Công cụ thu thập dữ liệu định tính

Một phần của tài liệu Các nhân tố ảnh hưởng lòng trung thành của nhà quản lý cấp trung trong lĩnh vực nhà hàng khách sạn tại Tp.HCM (Trang 56)

Đây là giai đoạn nghiên cứu sơ bộ, được thực hiện để điều chỉnh thang đo và bổ sung các biến quan sát. Phương pháp này được thực hiện bằng cách phỏng vấn sâu theo một nội dung đã được chuẩn bị trước.

Quan sát: tác giả tham gia thụ động để quan sát mục tiêu chính là xem các nhà quản lý cấp trung có động lực/thõa mãn trong công việc và trung thành đối với tổ chức không?. Giúp tác giả thu nhận được những kiến thức và những vấn đề cần nghiên cứu, nhận đạng được những thực tế áp lực trong công việc đang xảy ra về ngữ cảnh, thời gian. Khó khăn của tác giả trong quan sát tính đặc thù kinh doanh các doanh nghiệp nhà hàng khách sạn trong nhiều tình huống tế nhị không thể quan sát được.

Thảo luận tay đôi: là kỹ thuật thu thập dữ liệu thông qua việc thảo luận giữa hai người nhà nghiên cứu và đối tượng phỏng vấn là các nhà quản lý cấp trung làm việc trong các doanh nghiệp nhà hàng khách sạn tại TP.Hồ Chí Minh.

Phỏng vấn: là một hình thức nghiên cứu có tính chất cá nhân hơn nhiều so với bảng hỏi. Trong phỏng vấn cá nhân, tác giả đã làm việc trực tiếp với người được phỏng

vấn. Không giống như phiếu điều tra gửi qua email, người phỏng vấn sẽ có cơ hội được đặt những câu hỏi tiếp theo.

Các thông tin cần thu thập:

 Xác định xem các Tổng giám đốc/Phó Tổng giám đốc khách sạn hiểu về nhu cầu của nhà quản lý cấp trung như thế nào? Theo các cấp lãnh đạo, các yếu tố nào làm cho nhân viên trung thành với tổ chức hơn.

 Xác định xem nhà quản lý cấp trung làm việc tại các nhà hàng khách sạn khu vực Thành phố Hồ Chí Minh mong đợi gì trong tổ chức? Theo nhà quản lý cấp trung yếu tố nào làm họ trung thành với tổ chức.

Đối tƣợng phỏng vấn:

Thành phần tham gia phỏng vấn Tổng giám đốc, Giám đốc nhân sự, Giám đốc điều hành, Trưởng phòng/Phó phòng tại khu vực thành phố Hồ Chí Minh như New World Hotel, Saigon View Residences, Quê Hương Hotel, Oscar Hotel, Sheraton Hotel và một số khách sạn khác.

Kết quả nghiên cứu sơ bộ ban đầu sẽ là cơ sở dùng để thiết kế bảng câu hỏi cho việc nghiên cứu chính thức. Bảng câu hỏi trước khi tiến hành đi khảo sát sẽ tham khảo ý kiến của chuyên gia và thu thập thử tại các khách sạn trên địa bàn TP.HCM để kiểm tra thử cách thể hiện và ngôn ngữ trình bày.

3.1.2 Nghiên cứu định lƣợng

Đây là giai đoạn nghiên cứu chính thức với kỹ thuật thu thập dữ liệu là phỏng vấn thông qua bảng câu hỏi.

Dữ liệu thu thập được xử lý bằng phần mềm SPSS.

Sau khi mã hóa và làm sạch dữ liệu sẽ trải qua các phân tích chính thức như sau:

 Đánh giá độ tin cậy các thang đo: độ tin cậy của thang đo được đánh giá qua hệ số Cronbach alpha, qua đó các biến không phù hợp sẽ bị loại nếu hệ số tương quan tổng biến nhỏ (<0.3) và thang đo sẽ được chấp nhận khi hệ số Cronbach alpha đạt yêu cầu (>0.6).

