Tin, bài không sử dụng

Một phần của tài liệu Quy trình sản xuất tin của Thông tấn xã Việt Nam - Những thành công và hạn chế (Trang 87 - 90)

6. Cấu trúc luận văn

3.1.2.Tin, bài không sử dụng

Với sự tăng cường về nguồn lực vật chất và con người, tin, bài của phóng viên các phân xã trong nước đã có sự nâng cao đáng kể về chất lượng và số lượng, phần nào đáp ứng được nhu cầu thông tin theo định hướng “nhanh - đúng - trúng - hay”. Một trong những nguyên nhân dẫn đến tính cạnh tranh của sản phẩm thông tin trong nước của TTXVN nói chung và các phân xã trong nước nói riêng chưa cao liên quan đến Quy trình sản xuất tin ở khâu phát hiện chủ đề, phản ánh sự kiện và thể hiện sản phẩm thông tin của người viết còn hạn chế. Đây cũng là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng còn khá nhiều tin, bài của phóng viên phân xã trong nước viết nhưng không được các đơn vị thông tin trong ngành sử dụng.

Chỉ tính riêng năm 2009 và 6 tháng đầu năm 2010, trong tổng số tin, bài phân xã trong nước gửi về Tổng xã đã có hơn 2.000 tin, bài không được BBT TTN và BBT TKT sử dụng (trong đó 6 tháng đầu năm 2010 có 515 tin, bài bị bỏ). Tháng “cao điểm” (tháng 8/2009) có tới 190 tin, bài phải bỏ vì chất lượng tin, bài quá thấp. Có phóng viên phân xã một tháng có tới 5 tin, bài không được dùng.

Việc còn nhiều tin, bài của phóng viên phân xã trong nước không được sử dụng đang là nỗi bức xúc không chỉ đối với các đơn vị quản lý, chỉ đạo sử dụng thông tin mà còn là vấn đề đáng “báo động” đối với các phóng viên phân xã bởi bên cạnh tốn kém về mặt kinh tế (chi phí cho việc làm tin, ước tính mỗi tin, bài phải đầu tư khoảng 200.000 đến 250.000 đồng) còn là uy tín ảnh hưởng tới việc thực hiện định mức của chính phóng viên đó cũng như những hệ lụy kèm theo đối với tập thể phân xã (trong việc xem xét danh hiệu thi đua) và trưởng phân xã (dưới góc độ quản lý phân xã). Vì vậy, việc xác định nguyên nhân dẫn tới tin, bài không được sử dụng không chỉ là trách nhiệm của người viết (tác giả) mà còn là trách nhiệm chung của các đơn vị quản lý, chỉ đạo và sử dụng thông tin của phóng viên.

Với chức năng, nhiệm vụ được BLĐ giao, ngoài thẩm định điểm tin, bài đã được sử dụng, các chuyên viên của Phòng QLPXĐP còn tham gia thẩm định các tin, bài đã được sử dụng do các “khách hàng” là hai BBT TTN và BBT TKT chuyển tới. Trong quá trình thẩm định lại tin, bài không được dùng Phòng QLPXĐP bước đầu rút ra một số nguyên nhân cơ bản dẫn tới tin, bài không được sử dụng như sau:

- Tin báo đạo: Đây là nguyên nhân dẫn tới tỉ lệ tin, bài không được sử dụng

khá cao bởi trong xu thế cạnh tranh thông tin hiện nay, dạng tin này có hiệu quả thông tin rất thấp; nội dung tẻ nhạt vì sự kiện thông tin không có hoặc rất mờ nhạt. Thường gặp trong dạng tin này là những thông tin về sản xuất nông nghiệp (mùa vụ) theo kiểu “tứ thời bát tiết”; tin về thực hiện các giải pháp phát triển sản xuất, phát triển kinh tế - xã hội chung chung, thiếu tính cụ thể.

- Tin tiến độ: Mặc dù đã có quy định việc hạn chế đưa tin tiến độ nếu không có

thêm thông tin mới nhưng dạng tin này cũng còn nhiều phân xã vẫn thực hiện. Các tin, bài tiến độ bị bỏ nhiều thường gặp ở các chủ đề sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, y tế, giáo dục, an toàn giao thông, phòng chống ma túy, tin xóa đói giảm nghèo và hoạt động của các đoàn thể quần chúng.

- Tin không có nội dung thông tin mới (tin cũ): Dạng tin này bị bỏ khá nhiều

bởi nội dung tin không có tính thời sự, số liệu thông tin cũ. Biểu hiện rõ nhất của dạng tin này là những tin thường có cụm từ “từ năm… đến nay,…”.

- Tin không có yếu tố thời gian: Dạng tin này phóng viên phân xã cũng rất hay

“mắc”. Ngoại trừ các tin, bài có thêm yếu tố thông tin mới hoặc tin, bài có đề cập chủ đề quan trọng được nhiều người quan tâm. Khi gặp những tin, bài có các câu hoặc cụm từ như: “Đến nay…”, “Từ… đến nay…”, “Những năm gần đây…”, “Vừa…”, “… đã…”, “Gần đây…”, “Vài ngày, tháng, năm qua…”, nếu không có thêm những yếu tố thông tin mới cần thiết, những tin, bài không rõ yếu tố thời gian này rất dễ bị bỏ.

- Tin không làm rõ được chủ đề cần đề cập: Dạng tin, bài này cũng bị bỏ khá

nhiều bởi nội dung tin, bài không nêu bật được chủ đề mà người viết định đề cập. Nguyên nhân của tình trạng này là do phóng viên “tham” chi tiết, lựa chọn chi tiết

thông tin để phục vụ cho chủ đề chưa tốt hoặc “ôm đồm” nhiều vấn đề là “loãng” chủ đề đã chọn. Dạng tin, bài này thường hay gặp nhất là ở các bài viết giới thiệu về gương điển hình, người tốt việc tốt.

