Giọng điệu

Một phần của tài liệu Đặc điểm truyện Lưu Trọng Lư (Trang 123)

Bên cạnh nghệ thuật xây dựng nhân vật, ngôn ngữ nghệ thuật, giọng điệu trần thuật cũng là một trong những yếu tố quan trọng tạo nên thành công của tác phẩm, thể hiện rõ phong cách của nhà văn.

Theo Từ điển thuật ngữ văn học, giọng điệu là: “Thái độ, tình cảm, lập trường tư tưởng đạo đức của nhà văn đối với hiện tượng được miêu tả thể hiện trong lời văn quy định cách xưng hô, gọi tên, dùng từ, sắc điệu tình cảm, cách cảm thụ xa gần, thân sơ, thành kính hay suồng sã, ngợi ca hay châm biếm” [26, 134]. Giọng điệu là yếu tố đóng vai trò thống nhất mọi yếu tố khác của hình thức tác phẩm vào một chỉnh thể. “Thiếu một giọng điệu nhất định nhà văn chưa thể viết ra được tác phẩm, mặc dù đã có đủ tài liệu và sắp xếp trong hệ thống nhân vật” [26, 135].

Trong đời sống hàng ngày, giọng nói (cũng là giọng điệu) giúp chúng ta nhận biết con người, thậm chí thấu hiểu tính cách của mỗi con người. Trong tác phẩm văn học, giọng điệu là yếu tố thể hiện cái tạng riêng của mỗi người cầm bút. Mỗi nhà văn thường có một giọng điệu riêng in dấu trong sáng tác của mình. Nếu như Vũ Trọng Phụng chiếm lĩnh một giọng văn hài hước, mỉa mai sâu cay, Tô Hoài lại pha chút dí dỏm, hài hước, suồng sã, tự nhiên...

Trong văn xuôi tự sự, giọng điệu giữ vai trò quan trọng: sắp xếp, liên kết, phối hợp các yếu tố hình thức với nhau để tạo nên âm lượng cho tác

phẩm. Bên cạnh đó, giọng điệu được sáng tạo bởi mối quan hệ, lập trường tư tưởng, thái độ của người kể chuyện với đối tượng.

Truyện Lưu Trọng Lư có sự kết hợp của nhiều giọng điệu: vừa chua xót, thương cảm, dí dỏm, hài hước, suy ngẫm, triết lý, chiêm nghiệm

Một phần của tài liệu Đặc điểm truyện Lưu Trọng Lư (Trang 123)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(143 trang)
w