 Tiếp theo phân tích nhân tố sẽ được sử dụng để kiểm định sự hội tụ của các biến thành phần về khái niệm. Các biến có hệ số tương quan đơn giữa biến và các nhân tố (factor loading) nhỏ hơn 0.5 sẽ bị loại. Phương pháp phân tích Principal axis factoring với phép quay Promax sẽ được thực hiện và điểm dừng khi trích các yếu tố có Eigenvalue lớn hơn 1.

 Kiểm định các giả thuyết mô hình cấu trúc và độ phù hợp tổng thể mô hình.

3.2 Mô hình lý thuyết

Trên thực tế, có rất nhiều nhân tố tác động đến lòng trung thành của nhân viên ở các doanh nghiệp với mức độ, cường độ và hình thức khác nhau. Những tác động này có thể là tác động trực tiếp hay tác động gián tiếp và có nhiều tác động chúng ta khó có thể nhận biết được. Xuất phát từ mô hình nghiên cứu tổng quát đưa ra trong chương 1 và lý thuyết kinh tế mô hình hồi quy bội để xây dựng mô hình lý thuyết nghiên cứu:

Lòng trung thành = f (tiền lƣơng và thu nhập, điều kiện và môi trƣờng làm việc, sự phù hợp mục tiêu, hỗ trợ cấp cao/lãnh đạo, khen thƣởng công bằng, trao quyền và giám sát)

Hay: Y = f (X1, X2, X3, X4, X5, X6)

Bảng 3.2: Mô tả các biến trong mô hình

Biến

hiệu Mô tả biến

Lòng trung thành Y

Lòng trung thành của nhà quản lý cấp trung đối với các doanh nghiệp trong các doanh nghiệp nhà hàng khách sạn

Tiền lương và thu

nhập X1

Mức độ hài lòng về các chính sách tiền lương và thu nhập của nhà quản lý cấp trung đối với các doanh nghiệp trong các doanh nghiệp nhà hàng khách sạn Điều kiện và môi X2 Mức độ hài lòng về các yếu tố liên quan đến điều kiện

trường làm việc phù hợp

và môi trường làm việc thuận lợi của nhà quản lý cấp trung đối với các doanh nghiệp trong các doanh nghiệp nhà hàng khách sạn

Sự phù hợp mục

tiêu X3

Mức độ hài lòng về các yếu tố liên quan đến sự phù hợp mục tiêu của nhà quản lý cấp trung đối với các doanh nghiệp trong các doanh nghiệp nhà hàng khách sạn

Hỗ trợ từ cấp cao/lãnh đạo X4

Mức độ hài lòng về các yếu tố liên quan đến công việc hỗ trợ từ cấp cao/lãnh đạo của nhà quản lý cấp trung đối với các doanh nghiệp trong các doanh nghiệp nhà hàng khách sạn

Khen thưởng công

bằng X5

Mức độ hài lòng về các yếu tố liên quan đến khen thưởng công bằng của nhà quản lý cấp trung đối với các doanh nghiệp trong các doanh nghiệp nhà hàng khách sạn

Trao quyền và giám

sát X6

Mức độ hài lòng về các yếu tố trao quyền và giám sát của nhà quản lý cấp trung đối với các doanh nghiệp trong các doanh nghiệp nhà hàng khách sạn

Trong đó:

Biến lòng trung thành (Y) là biến phụ thuộc của mô hình.

