Tăng cường công tác phóng viên

Một phần của tài liệu Quy trình sản xuất tin của Thông tấn xã Việt Nam - Những thành công và hạn chế (Trang 127 - 128)

6. Cấu trúc luận văn

3.3.3.Tăng cường công tác phóng viên

- Phóng viên phân xã cần có sự hiểu biết về địa bàn mình thường trú để đón đầu những thông tin thời sự sẽ diễn ra và kịp thời phản ánh. Bởi vì, ngoài những sự kiện đột xuất như tai nạn, thiên tai… hoặc những sự kiện sẽ diễn ra theo kế hoạch như các cuộc họp, lễ khởi công xây dựng… thì còn có những dạng sự kiện thời sự còn gọi là “thời sự từ lòng dân”, mà ta cần phải “nuôi dưỡng” và theo đuổi. Một ví dụ cụ thể mà phóng viên phân xã Gia Lai đã làm được. Trong một chuyến công tác về huyện Ayunpa - nơi mẹ của tên phản động Ksor Kơk đang sinh sống, tiếp xúc với một số người dân trong làng, tình cờ phóng viên phát hiện được một chi tiết khá hay: Mẹ Ksor Kơk sắp làm lễ cúng Yàng khai trừ đứa con phản động ra khỏi dòng tộc và buôn làng. Thế là, phóng viên hỏi ngày, giờ tổ chức lễ và sau đó một tuần phóng viên trở lại nhà mẹ Ksor Kơk. Đúng ra là lễ cúng Yàng đã diễn ra ngay tại nhà dưới sự chứng kiến đông đảo của người dân trong làng và kết quả là phóng viên có một tin thời sự “nóng hổi”, có giá trị gửi ngay về Tổng xã trong ngày.

- Phóng viên phân xã phải biết “cạnh tranh” thông tin với các báo bạn cùng thường trú trên địa bàn bằng bản lĩnh của mình. Lâu nay, có không ít phóng viên phân xã chưa quan tâm đến sự “cạnh tranh” này, có nghĩa là báo bạn có và mình có là được, còn tin có trước hay có sau cũng chẳng quan trọng gì. Thậm chí, để “sổng” một thông tin cũng chẳng sao rồi “đâu lại vào đấy”. Có những sự kiện “nhạy cảm”, phóng viên TTXVN còn chần chừ chờ kết luận của cơ quan chức năng mới dám thông tin trong khi các báo bạn đã đăng tải đầy rẫy với bản lĩnh riêng của họ. Tính thời sự của tin thông tấn, trong những trường hợp này, đã bị ảnh hưởng.

- Để có được những thông tin phong phú và sinh động đòi hỏi phóng viên phân xã cần phải có sự năng động thực sự mới đáp ứng được yêu cầu. Lâu nay, thường hay nói với nhau về những tin, bài “nghèo thông tin”. “Nghèo” là đúng bởi không ít phóng viên phân xã còn “cứng nhắc” trong khâu khai thác thông tin, tự làm “khổ” cho mình và “khổ” cho ngành.

- Phóng viên cần mạnh dạn xây dựng những đề cương (loạt bài) mang tính chất xuyên suốt vùng, miền, có tính chất khả thi, thể hiện rõ khả năng hoàn thành và

hiệu quả thông tin thì Tổng xã nên đầu tư cho thực hiện. Tính chất vùng, miền này có thể mở ra giữa CQĐD TTXVN tại TP.HCM và Đà Nẵng hoặc rộng hơn nữa. Nội dung này nếu được chấp nhận sẽ giúp phóng viên “thay đổi khẩu vị”, phát huy được khả năng sáng tạo và chắc chắn TTXVN sẽ có những sản phẩm “đầy đặn” hơn.

- Biên tập viên ở các ban biên tập cần có cách nhìn nhận vấn đề thời sự mang tính đặc thù của từng vùng để có cách xử lý thông tin đúng mực và hợp lý hơn. Một vấn đề nữa là giữa biên tập viên và hiệu đính ở cấp phòng, ban dường như “là một”, có nghĩa là gần như biên tập viên biên tập tin, bài của phóng viên phân xã như thế nào thì phần hiệu đính cấp phòng, ban cũng duyệt như thế trước khi cho phát mạng.

Một phần của tài liệu Quy trình sản xuất tin của Thông tấn xã Việt Nam - Những thành công và hạn chế (Trang 127 - 128)