Đánh giá độ tin cậy thang đo các biến độc lập

Một phần của tài liệu Các nhân tố ảnh hưởng lòng trung thành của nhà quản lý cấp trung trong lĩnh vực nhà hàng khách sạn tại Tp.HCM (Trang 74)

Độ tin cậy được dùng để mô tả độ lỗi của phép đo, bởi vì ta không thể biết chính xác mức độ biến thiên của biến đúng và biến lỗi, không thể tính được trực tiếp mức độ tin cậy của thang đo. Tuy nhiên, chúng ta có thể thiết lập độ tin cậy dựa vào hệ số Cronbach Alpha. Hệ số này cho biết mức độ tương quan giữa các biến trong bảng câu hỏi, được dùng để tính sự thay đổi của từng biến và mối tương quan giữa các biến (Bob E.Hays, 1983).

Độ tin cậy của thang đo được đánh giá thông qua hệ số Cronbach alpha tính được từ việc phân tích số liệu bằng phần mềm SPSS. Theo Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008) “Nhiều nhà nghiên cứu đồng ý rằng khi Cronbach alpha từ 0,8 trở lên đến gần 1 thì thang đo lường là tốt, từ 0,7 đến gần 0,8 là sử dụng được. Cũng có nhà nghiên cứu đề nghị rằng Cronbach alpha từ 0,6 trở lên là có thể sử dụng được trong trường hợp khái niệm thang đo lường là mới hoặc mới đối với người trả lời trong bối cảnh nghiên cứu (Nunnally, 1978; Peterson, 1994; Slater, 1995)”. Đối với luận văn này, thang đo được đánh giá độ tin cậy thông qua hai công cụ là hệ số Cronbach Alpha và phân tích nhân tố. Hệ số Cronbach Alpha được sử dụng để loại các biến “rác”, các

3.2039 3.3107 3.1796 3.2184 MĐTT1 MĐTT2 MĐTT3 MĐTT4 Trung bình Trung bình

biến có hệ số tương quan tổng biến (Corrected item total correlation) nhỏ hơn 0.3 sẽ bị loại và thang đo sẽ được chọn khi hệ số Cronbach Alpha lớn hơn 0.6 (Nunnally & Bernstein, 1994).

Thành phần Tiền lƣơng và thu nhập có hệ số Cronbach Alpha = 0.851 và các

thang đo đều có hệ số Cronbach Anlha lớn hơn 0.6, các biến quan sát đều có hệ số tương quan giữa biến và biến tổng (Corrected Item – Total Correlation) đều lớn hơn 0.3 (xem phụ lục 3). Như vậy các thang đo mức độ thõa mãn công việc đảm bảo độ tin cậy nên đạt yêu cầu, tất cả các biến đều được sử dụng trong phân tích EFA tiếp theo.

Thành phần Điều kiện và môi trƣờng làm việc thuận lợi có hệ số Cronbach

Alpha = 0.822 và hệ số tương quan tổng biến (Corrected Item – Total Correlation) đều lớn hơn 0.3 (xem phụ lục 3). Như vậy các thang đo mức độ thõa mãn công việc đảm bảo độ tin cậy nên đạt yêu cầu, tất cả các biến đều được sử dụng trong phân tích EFA tiếp theo.

Thành phần Sự phù hợp mục tiêu có hệ số Cronbach Alpha = 0.802 và hệ số tương quan tổng biến (Corrected Item – Total Correlation) đều lớn hơn 0.3 (xem phụ lục 3). Như vậy các thang đo mức độ thõa mãn công việc đảm bảo độ tin cậy nên đạt yêu cầu, tất cả các biến đều được sử dụng trong phân tích EFA tiếp theo.

Thành phần Hỗ trợ từ cấp cao/lãnh đạo có hệ số Cronbach Alpha = 0.867 và hệ số tương quan tổng biến (Corrected Item – Total Correlation) đều lớn hơn 0.3 (xem phụ lục 3). Như vậy các thang đo mức độ thõa mãn công việc đảm bảo độ tin cậy nên đạt yêu cầu, tất cả các biến đều được sử dụng trong phân tích EFA tiếp theo.

Thành phần Khen thƣởng công bằng có hệ số Cronbach Alpha = 0.848 và hệ số tương quan tổng biến (Corrected Item – Total Correlation) đều lớn hơn 0.3 (xem phụ lục 3). Như vậy các thang đo mức độ thõa mãn công việc đảm bảo độ tin cậy nên đạt yêu cầu, tất cả các biến đều được sử dụng trong phân tích EFA tiếp theo.

Thành phần Trao quyền và giám sát có hệ số Cronbach Alpha = 0.813 và hệ số tương quan tổng biến (Corrected Item – Total Correlation) đều lớn hơn 0.3 (xem phụ

lục 3). Như vậy các thang đo mức độ thõa mãn công việc đảm bảo độ tin cậy nên đạt yêu cầu, tất cả các biến đều được sử dụng trong phân tích EFA tiếp theo.

Một phần của tài liệu Các nhân tố ảnh hưởng lòng trung thành của nhà quản lý cấp trung trong lĩnh vực nhà hàng khách sạn tại Tp.HCM (Trang 74)