Mô hình hồi quy đa biến và kiểm định với mức ý nghĩa 5%: Sự trung thành = B

0 + B

1 * Tiền lương và thu nhập + B

2 * Điều kiện và môi trường làm việc thuận lợi + B

3 * Sự phù hợp mục tiêu + B

4 * Hỗ trợ từ cấp cao/lãnh đạo + B

5 * Khen thưởng công bằng + B

6 * Trao quyền và giám sát

Tiếp theo thực hiện kiểm định T-test và phân tích ANOVA (Analysis Of Variance) giữa các nhóm đối tượng khác nhau với các thành phần của mô hình cấu trúc đã được kiểm định nhằm tìm ra sự khác biệt có ý nghĩa của một vài nhóm cụ thể.

3.3 Thiết kế nghiên cứu

3.3.1 Mô tả chi tiết về nhu cầu thông tin chuẩn bị xây dựng bảng câu hỏi

Dựa vào mục tiêu và mô hình nghiên cứu của đề tài, ta cần có các thông tin về đặc điểm cá nhân người lao động cũng cần được thu thập để đánh giá ảnh hưởng của chúng tới lòng trung thành của nhân viên đối với các doanh nghiệp nhà hàng khách sạn. Các thông tin này bao gồm:

- Giới tính

- Trình độ học vấn

- Mức thu nhập bình quân - Tuổi đời

- Loại hình doanh nghiệp - Trình độ chuyên môn

3.3.2 Xây dựng bảng câu hỏi

Từ nhu cầu thông tin cho nghiên cứu, tham khảo ý kiến của các chuyên viên nhân sự tại các doanh nghiệp nhà hàng khách sạn để đưa ra các câu hỏi trong bảng khảo sát. Các câu hỏi được chia làm 06 nhóm theo các nhóm nhân tố cụ thể như sau:

Nhóm yếu tố về tiền lương và thu nhập: gồm 04 câu hỏi tương ứng với 04 biến quan sát ký hiệu TLTN1, TLTN2, TLTN3, TLTN4 với mục tiêu đo mức độ cảm nhận sự hài lòng của người lao động quản lý cấp trung về các chính sách tiền lương và thu nhập của các doanh nghiệp trong các doanh nghiệp nhà hàng khách sạn cũng như trên thị trường lao động hiện nay.

Nhóm yếu tố về điều kiện và môi trường làm việc nhà quản lý cấp trung: gồm 04 câu hỏi tương ứng với 04 biến quan sát ký hiệu từ ĐKMT1, ĐKMT2, ĐKMT3, ĐKMT4 với mục tiêu đo mức độ cảm nhận về sự hài lòng của người lao động về điều kiện vật chất kỹ thuật tại nơi làm việc và môi trường làm việc thuận lợi của người lao động quản lý cấp trung trong các doanh nghiệp nhà hàng khách sạn.

quan sát ký hiệu từ SPHMT1, SPHMT2, SPHMT3, SPHMT4 với mục tiêu đo mức độ cảm nhận của người lao động về các vấn đề phù hợp với mục tiêu của tổ chức.

Nhóm yếu tố về hỗ trợ từ cấp cao/cấp lãnh đạo: gồm 04 câu hỏi tương ứng với 04 biến quan sát ký hiệu từ HT1, HT2, HT3, HT4 với mục tiêu đo mức độ cảm nhận của người lao động quản lý cấp trung về công việc hiện tại của họ.

Nhóm yếu tố về khen thưởng công bằng: gồm 04 câu hỏi tương ứng với 04 biến quan sát ký hiệu từ KT1, KT2, KT3, KT4 với mục tiêu đo mức độ cảm nhận của người lao động về chế độ khen thưởng trong công việc.

Nhóm yếu tố về trao quyền và giám sát: gồm 04 câu hỏi tương ứng với 04 biến quan sát ký hiệu từ TQGS1, TQGS2, TQGS3, TQGS4 với mục tiêu đo mức độ cảm nhận của người lao động về năng lực, phong cách của lãnh đạo các doanh nghiệp và mức độ quan tâm của lãnh đạo đến người lao động.

