Phân tích hồi quy

Một phần của tài liệu Các nhân tố ảnh hưởng lòng trung thành của nhà quản lý cấp trung trong lĩnh vực nhà hàng khách sạn tại Tp.HCM (Trang 86)

Kết quả phân tích bên trên cho thấy giữa các biến X1, X2, X3, X4, X5, X6 và Y có tương quan chặt chẽ với nhau. Để kiểm định giữa các mối liên hệ này ta sử dụng hàm hồi quy tuyến tính bội với phương pháp đưa vào một lượt (Enter). Như đã quy định ở trên phân tích hồi quy được thực hiện với 6 biến độc lập bao gồm:

X 2: Tiền lương và thu nhập.

X 3: Quyết định quản lý cấp cao/cấp lãnh đạo làm. X 4: Khen thưởng công bằng.

X5: Hỗ trợ từ cấp cao/lãnh đạo. X 6: Sự phù hợp mục tiêu.

Biến phụ thuộc là Sự trung thành của nhà quản lý cấp trung (Y).

Kết quả này cho thấy mô hình hồi quy đưa ra tương đối phù hợp với mức ý nghĩa 0.05. Hệ số R2 hiệu chỉnh = 0.640 (xem phụ lục 4) có nghĩa là có khoảng 64% phương sai sự trung thành được giải thích bởi 6 biến độc lập là: điều kiện và môi trường làm việc phù hợp (X1), tiền lương và thu nhập (X2), quyết định quản lý cấp cao/cấp lãnh đạo (X3), khen thưởng công bằng (X4), hỗ trợ từ cấp cao/lãnh đạo (X5), sự phù hợp mục tiêu (X6).

Bảng 4.5: Bảng đánh giá độ phù hợp của mô hình

Mô hình

Hệ số chưa chuẩn hóa Hệ số chuẩn hóa

t Sig.

Thống kê đa cộng tuyến

B Std. Error Beta Độ chấp nhận

của biến VIF

1 (Hằng số) 2.263E-17 .042 .000 1.000 X1 .371 .043 .371 8.718 .000 1.000 1.000 X2 .369 .043 .369 8.668 .000 1.000 1.000 X3 .416 .043 .416 9.776 .000 1.000 1.000 X4 .306 .043 .306 7.193 .000 1.000 1.000 X5 .237 .043 .237 5.561 .000 1.000 1.000 X6 .208 .043 .208 4.895 .000 1.000 1.000

Mô hình

Hệ số chưa chuẩn hóa Hệ số chuẩn hóa

t Sig.

Thống kê đa cộng tuyến

B Std. Error Beta Độ chấp nhận

của biến VIF

1 (Hằng số) 2.263E-17 .042 .000 1.000 X1 .371 .043 .371 8.718 .000 1.000 1.000 X2 .369 .043 .369 8.668 .000 1.000 1.000 X3 .416 .043 .416 9.776 .000 1.000 1.000 X4 .306 .043 .306 7.193 .000 1.000 1.000 X5 .237 .043 .237 5.561 .000 1.000 1.000 X6 .208 .043 .208 4.895 .000 1.000 1.000 a. Biến phụ thuộc: Y

Kiểm định F sử dụng trong bảng phân tích phương sai là phép kiểm định giả thuyết về độ phù hợp của mô hình hồi quy tuyến tính tổng thể. Ý tưởng của kiểm định này về mối quan hệ tuyến tính giữa biến phụ thuộc và các biến độc lập. Trong bảng phân tích ANOVA, ta thấy giá trị sig. rất nhỏ (sig = 0.000) (xem phụ lục 4), nên mô hình hồi quy phù hợp với tập dữ liệu và có thể sử dụng được.

Phân tích ANOVA cho giá trị F = 58.889 (sig = 0.00) (xem phụ lục 4). Hiện tượng đa cộng tuyến không có ảnh hưởng đến kết quả giải thích của mô hình với VIF của mỗi biến lớn nhất bằng 1 (<2). Quy tắc là khi VIF nhỏ hơn 2 là tốt, nếu lơn hơn 10 đó là dấu hiệu của đa cộng tuyến (Trọng & Ngọc, 2005).

Phương trình hồi quy thể hiện mối quan hệ giữa sự trung thành của nhân viên trong tổ chức (Y) với các biến độc lập bao gồm: điều kiện và môi trường làm việc phù hợp (X1), tiền lương và thu nhập (X2), quyết định quản lý cấp cao/cấp lãnh đạo (X3),

khen thưởng công bằng (X4), hỗ trợ từ cấp cao/lãnh đạo (X5), sự phù hợp mục tiêu (X6) được thể hiện qua biểu thức sau:

Y = 0.371 * X1 + 0.369* X2 + 0.416 * X3 + 0.306 * X4 + 0.237 * X5 + 0.206 * X6

Sự trung thành = 0.371 * Điều kiện và môi trường làm việc phù hợp + 0.369* Tiền lương và thu nhập + 0.416 * Quyết định quản lý cấp cao/cấp lãnh đạo + 0.306 * Khen thưởng công bằng + 0.237 * Hỗ trợ từ cấp cao/lãnh đạo + 0.206 * Sự phù hợp mục tiêu.

Diễn giải kết quả:

Như vậy, theo mô hình trên, cả 6 nhân tố đều có ảnh hưởng quan trọng đến lòng trung thành của nhà quản lý cấp trung trong các doanh nghiệp nhà hàng khách sạn. Thứ tự tầm quan trọng của từng yếu tố phụ thuộc vào giá trị tuyệt đối của ß. Nhân tố nào có hệ số ß càng lớn thì mức độ tác động ß đến sự hài lòng càng nhiều.

Kết quả của phương trình cho thấy, lòng trung thành của nhà quản lý cấp trung chịu tác động nhiều nhất bởi nhân tố quyết định quản lý cấp cao/cấp lãnh đạo (ß3 = 0.416), kế đến là nhân tố điều kiện và môi trường làm việc phù hợp (ß1 = 0.371), tiếp

theo là nhân tố tiền lương và thu nhập (ß2 = 0.371), khen thưởng công bằng (ß4 = 0.306), hỗ trợ từ cấp cao/lãnh đạo (ß5 = 0.237), cuối cùng là nhân tố sự phù hợp mục tiêu (ß6 = 0.206).

Từ phương trình trên cho thấy, các cấp lãnh đạo có thể tác động đến các biến trong phương trình nhằm gia tăng mức độ lòng trung thành nhà quản lý cấp trung trong công tác quản trị nhân sự theo hướng cải thiện các yếu tố.

Một phần của tài liệu Các nhân tố ảnh hưởng lòng trung thành của nhà quản lý cấp trung trong lĩnh vực nhà hàng khách sạn tại Tp.HCM (Trang 86)