Sự thành công trong lĩnh vực kinh doanh khách sạn phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Không phải ai cũng có thể thích hợp với vai trò của một quản lí khách sạn. Người ta thường ví quản lý khách sạn “nghề làm dâu 3 họ”. Các khách sạn lớn hoạt động kinh doanh tốt, nắm rõ được bản chất của vấn đề này nên định hướng khắc phục. Các vị lãnh đạo cấp cao nhận ra rằng họ phải huấn luyện và phát triển nhà quản trị thuộc quyền để khỏi bị dồn nén công việc vì thiếu người. Việc huấn luyện và trao đổi kinh nghiệm cho người thuộc quyền vô cùng khó khăn, đòi hỏi nhiều thử thách. Nó chỉ được thực hiện tốt bằng sự giúp đỡ tận tình của một cấp trên đầy kinh nghiệm và thông cảm.
Tất cả những vấn đề phức tạp này làm cho một số người quản lý không thể chịu nổi sức ép nên đã xin nghỉ việc, hoặc có khi họ làm không đạt yêu cầu nên bị sa thải. Ngoài ra, những quản lý giỏi có đòi hỏi cao, muốn thăng tiến nhanh, nên bị thiếu hụt một số cấp quản lý. Tìm được một dàn quản lý cùng cộng tác với nhau trong nhiều năm là điều rất khó. Vì lý do này mà nhiều khách sạn không duy trì được sự ổn định trong lực lượng quản lý.
Chỉ có lòng yêu nghề, tinh thần trách nhiệm và niềm tự hào là những danh từ của các vị lãnh đạo giỏi, thành công và các cán bộ điều hành của họ thường xuyên sử dụng
để diễn đạt công việc của mình. Hầu như không có trường hợp ngoại lệ. Tất cả đều có cảm giác cực kì may mắn được làm những gì họ đã và đang làm. Có những người phát biểu “Tôi sinh ra là giành cho khách sạn” và chỉ có ân hận một điều là đã không hội nhập vào lĩnh vực khách sạn sớm hơn.
Có những Giám đốc khách sạn đã từ chối một chức vụ cao hơn vì họ cho rằng tiền bạc, địa vị cũng không bù đắp được sự mất mát: mất đi những hưng phấn, mất đi sự gần gũi với tất cả những gì của khách sạn.
Các giải pháp và kiến nghị chỉ giới hạn trong phạm vi về thực tiễn nghiên cứu mức độ thỏa mãn với công việc và lòng trung thành của nhà quản trị cấp trung trong các doanh nghiệp nhà hàng khách sạntại TP.HCM tác giả xin đề xuất một số giải pháp như sau: