6. Cấu trúc luận văn
3.2.1.2. Sự nhiệt tình của phóng viên
Thành công rất lớn mà Quy trình sản xuất tin có được chính là sự nhiệt tình, tinh thần vượt khó của phóng viên trong quá trình tác nghiệp. Nhất là trong các hoàn cảnh khó khăn của những sự kiện thông tin đặc biệt như: Sự kiện xảy ra đột xuất như vụ sập nhịp dẫn cầu Cần Thơ tháng 9/2007, vụ sập mỏ đá ở Bản Vẽ (huyện Tương Dương, tỉnh Nghệ An) tháng 12/2007, các sự kiện thể thao quốc tế
như Olympic, SEA Games… Tất cả bên cạnh trình độ chuyên môn, kinh nghiệm tác
nghiệm là lòng đam mê công việc, nhiệt huyết của người làm tin thông tấn, luôn tâm niệm làm sao để thông tin luôn được cập nhật nhanh nhất, kịp thời và hiệu quả, chất lượng thông tin cao nhất.
Trong vụ sập nhịp dẫn cầu Cần Thơ, hai trưởng phân xã Vĩnh Long - Phạm Thị Bình và trưởng phân xã Cần Thơ - Vương Thoại Trung với ý thức trách nhiệm của một phóng viên TTXVN thường trú tại địa phương sau khi nghe tin đã ngay lập
tức tìm mọi cách để bám sát hiện trường. Rồi suốt những ngày sau đó, cả hai cùng với các phóng viên hai phân xã và phóng viên tăng cường từ CQĐD TTXVN tại TP.HCM đã làm việc không biết mệt mỏi với mục đích duy nhất là chuyển tải đầy đủ những thông tin nóng hổi nhất để phát về Tổng xã. Có khi quên cả ăn hoặc ăn tạm cái gì đó để lo cho công việc. Với phóng viên phân xã Nghệ An - Nguyễn Văn Nhật, vừa nghe thông tin sập mỏ đã ở Bản Vẽ khi đang trên xe khách về Nghệ An đã khẩn trương liên hệ ngay các đầu mối thông tin, rồi khi xe đến thành phố Vinh, anh tìm mọi cách để về Bản Vẽ. Tại đây, bằng đủ mọi phương tiện từ xe ôm, rồi thậm chí cuốc bộ, anh Nhật đều vượt qua để thu thập thông tin, đảm bảo hoàn thành tốt nhiệm vụ.
Rồi phải kể đến Olympic Bắc Kinh 2008, lần đầu tiên TTXVN cử đoàn phóng viên tăng cường tham dự một kỳ sự kiện thể thao mang tầm quốc tế. Thành công của quy trình đã thể hiện khi sự phối hợp giữa các phóng viên tăng cường với phóng viên phân xã tại Bắc Kinh để tạo ra những sản phẩm tin, bài chất lượng, đạt hiệu quả thông tin về tính nhanh nhạy, kịp thời, đáp ứng các yêu cầu cho khách hàng là các cơ quan báo chí trong nước. Để đạt được điều đó, các phóng viên đã làm việc không biết mệt mỏi, theo sát các hoạt động, nội dung thi đấu, sinh hoạt bên lề… để đưa tin. Nhiều đêm liền, các phóng viên thức đến 2-3 giờ sáng, rồi hôm sau lại tiếp tục với guồng quay của công việc. Có thể dẫn chứng sự thành công của quy trình với trường hợp phóng viên Vĩnh Hà. Ngoài công việc làm tin chuyển về Tổng xã, với khả năng quay phim, làm phóng sự truyền hình của mình, Trung tâm Nghe nhìn đã đặt hàng anh mỗi ngày làm một phóng sự, tức là 26 ngày ở Bắc Kinh phải làm 26 phóng sự. Vậy mà phóng viên Vĩnh Hà còn làm được hơn thế: 31 phóng sự. Anh đã thể hiện muôn mặt đời thường, những phóng sự mang đầy hơi thở của sự kiện thể thao lớn nhất hành tinh… Mỗi ngày, anh ra đường từ 10 giờ sáng, trở về lúc 6 giờ chiều. Cơm tối xong, lại cặm cụi ngồi làm tin, biên tập, gửi phim về Hà Nội, nhiều khi đến 1-2 giờ sáng. Tinh thần “vượt khó” trong chuyến công tác này còn thể hiện đối với phóng viên Bùi Văn Phóng, phóng viên phân xã Bắc Kinh. Số là anh Phóng chưa từng làm tin thể thao, nhưng chỉ sau một vài lần ngỡ ngàng, anh đã nhanh
chóng làm quen, tiếp nhận và sử dụng nhuần nhuyễn những từ chuyên môn của thể thao trong vô số những tin, bài mà anh gửi về Tổng xã mỗi ngày.
Tất cả cho thấy các phóng viên của TTXVN - đội ngũ có vai trò quyết định