Nhiệm vụ và giải pháp nâng cao hiệu quả

Một phần của tài liệu Quy trình sản xuất tin của Thông tấn xã Việt Nam - Những thành công và hạn chế (Trang 124 - 125)

6. Cấu trúc luận văn

3.3.1.Nhiệm vụ và giải pháp nâng cao hiệu quả

- Tiếp tục tăng cường và đổi mới công tác quản lý, chỉ đạo, định hướng thông tin đối với các phân xã trong nước, khắc phục tình trạng phóng viên các phân xã đầu tháng đủng đỉnh, cuối tháng chạy định mức viết tin tràn lan. Bên cạnh đảm bảo thông tin thời sự, những sự kiện đột xuất diễn ra, các phân xã căn cứ vào kế hoạch thông tin hàng tháng của BBT TTN và chỉ đạo giao ban hàng ngày của lãnh đạo cơ quan được Ban Thư ký biên tập chuyển tới các phân xã qua mạng, chủ động có về hoạch viết tin, bài mang tính chuyên đề dài hơi nêu được những vấn đề xã hội quan tâm để từ đó nâng cao hiệu quả của Quy trình sản xuất tin nói chung.

- Duy trì, nâng cao chất lượng dự kiến tin hàng ngày; động viên các phân xã không chỉ hoàn thành tốt công tác chuyên môn viết tin, bài cho BBT TTN mà còn tham gia viết tin, bài cho các ấn phẩm khác thuộc TTXVN, trong đó đặc biệt chú ý đóng góp cho kênh Truyền hình Thông tấn đã phát sóng từ 25/8/2010.

- Trên cơ sở rà soát, phân loại phóng viên thường trú tại các phân xã, bên cạnh việc đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ do Trung tâm Bồi dưỡng nghiệp vụ thông tấn tiến hành, BBT TTN thực hiện tập huấn bồi dưỡng nghiệp vụ đối với phóng viên phân xã là phóng viên phân xã mới tuyển, phóng viên còn yếu về nghiệp vụ từ một đến hai tháng theo phương thức “cầm tay chỉ việc”. Trên cơ sở đó rút kinh nghiệm mở rộng diện đào tạo này, kể cả đối với trưởng phân xã.

- Phối hợp với các đơn vị hữu quan trong cơ quan tuyển chọn, bổ sung lực lượng phóng viên cho mạng lưới phân xã, bồi dưỡng nghiệp vụ cho các phóng viên thường trú tại các phân xã trong nước theo hướng không chỉ viết tin mà cùng một sự kiện có thể làm ra một số sản phẩm như ảnh, làm tin có hình ảnh động (tức là biết

cả chụp ảnh, tin âm thanh, tin truyền hình). Đối với các phân xã miền núi xa xôi,

khó khăn, đề nghị lãnh đạo cơ quan cho phép tuyển phóng viên là người địa phương để yên tâm gắn bó lâu dài.

- Tiếp tục cải tiến công tác biên tập, xử lý thông tin ở BBT TTN: Bố trí lực lượng biên tập đủ mạnh để đảm bảo xử lý kịp thời, hoàn thành tốt khâu biên tập giúp nâng cao chất lượng sản phẩm tin của phóng viên phân xã; kiên quyết gạt bỏ những tin không đáp ứng yêu cầu thông tin, tin vụn, tin tiến độ, tin viết dưới dạng “chẻ tin” hàm lượng thông tin thấp.

- Nghiên cứu, đề xuất BLĐ xem xét, sửa đổi, bổ sung Quy chế quy định đối với các phân xã phù hợp với tình hình thực tế hoạt động của các phân xã trong nước, hỗ trợ cho những phóng viên và phân xã tham gia công tác phát hành các ấn phẩm của TTXVN và đã đề xuất với BLĐ bắt đầu thực hiện từ năm 2010.

- Ngoài việc phối hợp với Trung tâm Bồi dưỡng nghiệp vụ thông tấn và các đơn liên quan khác, BBT TTN cần lên kế hoạch tổ chức một số cuộc hội thảo chuyên đề, nâng cao hiệu quả hoạt động của các khâu trong Quy trình sản xuất tin, đồng thời tăng cường chỉ đạo Phòng QLPXĐP cử cán bộ đi công tác thực tế để nắm vững tình hình, nhận xét sâu các mặt hoạt động của từng phân xã, từng phóng viên; trên cơ sở đó tham mưu cho lãnh đạo cơ quan những vấn đề liên quan tới phát huy thế mạnh của mạng lưới phân xã trong nước và cách thức tổ chức Quy trình sản xuất tin hợp lý, thích nghi với mọi hoàn cảnh, điều kiện thông tin.

Một phần của tài liệu Quy trình sản xuất tin của Thông tấn xã Việt Nam - Những thành công và hạn chế (Trang 124 - 125)