Quá trình dự kiến thông tin

Một phần của tài liệu Quy trình sản xuất tin của Thông tấn xã Việt Nam - Những thành công và hạn chế (Trang 85 - 87)

6. Cấu trúc luận văn

3.1.1.2. Quá trình dự kiến thông tin

Thực hiện chỉ đạo của BBT TTN, các phân xã trong nước phải đẩy mạnh thực hiện yêu cầu dự kiến thông tin hàng ngày. Đây được xem là một khâu chuẩn bị cho Quy trình sản xuất tin, giúp cho quy trình thực hiện được chủ động đối với phóng viên phân xã cũng như ban biên tập. Tuy nhiên, nhiệm vụ mới mà không mới này được đặt ra cũng chủ đề khá nóng hổi ở các phân xã, tạo ra nhiều ý kiến khác nhau trong quá trình thực hiện. Thực tế thì theo thông báo của Phòng QLPXĐP, tuy một số phóng viên không thực hiện hoặc thực hiện không nghiêm túc nhưng đến thời điểm đầu năm 2010, hàng ngày vẫn có trên 50 phân xã (trong số 63 phân xã trong nước) gửi dự kiến thông tin. Chính nhờ việc dự kiến thông tin đi dần vào nề nếp nên

Quy trình sản xuất tin theo đó cũng có thêm một khâu mới, góp phần giúp công tác thông tin trong nước của TTXVN được nâng lên về nhiều mặt và đặt biệt là số lượt khách hàng truy cập tăng.

Nhưng theo một trưởng phân xã ở miền Tây Nam Bộ, việc yêu cầu gửi dự kiến thông tin hàng ngày và buộc gửi trước 8 giờ sáng đã vô tình “công chức hóa” phóng viên, không phù hợp với đặc trưng nghề báo và điều này đồng nghĩa với việc phóng viên sẽ gặp khó khăn trong công việc. Một số trưởng phân xã, phóng viên ở các phân xã còn cho rằng phóng viên không thể sáng đến cơ quan làm dự kiến thông tin, sau đó ngồi chờ đến 9 giờ để nhận sự chỉ đạo của BBT TTN (trong số tin

dự kiến, tin nào được viết, tin nào không cần viết, viết tin như thế nào…) rồi mới

viết tin hoặc đi ra ngoài tác nghiệp. Nhiều phóng viên lại phân vân với việc Phòng QLPXĐP liên tục nhắc nhở một cách “kiên quyết”: Những phân xã không đăng ký tin trong ngày nếu gửi về không phải là tin thời sự, đột xuất… thì không được sử dụng. Ở đây có một giả thuyết được đưa ra: Sáng không đăng ký tin nhưng trong ngày (qua các cuộc họp, hội nghị hay làm việc trong ngày) phóng viên lại chớp được những thông tin hay (có vấn đề) nhưng không phải là tin thời sự, đột xuất - vậy có viết được không? Nếu không viết ngay, các báo, đài khác viết liền trong ngày thì phân xã sẽ như thế nào trong tình huống này? (Mất tin hay, bỏ sót thông tin

khi các báo khác đưa tin, bị xử phạt khi không thông tin hoặc thông tin chậm…).

Nhìn từ chủ trương của Tổng xã và quá trình thực thi chủ trương này ở phân xã cũng như qua ý kiến được nghe từ nhiều phân xã, có thể nhận thấy việc Tổng xã yêu cầu các phân xã dự kiến thông tin hàng ngày là một chủ trương đúng và cần thiết. Thông tin báo chí là những gì xảy ra “nóng” hàng ngày ở các địa phương, đơn vị… nên đội ngũ phóng viên các phân xã là lực lượng nắm bắt nhanh, đầy đủ nhất. Hơn nữa, trong bối cảnh Quy trình sản xuất tin của TTXVN cần thiết luôn không ngừng đổi mới và hoàn thiện thì việc thêm khâu chuẩn bị - dự kiến thông tin là càng quan trọng. Phóng viên là người hưởng lợi trên tinh thần chỉ đạo từ BBT TTN trước khi thực hiện quá trình làm tin. Qua đó, Tổng xã cũng nắm bắt được những thông tin cần thiết để lãnh đạo, chỉ đạo hoạt động thông tấn, báo chí của ngành. Đồng thời,

BBT TTN sẽ có điều kiện tổ chức thông tin, phối hợp giữa các khâu trong Quy trình sản xuất tin tốt hơn, chủ động trong biên tập, sản xuất thông tin, giới thiệu cho khách hàng những thông tin quan trọng, tin hay… Điều này cũng đồng nghĩa với việc nâng cao chất lượng, sức cạnh tranh, uy tín thông tin của TTXVN.

Một phần của tài liệu Quy trình sản xuất tin của Thông tấn xã Việt Nam - Những thành công và hạn chế (Trang 85 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)