- Tin vụn: Dạng tin này thường đi kèm với hiện tượng “chẻ tin”, rất dễ bị bỏ

hoặc nếu sử dụng cũng chỉ được dùng dưới dạng tin vắn rất ít điểm. Đây là điều đáng tiếc bởi nếu phóng viên biết lựa chọn, lồng ghép chi tiết “đắt” trong tin vào một tin khác có cùng chủ đề thì hiệu quả thông tin sẽ cao hơn.

- Tin sơ lược, nội dung dàn trải: Loại tin này bị bỏ vì nội dung tin sơ sài, dàn

trải, hàm lượng thông tin thấp. Nguyên nhân của tình trạng này là do phóng viên không nắm chắc thông tin, có nhiều chi tiết “thừa”, trong khi đó chi tiết “đắt” trong tin, bài lại quá ít. Qua thống kê có tháng tới hơn 50 tin, bài bị bỏ vì nội dung tin sơ lược, cách viết dàn trải.

- Tin không ra tin, bài chẳng ra bài: Đây cũng là loại tin, bài rất dễ bị bỏ và

thực tế đã bị bỏ khá nhiều bởi thể loại tin, bài quá phức tạp. Nguyên nhân của tình trạng này là do phóng viên khi viết không xác định rõ thể loại mà mình định thể hiện hoặc do người viết tùy tiện, viết theo kiểu tràn lan. Tình trạng viết “tin không

ra tin, bài chẳng ra bài” không chỉ có ở phóng viên trẻ mà còn gặp ở cả một số

phóng viên giàu kinh nghiệm, trong đó có cả trưởng phân xã.

- Tin đưa chậm: Đây thường là những tin có vấn đề, sự kiện thông tin nếu

được đưa tin kịp thời sẽ có tác dụng tốt, hiệu quả thông tin cao. Tuy nhiên, do nắm nguồn tin chưa tốt nên một số phân xã vẫn để xảy ra tình trạng thông tin chậm, thậm chí bỏ sót sự kiện xảy ra trên địa bàn. Loại tin này tuy có vấn đề những do tính thời sự không còn (sự việc đã xảy ra nhiều báo, đài đã đưa tin, viết bài) nên tỉ lệ không được sử dụng rất lớn. Hơn nữa, theo quy chế hiện hành, trưởng phân xã hoặc phóng viên còn có thể bị trừ điểm hoặc phạt điểm nếu đưa tin chậm (nhất là đối với những

trường hợp bỏ sót thông tin).

- Tin thiếu tính toàn quốc: Dạng tin này thường không được sử dụng do sự

kiện thông tin nhỏ, chỉ mang tính địa phương. Thường gặp là các tin về tổ chức các môn thi đấu thể thao; tin về hội thảo, tập huấn cấp sở, ban, ngành của tỉnh.

- Tin “râu ông nọ cắm cằm bà kia”: Đây là loại tin gây phản cảm rất lớn đối với những người sử dụng thông tin bởi thái độ tắc trách, cẩu thả của người viết. Để sửa đổi tính cẩu thả này, loại tin “râu ông nọ cắm cằm bà kia” thường bị bỏ ngay lập tức hoặc nếu là thông tin sự kiện quan trọng, chí ít phóng viên cũng phải viết lại theo yêu cầu của biên tập viên nhưng điểm chấm cho tin này cũng thường dưới “điểm trần” của dạng tin vắn theo barem điểm đã quy định.

- Tin trùng lặp: Dạng tin này thường bị bỏ do trùng lặp nội dung thông tin.

Nguyên nhân dẫn tới tình trạng này là do trưởng phân xã không thực hiện nghiêm túc khâu duyệt tin, bài của phóng viên trước khi chuyển về Tổng xã và do việc dự kiến thông tin hàng ngày của phân xã không được tốt. Không ngoại trừ trường hợp có phóng viên (tuy chỉ là số ít) cố tình gửi thông tin có cùng nội dung về Tổng xã trong một thời gian cách quãng (một, hai tháng hoặc thậm chí gần một năm). Điều cần cảnh báo là đối với một số trường hợp này khi bị phát hiện, không những tin, bài đó không được sử dụng mà người viết còn phải chịu phạt điểm rất nghiêm khắc. Trên đây là những nguyên nhân dẫn tới tình trạng còn nhiều tin, bài phóng viên các phân xã trong nước không được sử dụng. Trên thực tế, trong khâu thẩm định lại tin không dùng của Quy trình sản xuất tin, Phòng QLPXĐP cũng đã phát hiện, trao đổi, đề nghị các ban biên tập xem xét, sử dụng lại một số tin, bài biên tập viên bỏ chưa xác đáng; hoặc trực tiếp trao đổi với phóng viên để viết bổ sung thêm những thông tin cần thiết đối với tin, bài còn có thể “cứu” được. Điều tích cực là phần lớn số tin, bài sau khi được gợi ý viết lại đều được các ban biên tập sử dụng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

(có tin, bài sau khi sửa lại còn đạt điểm chất lượng). Điều này cho thấy nếu phóng

viên chịu khó tìm chủ đề, phát hiện sự kiện, vấn đề thông tin và đầu tư kỹ lưỡng hơn nữa cho sản phẩm của mình chắc chắn hiệu quả sử dụng tin, bài của phóng viên các phân xã sẽ cao hơn, góp phần nâng cao hiệu quả Quy trình sản xuất tin.

Một phần của tài liệu Quy trình sản xuất tin của Thông tấn xã Việt Nam - Những thành công và hạn chế (Trang 87 - 90)