Thành công từ việc thực hiện hiệu quả các khâu

Một phần của tài liệu Quy trình sản xuất tin của Thông tấn xã Việt Nam - Những thành công và hạn chế (Trang 110 - 113)

6. Cấu trúc luận văn

3.2.1.3.Thành công từ việc thực hiện hiệu quả các khâu

tinh thần làm việc chuyên nghiệp, thái độ nghiêm túc, góp phần vào thành công chung của quy trình.

3.2.1.3. Thành công từ việc thực hiện hiệu quả các khâu trong Quy trình sản xuất tin xuất tin

Thành công của Quy trình sản xuất tin khi các khâu luôn có sự đổi mới, chuyển biến đồng bộ từ công tác chỉ đạo, tổ chức thông tin, công tác biên tập đến

phương thức tác nghiệp của phóng viên. Đa số các phóng viên đều chủ động tìm tòi,

phát hiện chủ đề và đổi mới cách thể hiện. Trong đó, đội ngũ biên tập viên có chuyên môn vững vàng, có năng lực xử lý nghiệp vụ và công tâm trong việc chấm điểm định mức tin, góp phần bảo đảm hiệu quả của sản phẩm thông tin.

- Chỉ đạo và tổ chức thông tin: Trên cơ sở nắm bắt kịp thời các chủ trương,

chính sách của Đảng và Nhà nước, căn cứ vào dự báo tình hình và đón trước hướng phát triển của các sự kiện, BLĐ định hướng thông tin ở tầm vĩ mô, đồng thời chỉ đạo thông tin nhanh hơn, sâu sát và cụ thể hơn nữa, nhằm đáp ứng trúng yêu cầu thông tin của xã hội. Tổ chức phối hợp chặt chẽ giữa các đơn vị để huy động tối đa sức mạnh tổng hợp của các đơn vị làm thông tin trong ngành. Đối với các CQĐD TTXVN tại Đà Nẵng và TP.HCM cũng luôn phát huy hiệu quả vai trò triển khai chỉ đạo thông tin trên từng khu vực. Quy trình sản xuất tin theo đó cũng được cải tiến, rút ngắn, đảm bảo tin phát trên mạng nhanh hơn, chất lượng thông tin cũng nâng lên thể hiện qua con số truy cập bình quân tăng từng năm.

Các ban biên tập hữu quan cùng với Phòng QLPXĐP đã phối hợp chặt chẽ và nhạy bén hơn trong việc gợi ý thông tin cho phân xã trong nước trước từng sự kiện, từng giai đoạn, từng vấn đề cụ thể. Ban Thư ký biên tập có trách nhiệm tham mưu giúp BLĐ chỉ đạo phối hợp thực hiện Quy trình sản xuất tin đạt hiệu quả cao nhất. Trung tâm kỹ thuật luôn có sự đầu tư nâng cấp kỹ thuật cho các phân xã, đảm bảo

hệ thống điều hành sản xuất thông tin phát huy hiệu quả. Các đơn vị chức năng như Văn phòng cơ quan, Ban Thư ký biên tập, Trung tâm Bồi dưỡng nghiệp vụ thông tấn… đã phối hợp với nhau, hỗ trợ tích cực các phân xã trong hoạt động chuyên môn cũng như sự vụ liên quan. Cùng với hoạt động sản xuất tin, các phân xã cũng có trách nhiệm trong công tác phát hành các ấn phẩm của TTXVN trên địa bàn (báo

Tin tức, Thể thao & Văn hóa…).

Đặc biệt, BBT TTN và Phòng QLPXĐP cũng thường xuyên nghiên cứu chỉnh sửa, bổ sung quy chế định mức, theo hướng khuyến khích tin chất lượng, điều chỉnh điểm tin, bài căn cứ lượng truy cập. Trường hợp 14 phân xã miền núi đều có chung khó khăn là địa bàn trải rộng, hiểm trở, nên mỗi khi sự kiện xảy ra phóng viên rất vất vả, vì phải đi xa cả trăm cây số, nhiều khi phải đi bộ hàng chục cây số để làm tin gửi về Tổng xã. BLĐ luôn có sự quan tâm kịp thời, hỗ trợ về phương tiện, điều kiện tác nghiệp, tạo động lực cho phóng viên tác nghiệp, góp phần vào hiệu quả của khâu thu thập thông tin trong Quy trình sản xuất tin.

