Hiện thực và lãng mạn hai nguồn cảm hứng nghệ thuật chủ đạo trong truyện của Lưu Trọng Lư

Một phần của tài liệu Đặc điểm truyện Lưu Trọng Lư (Trang 41)

đạo trong truyện của Lưu Trọng Lư

Cảm hứng nghệ thuật là yếu tố không thể thiếu đối với quá trình sáng tạo của nhà văn và sự tiếp nhận của độc giả.

Từ điển thuật ngữ văn học định nghĩa cảm hứng chủ đạo là “trạng thái

tình cảm mãnh liệt, say đắm xuyên suốt tác phẩm nghệ thuật, gắn liền với một tư tưởng xác định, một sự đánh giá nhất định, gây tác động đến cảm xúc của những người tiếp nhận tác phẩm” [26, 44 - 45]. Nhà phê bình văn học Bêlinxki xem cảm hứng chủ đạo là điều không thể thiếu của việc tạo ra những tác phẩm đích thực bởi nó “biến sự chiếm lĩnh thuần túy trí óc đối với tư tưởng, thành tình yêu đối với tư tưởng, một tình yêu mạnh mẽ, một khát vọng nhiệt thành”. Những tình cảm mãnh liệt, sự thôi thúc từ chính trái tim người nghệ sĩ buộc nhà văn phải cầm bút sáng tác. Sáng tạo văn chương thực chất là quá trình con người tự dò xét thế giới hỗn mang của cảm xúc, tư tưởng đã được dồn nén, tích tụ để trở về với chính mình và “rũ” ra cho kì hết những lớp trầm tích xúc cảm từ lâu đời. Cảm hứng không cho phép nhà văn thể hiện cảm xúc một cách bằng phẳng, nhạt nhẽo. Nó cũng không phải tình cảm được xướng lên, mà phải là tình cảm đã hòa quyện trở thành linh hồn, toát ra từ tình huống, từ tính cách và sự miêu tả của tác phẩm. Cảm hứng đem đến cho tác phẩm một bầu không khí xúc cảm tinh thần nhất định, thống nhất, gắn kết tất cả các cấp độ và yếu tố của nội dung tác phẩm.

Một phần của tài liệu Đặc điểm truyện Lưu Trọng Lư (Trang 41)