là hiệu quả thực tế đạt được nếu biết cách áp dụng quy trình một cách hợp lý cho đội ngũ phóng viên, biên tập viên khi sản xuất tin.

Quy trình sản xuất tin tốt, hợp lý và có thể linh động với nhiều trường hợp đặc biệt để luôn cho ra những sản phẩm tin chất lượng, hiệu quả là vấn đề xuyên suốt

mà nội dung luận văn đã tập trung giải quyết. Trên cơ sở lý luận tin hiện đại, chức

năng, nhiệm vụ tin thông tấn cũng như thực tiễn làm tin của TTXVN trải qua các thời kỳ, luận văn đã khái quát, xây dựng được một Quy trình sản xuất tin hoàn

chỉnh, thống nhất để các phóng viên, biên tập viên của TTXVN có thể áp dụng

được vào quá trình làm tin. Thành công và hạn chế là tất yếu, làm tiền đề cho sự phát triển của Quy trình sản xuất tin, đồng thời, chất lượng, hiệu quả tin TTXVN cũng luôn đáp ứng được những ưu việt của tin hiện đại về sự nhanh nhạy, kịp thời, chính xác và hấp dẫn.

Mọi sự vật, hiện tượng luôn vận động liên tục với các chiều hướng khác nhau. Quy trình sản xuất tin theo thời gian cũng có sự vận động tất yếu ấy, tuy nhiên bản chất của nó là không thể thay đổi dựa trên nguyên tắc hoạt động của TTXVN, cơ quan thông tin chính thống của Đảng và Nhà nước. Luôn đổi mới trong một nền tảng sẵn có để luôn thích nghi có thể coi là tiêu chí thiết thực mà Quy trình sản xuất tin của TTXVN cần hướng tới./.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

A. Sách tiếng Việt

1. Trương Đức Anh, Ngô Kim Oanh, Nguyễn Thị Tâm (2005), Thông tấn xã

Việt Nam năm thứ 60 (1945-2005), Nxb Thông tấn, Hà Nội.

2. Lê Thanh Bình (2004), Quản lý và phát triển báo chí - xuất bản, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

3. Hồng Chương (1997), Tìm hiểu lịch sử báo chí Việt Nam, Nxb Sách giáo khoa Mác - Lênin, Hà Nội.

4. Đức Dũng (2000), Viết báo như thế nào, Nxb Văn hóa - Thông tin, Hà Nội.

5. Ngọc Đản (1995), Báo chí với sự nghiệp đổi mới, Nxb Lao Động, Hà Nội. 6. Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần VI, Nxb Sự thật, Hà Nội.

7. Hà Minh Đức chủ biên (1997), Báo chí - những vấn đề lý luận và thực

Một phần của tài liệu Quy trình sản xuất tin của Thông tấn xã Việt Nam - Những thành công và hạn chế (Trang 133 - 142)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)