Phóng viên phân xã thường trú tại miền núi, vùng cao

Một phần của tài liệu Quy trình sản xuất tin của Thông tấn xã Việt Nam - Những thành công và hạn chế (Trang 100 - 103)

6. Cấu trúc luận văn

3.1.4.1. Phóng viên phân xã thường trú tại miền núi, vùng cao

Miền núi, vùng cao hay hay vùng sâu, vùng xa là những địa bàn rất khó khăn trong quá trính tác nghiệp, đi lại, đời sống kinh tế của đồng bào của các dân tộc nơi đây cũng bị ảnh hưởng rất nhiều bởi điều kiện tự nhiên, khí hậu khắc nghiệt. Các phân xã thường trú ở các tỉnh Tây Bắc, Tây nguyên, hay các tỉnh như Nghệ An, Thanh Hóa, Quảng Nam… đều có những đặc thù riêng trong quá trình tác nghiệp so với các phân xã ở những nơi các điều kiện đi lại, sinh hoạt thuận tiện hơn. Điều này

cũng ảnh hưởng nhiều đến Quy trình sản xuất tin mà phóng viên phải tự thích ứng, điều chỉnh sao cho phù hợp với quá trình tác nghiệp của mình mà vẫn đảm bảo các yêu cầu của tin thông tấn.

Phóng viên phân xã Lai Châu - Chu Mạnh Hùng đã cho biết phần nào về những trở ngại, khó khăn trong quá trình làm nhiệm vụ của mình, một phóng viên thường trú tại địa bàn vùng cao. Trên hết, với tinh thần vượt khó để hoàn thành nhiệm vụ, anh Hùng cũng như các đồng nghiệp khác cùng hoàn cảnh vẫn luôn biết cách vượt qua, đáp ứng tốt chất lượng, hiệu quả tin, bài. Ở một tỉnh nghèo và lạc hậu nhất cả nước như Lai Châu, phóng viên phân xã thường trú như anh Hùng đôi lúc tủi thân khi khá nhiều người không biết gì về chức năng, nhiệm vụ của TTXVN. Tuy nhiên, vẫn có những lời động viên đúng lúc về tính nhanh nhạy, kịp thời của tin thông tấn để phóng viên được tiếp thêm động lực cho công việc. Thời gian tỉnh Lai Châu mới thành lập (1/1/2004 - tách từ tỉnh Lai Châu cũ thành Điện Biên và Lai Châu), phân xã còn chưa có tên, anh Hùng hoạt động với tư cách phóng viên thường trú, điều kiện văn phòng, trang thiết bị còn rất thiếu thốn. Phải đến ngày 18/5/2006, BLĐ mới đầu tư cho các phương tiện kỹ thuật và văn phòng thì điều kiện công việc mới tạm ổn.

Anh Hùng kể về một chuyến tác nghiệp khi được trưởng phân xã giao nhiệm vụ đưa tin về hoạt động vận động bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XI. Khi đoàn từ huyện Mường Tè quay về thì anh được lệnh phải có tin về hoạt động bầu cử sớm tại các xã đặc biệt khó khăn của địa phương. Anh Hùng liện chọn xã Pa Ủ, một địa bàn khó khăn nhất, chưa có đường ôtô đến trung tâm, 100% số hộ đều là người dân tộc La Hủ (còn gọi là người Lá Vàng). Hơn nữa, anh có thể đi cùng với một ứng cử viên cũng là người ở xã này và anh Thàn Hu Sa, cán bộ xã ra huyện công tác trở về.