- Xây dựng Quy trình sản xuất tin hợp lý: Luôn đổi mới Quy trình sản xuất tin

sao cho linh hoạt, bảo đảm thật nhanh, đơn giản nhưng chính xác, hiệu quả. Tin, bài mới nhận của phóng viên gửi về được xử lý trong thời gian không quá 30 phút là có thể phát. Bệnh “hành chính hóa” đã phần nào không còn trong xử lý thông tin, với những thủ tục cứng nhắc. BBT TTN hiện đã gợi ý thông tin hàng tháng đối với các phân xã trong nước và các phòng tin chuyên đề, cải tiến công tác giao ban thông tin buổi sáng. Giữa các ban biên tập tin đều có trách nhiệm nghiên cứu để thường xuyên đổi mới Quy trình sản xuất tin hiện nay cho phù hợp với việc phát tin trực tuyến 24/24 giờ, rút ngắn thời gian xử lý thông tin. Điều này đã dần được hoàn thiện, giảm bớt một số khâu trung gian, xử lý biên tập, hiệu đính duyệt phát tin, bài nhanh hơn. Những tin, bài quan trọng mang tính thời sự cấp bách được để ở mức độ “khẩn” hầu hết phát ngay, hạn chế tới mức thấp nhất tin, bài phát chậm. Lấy ví dụ như tin “Bắc Giang: Tai nạn giao thông làm 3 người thiệt mạng” của tác giả Việt Hùng phát ngày 3/5/2011. Phóng viên gửi tin ra Tổng xã lúc 8 giờ 6 phút trong hoàn cảnh trưởng phân xã đi vắng, biên tập viên hiệu đính 6 phút sau và trưởng ban duyệt

phát ngay sau đó, lúc 8 giờ 13 phút. Hay tin Ngoại giao “Đồng chí Trương Tấn

Sang tiếp Bộ trưởng Tài chính và Chủ tịch Ngân hàng Hợp tác quốc tế Nhật Bản

cũng trong ngày 3/5/2011, phóng viên phòng chuyên đề của Tổng xã - Quang Vũ thực hiện và nộp lúc 7 giờ 28 phút thì gần như ngay lập tức, khâu biên tập, hiệu đính, duyệt cũng hoàn thành và phát mạng 1 phút sau đó - 7 giờ 29 phút.

- Xây dựng quy chế phối hợp xử lý thông tin của các phân xã trong nước:

Thành công trong việc thể chế hóa cơ chế phối hợp xử lý thông tin của các phân xã trong nước khi quy định rõ những nguyên tắc và trách nhiệm trong xử lý thông tin, phân bổ hợp lý tài nguyên thông tin của phân xã gửi về, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng thông tin, tránh chồng chéo khiến việc xử lý thông tin bị chậm trễ hoặc để sót, để lọt thông tin. Và đến nay, Phòng QLPXĐP đã chủ trì việc hoàn thiện quy chế phối hợp xử lý thông tin phân xã trong nước.

- Đổi mới nội dung thông tin: Ưu tiên thông tin sự kiện, thông tin những vấn

đề mà dư luận xã hội quan tâm, nhất là thông tin mang tính phát hiện, tính dự báo, phân tích, đánh giá hoặc hướng dẫn dư luận xã hội. Thông tin tiến độ, thông tin thuộc dạng “vô thưởng vô phạt” hoặc những tin “không có thông tin” lần lượt bị loại bỏ. Mảng tin phát hiện, biểu dương và cổ vũ nhân tố tích cực được tăng cường.

- Chất lượng thông tin qua các bước trong Quy trình sản xuất tin được nâng

cao: Đó là sự nỗ lực đồng bộ, sự cộng đồng trách nhiệm rất cao của tất cả những người tham gia trong dây chuyền sản xuất tin, từ phóng viên, biên tập viên, người hiệu đính, và người duyệt phát tin.

Trưởng phân xã luôn hoàn thành trách nhiệm trực tiếp biên tập và duyệt tin, bài của phóng viên các phân xã trước khi phát về Tổng xã theo đúng quy chế hoạt động của các phân xã mà TTXVN đã ban hành. Các ban quản lý và chỉ đạo các phân xã trong và ngoài nước đã nghiên cứu xây dựng các hình thức chế tài để các trưởng phân xã phải thực hiện nghiêm túc trách nhiệm này.

Các bước trong Quy trình sản xuất tin dần tránh được lối thể hiện theo tính công thức, sáo mòn, đơn điệu. Cách thể hiện thông tin để tăng tính hấp dẫn cũng được mạnh dạn đổi mới. Mỗi phóng viên, biên tập viên đã tạo những dấu ấn riêng

khi thể hiện văn phong, bút pháp của mình. Đồng thời, nghiêm túc trong bước thu thập, viết tin, không để xảy ra tình trạng bị lọt “sạn” trong sản phẩm thông tin (sai lỗi chính tả, sai ngữ pháp, sai tên người, chức danh, địa danh, số liệu…).

Một phần của tài liệu Quy trình sản xuất tin của Thông tấn xã Việt Nam - Những thành công và hạn chế (Trang 110 - 113)