Ranh giới hình thành giữa mạng lướ

Một phần của tài liệu Quy trình sản xuất tin của Thông tấn xã Việt Nam - Những thành công và hạn chế (Trang 118 - 119)

6. Cấu trúc luận văn

3.2.2.4. Ranh giới hình thành giữa mạng lướ

Mạng lưới phân xã trong nước hiện đang được đóng khung trong một ranh giới hành chính “cứng”. Sự phối hợp giữa các phân xã để giải quyết các vấn đề thông tin mang tính chất vùng, miền hầu như chưa được phát huy. Lâu nay, thông tin hầu hết thực hiện theo sự chỉ đạo (qua giao ban hàng ngày hay chỉ đạo đột xuất) của Tổng xã, mà cụ thể là BBT TTN. Điều này là đúng đắn vì sự chỉ đạo thông tin từ Tổng xã luôn mang tính bao quát và rộng lớn hơn, đặc biệt về quan điểm thông tin là chính xác hơn. Nhưng chính điều này cũng bộc lộ hạn chế trong việc tổ chức các “vệt” tin, bài mang tính chất quy mô vùng, miền. Đơn cử, những khi Tây Nguyên xảy ra các diễn biến phức tạp về an ninh, chính trị, BBT TTN luôn có những chỉ đạo kịp thời cho các phân xã trong vùng tổ chức tuyên truyền và sau đó sản phẩm của các phân xã được xử lý, tập hợp thành chủ đề chung. Nhưng từ đây cũng đã thể hiện hạn chế rõ ràng là chùm tin, bài chung đó luôn thiếu sự thống nhất về phong cách thể hiện, ý đồ tuyên truyền chung (dù đã được chỉ đạo), vẫn thiếu những điểm nhấn cần thiết… Đây cũng là một phần để nâng cao hiệu quả Quy trình

sản xuất tin. Và khâu thu thập thông tin của các phân xã nếu không có sự phối hợp giữa các phân xã sẽ khó có được sự tổng hợp những sản phẩm độc lập (độc lập về

cách nhìn nhận, bao quát, chọn vấn đề và thể loại, phong cách thể hiện), dẫn đến

việc khó thu hút được bạn đọc.

3.2.3. Liên hệ với Quy trình sản xuất tin với một số cơ quan báo chí, hãng thông tấn quốc tế

Một phần của tài liệu Quy trình sản xuất tin của Thông tấn xã Việt Nam - Những thành công và hạn chế (Trang 118 - 119)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)