Thông tin theo đối tượng công chúng

Một phần của tài liệu Quy trình sản xuất tin của Thông tấn xã Việt Nam - Những thành công và hạn chế (Trang 27)

6. Cấu trúc luận văn

1.2.2.2.Thông tin theo đối tượng công chúng

Nhiều tờ báo, tuần báo hay nhật báo được mô tả là những ấn phẩm báo chí phục vụ những mối quan tâm chung. Chúng cố gắng thỏa mãn những mối quan tâm rất khác nhau của rất nhiều loại độc giả. Người ta vẫn thường nói rằng trong mỗi tờ báo đều có một cái gì đó chung cho tất cả mọi người. Một cách nhìn nhận vấn đề khác là mỗi người đọc một tờ báo khác, đó là do người ta có khuynh hướng tập trung chú ý vào những gì họ quan tâm hay đã quen đọc và bỏ qua những thứ khác. Một số người chỉ đọc các trang thể thao, một số khác đọc các trang giải trí, và tất nhiên có những độc giả nghiêm túc đọc trang đầu trước rồi mới đọc trang xã luận.

Tờ Thời báo New York chuyên đăng tải tin, bài về tình hình trong nước và trên

thế giới, cách thức này đã thu hút được hơn một triệu độc giả mỗi ngày. Tờ Nhật

báo phố Wall tập trung đưa các tin về kinh tế, tài chính. Tờ Nước Mỹ ngày nay lại

chú ý đến lớp độc giả muốn có đủ thể loại tin tức được tường thuật một cách ngắn gọn. Nghề báo cũng thật muôn màu, muôn vẻ, cũng có nhiều tờ báo thậm chí còn có tính chuyên môn hơn. Tờ Nhà ngân hàng Mỹ chỉ đưa tin tức về các ngân hàng và những tin tức mà các ngân hàng quan tâm. Tờ Nhật báo trang phục phụ nữ chủ yếu đăng những tin mà ngành công nghiệp quần áo quan tâm đến. Barrons, một tờ tuần báo lại chuyên về thị trường hàng hóa và thị trường chứng khoán. Còn có nhiều tờ báo được chuyên môn hóa như vậy, mỗi tờ đều tìm kiếm một vị trí thích hợp hay một số lượng độc giả nhất định. Nhiều trong số các tờ báo đó đưa lại những cơ hội tuyệt vời cho những công việc thú vị.

Ở Việt Nam, báo chí hiện nay cũng đã hình thành một khuynh hướng chuyên biệt hóa. Nhiều kênh truyền hình, phát thanh và tờ báo chuyên biệt ra đời như:

InfoTV, VITV, O2TV, InvestTV, StyleTV, Bóng đá TV

Một phần của tài liệu Quy trình sản xuất tin của Thông tấn xã Việt Nam - Những thành công và hạn chế (Trang 27)