Nhóm yếu tố về lòng trung thành của nhà quản lý cấp trung: gồm 04 câu hỏi tương ứng với biến quan sát ký hiệu từ MĐTT1, MĐTT2, MĐTT3, MĐTT4 với mục tiêu đánh giá lòng tự hào của người lao động về doanh nghiệp; lòng trung thành và sự nỗ lực cống hiến cho sự tồn tại, phát triển các doanh nghiệp của họ.

3.3.3 Nghiên cứu sơ bộ và hiệu chỉnh thang đo

Mục đích: nhằm kiểm tra xem người được hỏi có hiểu đúng ý câu hỏi hay không, tỷ lệ hiểu sai là nhiều hay ít. Họ quan tâm nhiều đến điều gì, có điều gì mà bảng câu hỏi chưa đề cập đến hay không để hiệu chỉnh bảng câu hỏi.

Thực hiện kiểm tra:

Có 10 cá nhân đại diện cho bộ phận quản lý và nhân viên tham gia phỏng vấn dưới hình thức: phỏng vấn trực tiếp, phỏng vấn tại một địa điểm cụ thể, phỏng vấn qua điện thoại, phỏng vấn qua thư, quan sát.

Dựa vào mô hình để phỏng vấn xem họ quan tâm đến những gì về công việc, tìm kiếm thêm những gì ngoài mô hình.

những câu hỏi này. Có đúng với ý câu hỏi muốn hỏi không? Tỉ lệ hiểu sai có nhiều không.

Hiệu chỉnh bảng câu hỏi theo kết quả khảo sát.

Kết quả từ nghiên cứu sơ bộ được trình bày ở phần hiệu chỉnh thang đo tiếp theo.

3.3.4 Thiết kế thang đo cho bảng câu hỏi

Với các yếu tố liên quan đến cảm nhận của người lao động quản lý cấp trung về các yếu tố trong các doanh nghiệp nhà hàng khách sạn: thang đo Likert 5 bậc được sử dụng. Bậc 1 là hoàn toàn không đồng ý, không hài lòng và bậc 5 là hoàn toàn đồng ý, hoàn toàn hài lòng. Ví dụ về câu hỏi khảo sát như sau:

Anh/Chị hài lòng về phân công công việc và thời gian làm việc tại nơi làm việc không?

Có 5 lựa chọn tương ứng:

Bảng 3.3: Ví dụ về lựa chọn tương ứng câu hỏi khảo sát

1 2 3 4 5

Hoàn toàn không đồng ý

Không đồng ý Tạm đồng ý Đồng ý Hoàn toàn đồng ý

Hoàn toàn không hài lòng

Không hài lòng Tạm bằng lòng Hài lòng Hoàn toàn hài lòng

Các yếu tố về đặc điểm cá nhân được kết hợp sử dụng một số thang đo như thang đo định danh đối với chức vụ, trình độ văn hóa, v.v.

3.3.5 Diễn đạt và mã hóa thang đo

Cảm nhận của nhà quản lý cấp trung về tiền lương và thu nhập, điều kiện và môi trường làm việc, sự phù hợp mục tiêu, hỗ trợ từ cấp cao/lãnh đạo, khen thưởng công bằng, trao quyền và giám sát, mức độ trung thành nhà quản lý cấp trung lòng đối với công ty được ký hiệu như sau:

Bảng 3.4: Thang đo các thành phần sau khi hiệu chỉnh các biến

Tiền lƣơng và thu nhập

1 Thu nhập hiện tại là tương xứng với năng lực quản lý công việc

của tôi TLTN1

2 Tôi cho rằng công ty tôi trả lương công bằng và hợp lý TLTN2 3 Tôi cho rằng công ty tôi trả lương phù hợp so với công ty cùng

điều kiện khác. TLTN3

4 Thù lao trả công ngoài giờ hợp lý TLTN4

Điều kiện và môi trƣờng làm việc thuận lợi

5 Trang thiết bị hỗ trợ cho công việc và điều kiện làm việc của tôi tại

công ty rất tốt ĐKMT1

6 Khối lượng công việc phù hợp, không quá mức áp lực ĐKMT2 7 Phân công công việc và chế độ thời gian làm việc hợp lý ĐKMT3

