Những chuyển biến tích cực của thời sự trong nước

Một phần của tài liệu Quy trình sản xuất tin của Thông tấn xã Việt Nam - Những thành công và hạn chế (Trang 106 - 108)

6. Cấu trúc luận văn

3.2.1.1. Những chuyển biến tích cực của thời sự trong nước

Thực hiện Nghị quyết 19 của Đảng ủy TTXVN về “Tạo bước đột phá, tiếp tục

nâng cao chất lượng, hiệu quả và tính cạnh tranh thông tin” cùng với việc từng

bước hoàn thiện Quy trình sản xuất tin, tin thời sự trong nước đã có những chuyển biến rõ rệt.

Trong năm 2010, với tổng số 159 phóng viên thường trú ở 63 phân xã trong nước đã viết được hơn 32.000 tin, bài, tỉ lệ sử dụng đạt 94%. Các phóng viên khu vực miền Trung vẫn dẫn đầu về số lượng và chất lượng thông tin, bình quân 19,4 tin, bài/tháng/phóng viên. Về cơ bản, thông tin của các phân xã vẫn duy trì về số lượng và hệ số khách hàng truy cập, với mức xấp xỉ 15 lần/tin, bài tương đương năm 2009. Năm 2010 là năm có nhiều sự kiện quan trọng diễn ra trên khắp các địa phương trong cả nước. Phóng viên các phân xã trên cơ sở quy trình sẵn có đã cố gắng bám sát chỉ đạo của BLĐ và gợi ý của ban biên tập, đảm bảo thông tin kịp thời, đa dạng, đúng định hướng các sự kiện thời sự. Đặc biệt là tuyến tin hướng tới

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng - một trong các chương trình thông

tin lớn của TTXVN với nhiều tin, bài, thể tài đa dạng. TTXVN còn phối hợp với các cơ quan chức năng thực hiện tốt vai trò hãng thông tấn chủ nhà trong việc triển khai tuyến tin “Năm Việt Nam làm Chủ tịch ASEAN - 2010”, được Tiểu ban Văn hóa - Tuyên truyền, Uỷ ban Quốc gia về ASEAN 2010, đánh giá tích cực; tuyến tin phản ánh các hoạt động hướng tới cũng như các hoạt động trong khuôn khổ Đại lễ

1.000 năm Thăng Long - Hà Nội đã được tập trung thông tin trong suốt năm mà đỉnh cao là mười ngày Đại lễ, trên các ấn phẩm đối nội, đối ngoại.

Căn cứ vào nhiệm vụ chính trị được giao, BBT TTN đã cùng với các phân xã trong nước xây dựng thêm nhiều chuyên mục mới như: “Tam nông”, “Chiến lược

biển - hải đảo”, “An toàn giao thông”, “Phòng chống HIV/AIDS”, “Truyền thông

sức khỏe”, “Khoa học & Công nghệ”, “Biến đổi khí hậu và biện pháp ứng phó”...

Các chuyên mục gần đây như: “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí

Minh”, “Việt Nam - ASEAN: Hội nhập và phát triển”, “Xây dựng thí điểm mô hình

nông thôn mới”... được nhiều khách hàng truy cập, sử dụng. Ngoài ra, thông tin báo

cáo tham khảo, thông tin phản hồi “nói lại cho rõ”, mang tính định hướng trước những luồng thông tin khác nhau trong xã hội cũng được các phân xã chú trọng thực hiện, được chính quyền các cấp và dư luận đánh giá cao, góp phần khẳng định vị trí chính thống của Hãng Thông tấn quốc gia. Riêng các phân xã khu vực miền Trung còn thông tin tốt về hai đợt mưa lũ lịch sử trên địa bàn (cuối tháng 10, đầu tháng 11/2010). Được Tổng Giám đốc tuyên dương, khen thưởng.

Từ tháng 5/2009, Phòng Quản lý phân xã sáp nhập vào BBT TTN và đổi tên thành Phòng QLPXĐP thống nhất một đầu mối quản lý, chỉ đạo. Việc gửi dự kiến tin hàng ngày về Tổng xã đã được lập lại và nhận được sự tham gia tích cực của hầu hết các phân xã. Những bất hợp lý, chồng chéo, nhất là trong điều hành, chỉ đạo, quản lý thông tin bước đầu được khắc phục. Điều này cho thấy, Quy trình sản xuất tin luôn có sự chuyển biến theo hướng tích cực, bởi quy trình này được coi như bộ khung để sản phẩm tin trên cơ sở đó được ra đời. Phóng viên từ đó cũng cơ bản bao quát được tình hình, thông tin khá kịp thời các sự kiện quan trọng xảy ra trên địa bàn, đưa thông tin nhanh, đáp ứng yêu cầu cho các phương tiện thông tin.

Bên cạnh đó là thành công trong công tác phối hợp thông tin giữa các phân xã với các đơn vị thông tin ở Tổng xã cũng có sự gắn kết, tạo được hiệu quả trong thông tin thông qua việc hình thành một số tuyến tin có chiều sâu. Phát huy thế mạnh là cơ quan báo chí TW đóng tại địa phương, các phân xã đã có ý thức và quan tâm phản ánh thông tin phản hồi “nói lại cho rõ” về những sự việc, hiện tượng xảy

ra trên địa bàn thường trú có dư luận hoặc phản ánh chưa đúng sự thật. Dạng thông tin này cùng với thông tin đấu tranh, phản bác những quan điểm sai trái, xuyên tạc

về “dân chủ”, “nhân quyền”, “tôn giáo”, “dân tộc” được lãnh đạo các địa phương

và dư luận rất quan tâm và đánh giá cao bởi tính khách quan, trung thực, chỉnh hướng những thông tin sai lệch, góp phần bảo vệ đường lối đúng đắn của Đảng, Nhà nước.

Nguyên nhân của thành công nêu trên là do có sự nỗ lực chung của đội ngũ phóng viên thường trú, biên tập viên của BBT TTN; sự chỉ đạo quyết liệt của BLĐ; sự phối hợp chặt chẽ với các ban biên tập, các tòa soạn báo, của Trung tâm Kỹ thuật và các ban chức năng của cơ quan tạo điều kiện thuận lợi cho BBT TTN và phóng viên các phân xã đã bám sát được sự kiện, thông tin kịp thời các sự kiện quan trọng diễn ra trong nước. Thông tin đã nhanh hơn, chất lượng hơn, được khách hàng truy cập qua internet nhiều hơn. Chính vì vậy, thông tin thời sự trong nước đã có những chuyển biến rõ nét về chất, nâng được hệ số truy cập, mức độ sử dụng. Đây là thành công đóng vai trò quyết định để Quy trình sản xuất tin ngày càng hoàn thiện và nâng cao hiệu quả hoạt động, đáp ứng những yêu cầu trong xu thế mới.

Một phần của tài liệu Quy trình sản xuất tin của Thông tấn xã Việt Nam - Những thành công và hạn chế (Trang 106 - 108)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)