Quãng đường 40km thì 20km đầu ba người được ngồi trên chiếc xe vốn là xe cứu thương cũ của Liên Xô ngày xưa, 20km còn lại thì ba người bạn đồng hành bắt đầu hành trình… cuốc bộ. Con đường đèo dốc trong cái nắng thiêu đốt mà không có lấy một khe nước cạn. Cuối cùng, anh cũng tìm được một bụi chuối và khoét từ hốc ra một ngụm nước nhỏ. Về đến UBND xã thì đã 2 giờ chiều sau cuộc hành trình từ

sáng. Đó chỉ là ngôi nhà gỗ tạm coi là chắc chắn. 9 giờ sáng hôm sau, tổ bầu cử ở bản Thăm Pa vẫn chưa tiến hành bầu, phải để nhà báo hô hào mọi người dọn dẹp lớp học bằng tre nứa đã sập nửa mái. Xong việc, anh Hùng phải trở về để kịp đưa tin. Quãng đường đi mất nửa ngày giờ còn 4 tiếng. Về đến trung tâm huyện Mường Tè, anh Hùng tranh thủ viết tin rồi ra bưu điện huyện nhờ fax về Tổng xã thì đã 7 giờ tối, cô nhân viên trực về ăn cơm. Anh phải hỏi thăm đến tận nhà rồi nhờ “hộ tống” cô ra giúp kẻo tin “thiu” hết cả. Trở về phân xã, anh Hùng là viết bài phóng sự “Bao giờ hết nghèo Pa Ủ ơi?”.

Tiếp theo là câu chuyện trong một lần tác nghiệp ở Bản Vẽ thuộc xã Yên Na, huyện miền núi Tương Dương, tỉnh Nghệ An của phóng viên Nguyễn Văn Nhật, phân xã Nghệ An. Khi đang trên đường trở về từ lớp tập huấn nghiệp vụ ở Tổng xã ngày 15/12/2007, anh Nhật nhận được điện thoại của đ/c trưởng Phòng QLPX trong nước cho biết Nghệ An vừa xảy ra vụ sập mỏ đá trong khi đ/c trưởng phân xã Nghệ An đang nằm điều trị tại bệnh viện. Sẵn kinh nghiệm tác nghiệp tại địa phương và các đầu mối thông tin, anh Nhật liền liên hệ để nắm bắt thông tin bước đầu về tình hình vụ việc. Xong rồi thì trời đã tối, không còn chuyến ôtô nào từ thành phố Vinh lên Bản Vẽ. 4 giờ sáng hôm sau, tự anh Nhật lái xe ôtô mà phân xã mượn được lên Bản Vẽ. Tại đây, sau 23 ngày ăn, nghỉ, tác nghiệp tại Bản Vẽ ngày tại lán công nhân đang thi công trên công trường, anh Nhật đã viết và phát về Tổng xã 36 tin, bài với hệ số truy cập từ 15 đến 34 lần - phản ánh những mất mát, đau thương, mong mỏi của các gia đình nạn nhân; tinh thần lao động quên mình, không kể ngày đêm của lực lượng cứu hộ, cứu nạn cùng sự quan tâm chia sẻ của đồng bào cả nước…

Dù địa bàn khó khăn, nhưng các phóng viên phân xã thường trú tại các tỉnh có địa bàn trắc trở để đã vươn lên để hoàn thành nhiệm vụ. Có thể rút ra một số yêu cầu đối với quá trình tác nghiệp của các phóng viên tại các địa bàn này như sau:

- Phóng viên phân xã nghiên cứu, tìm hiểu địa bàn công tác để luôn chủ động khi thu thập thông tin ở những xã, huyện vùng sâu, vùng cao, khó khăn về đi lại. Tự thích nghi với mọi hoàn cảnh trong quá trình tác nghiệp trên địa bàn, để thông tin được nắm bắt một cách đầy đủ nhất.

- Kết nối được nhiều đầu mối thông tin tại địa phương, nhất là những đầu mối ở vùng sâu, vùng xa để khi gặp sự kiện đột xuất, có thể liên hệ ngay lập tức, phục vụ tốt cho công việc. Hoàn thành rồi chuyển cho Tổng xã trong mọi hoàn cảnh để thông tin luôn đảm bảo tính kịp thời, nhanh nhạy, chính xác.

Một phần của tài liệu Quy trình sản xuất tin của Thông tấn xã Việt Nam - Những thành công và hạn chế (Trang 100 - 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)