8 Điều kiện phục hồi sức lao động tốt. ĐKMT4

Sự phù hợp mục tiêu

9 Tôi cảm thấy năng lực bản thân phù hợp với yêu cầu công việc của

tổ chức SPHMT1

10 Tôi cam kết thực hiện mục tiêu của tổ chức đề ra SPHMT2 11 Tôi đồng ý với đường lối kinh doanh của tổ chức SPHMT3 12 Mục tiêu phát triển của tôi tương đồng với mục tiêu của tổ chức SPHMT4

Hỗ trợ từ cấp cao/lãnh đạo

13 Tôi luôn luôn có sự hỗ trợ từ cấp trên trực tiếp trong mọi lĩnh vực HT1 14 Cấp lãnh đạo của tôi đối xử công bằng với nhân viên và quản lý

cấp trung. HT 2

15 Cấp trên của tôi luôn tỏ ra là người hiểu biết, thân thiện và dễ tiếp

16 Cấp trên luôn coi trọng tài năng và đóng góp của nhân viên HT 4

Khen thƣởng công bằng

17 Tôi được xét thưởng xứng đáng khi hoàn thành công việc được

giao KT1

18 Tôi được xét thưởng công bằng qua trách nhiệm công việc KT2 19 Chế độ khen thưởng của công ty luôn khuyến khích nhân viên

hăng say làm việc. KT3

20 Chế độ khen thưởng và trợ cấp tại nơi tôi làm viêc công bằng cho

từng vị trí công việc. KT4

Trao quyền và giám sát

21 Cấp lãnh đạo luôn cho tôi tham gia vào các quyết định quan trọng KT1 22 Cấp lãnh đạo tin vào khả năng ra quyết định của tôi KT2 23 Cấp lãnh đạo khuyến khích tôi sử dụng quyền quyết định được trao KT3 24 Cấp lãnh đạo tin vào sự đánh giá kết quả công việc của tôi KT4

Mức độ trung thành của nhà quản lý cấp trung

25 Tôi rất tự hào được làm tại công ty mình MĐTT1

26 Tôi rất hài lòng về chính sách đối với người lao động của công ty MĐTT 2 27 Tôi cam kết sẽ gắn bó lâu dài với công ty cho dù các công ty khác

trả lương cao hơn MĐTT 3

28 Tôi sẽ giới thiệu mọi người về công ty là nơi làm việc tốt MĐTT 4

3.3.6 Thiết kế mẫu nghiên cứu

3.3.6.1 Thiết kế mẫu

Tổng thể nghiên cứu: tổng thể mẫu là những người hiện nay đang công tác và làm việc tại các doanh nghiệp như:

 Công ty TNHH

 Các doanh nghiệp tư nhân

 Các doanh nghiệp nhà nước

 Công ty liên doanh

 Các doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài Bao gồm các chức danh như:

 Giám đốc/Phó giám đốc

 Trưởng phòng/Phó Phòng

Khung chọn mẫu: là một bộ phận của tổng thể được chọn ra để quan sát. Khung chọn mẫu của đề tài này chỉ giới hạn ở khu vực Thành phố Hồ Chí Minh.

Phương pháp chọn mẫu: có 2 phương pháp chọn mẫu là phương pháp chọn mẫu xác suất và phương pháp chọn mẫu phi xác suất. Phương pháp chọn mẫu xác suất là phương pháp chọn mẫu mà nhà nghiên cứu biết trước được xác suất tham gia vào mẫu

Một phần của tài liệu Các nhân tố ảnh hưởng lòng trung thành của nhà quản lý cấp trung trong lĩnh vực nhà hàng khách sạn tại Tp.HCM (Trang 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(151 trang)