Sự nghiệp văn học của Lưu Trọng Lư

Một phần của tài liệu Đặc điểm truyện Lưu Trọng Lư (Trang 28)

Lưu Trọng Lư là một nghệ sĩ đa tài, ông đã thử sức ngòi bút của mình trên rất nhiều lĩnh vực từ thơ, truyện, phóng sự, hồi kí… Và ở bất cứ lĩnh vực nào, Lưu Trọng Lư cũng đã để lại được những dấu ấn riêng.

Trước hết, tên tuổi của Lưu Trọng Lư thường được nhắc tới với tư cách là một nhà thơ, một con người nồng nhiệt đấu tranh cho sự thắng thế của phong trào Thơ mới. Phong trào Thơ mới ra đời đánh dấu một bước phát triển trong đời sống văn học những năm 1932-1935. Ra đời do sự thôi thúc bởi hai nhu cầu mãnh liệt của tầng lớp thanh niên trí thức tiểu tư sản lúc bấy giờ đó là nhu cầu khẳng định cái tôi cá nhân chủ nghĩa và nhu cầu thoát li của cái tôi ấy; phong trào Thơ mới đã phát triển hết sức nhanh chóng, đến nỗi chưa đầy mười năm sau, khi tổng kết phong trào, các tác giả Thi nhân Việt Nam đã gọi đó là “một thời đại trong thi ca”. Và Lưu Trọng Lư là người có những đóng góp quan trọng cho sự hình thành và phát triển của phong trào Thơ mới. Đóng

góp của ông không chỉ dừng lại ở những bài khẩu chiến, bút chiến bênh vực Thơ mới trong cuộc tranh luận giữa Thơ mới và Thơ cũ mà đặc biệt, tác giả của tập Tiếng thu bất hủ đã ngân lên một điệu đàn riêng không thể hòa lẫn trong bản hòa ca tràn đầy thanh âm, nhạc điệu.

Để thấy được vai trò của Lưu Trọng Lư trong phong trào Thơ Mới, chúng ta hãy cùng nhìn lại quá trình dấn thân của tác giả này trên phương diện lí luận. Lưu Trọng Lư là người đầu tiên hưởng ứng Phan Khôi qua Bức thư ngỏ cùng Phan Khôi tiên sinh (kí tên Cô Liên Hương) sau khi đọc bài Một lối Thơ mới trình chánh giữa làng thơ, kèm theo bốn bài thơ mới (ký

Lưu Trọng Lư) đã đăng trên Phụ nữ tân văn sau đăng ở Phong hóa (số 31, 24- 1-1993). Trong bức thư này, Lưu Trọng Lư nhận xét: “Thơ ca ta ngày nay đang lúc ngắc ngoải, không có lấy một chút sinh khí, nếu không xoay phương cứu chữa gấp, thì ôi thôi, còn chi là tính mạng của thi ca [69, 496]. Ông tin tưởng vào sự thắng thế của Thơ mới: “Tuy có nhiều lộn xộn, nhưng một ngày kia thành thục rồi, sẽ trở vào trong những cái nguyên tắc lề lối rộng rãi hơn, tự do hơn” trên cơ sở đánh giá vai trò của phong trào Thơ mới trên con đường phát triển của văn học dân tộc: “dầu thế nào đi nữa, nó cũng có giá trị là giúp cho sự tự do phát triển của thi ca, đưa thi ca đến chỗ cao xa, rộng lớn, nó như thúc giục, như khiêu khích, như kêu gọi nhà thi nhân làm ra một cuộc canh tân” và “nó chính là một tiếng chuông cảnh tỉnh làng thơ giữa lúc đang triền miên trong cõi chết” [69, 497].

Sau đó, khi xuất bản tiểu thuyết Người sơn nhân (5-1993), ông in kèm ở phần II bài tiểu luận Một cuộc cải cách về thi ca và một số bài Thơ mới. Trong bài viết này, Lưu Trọng Lư đã lên tiếng về sự kiệt quệ của thơ cũ: “Ta thử tìm trong những cái vườn thơ của ta có gì là hoa thơm cỏ lạ đâu nào?” [69, 493]. Tác giả cho những người sáng tác thơ cũ là những thợ thơ chỉ chăm chăm “lựa chữ cho kêu, tìm điển cho lạ, đem cái áo văn chương hoa hòe sặc sỡ mà mặc cho những cái tình cảm yếu đuối, những cái tư tưởng tầm thường”. Từ đó, nhà thơ nhận ra con đường đi đúng đắn cho thi sĩ thời bấy giờ: “Ta kíp

đem những cái ý tưởng mới, những tình cảm mới mà thay vào cho những cái ý tưởng cũ, những tình cảm cũ” [69, 493]. Đồng thời, Lưu Trọng Lư chỉ ra căn nguyên sâu xa dẫn đến nhu cầu bức thiết phải có Thơ mới là khát vọng được đồng cảm, được sẻ chia, được thấu hiểu của người thanh niên trong một thời đại mới.

Bài tiểu luận của Lưu Trọng Lư như một phát súng vang dội nhằm vào thành trì kiên cố của thơ cũ, ngay khi cán cân lực lượng lúc này đang nghiêng về thơ cũ. Tuyên chiến với thơ cũ để bênh vực cho Thơ mới lúc này có nghĩa là tuyên chiến với hơn một nửa văn đàn mà hoàn toàn không có chỗ dựa nào. Điều đó cho thấy tinh thần dũng cảm, bản lĩnh kiên cường của một thi sĩ luôn nhiệt thành hết mình cho quá trình đổi mới thơ ca dân tộc. Thực tế, Lưu Trọng Lư và những người cùng trận tuyến với ông đã phải đón nhận sự đáp trả dữ dội của những người ủng hộ thơ cũ. Tuy nhiên, bởi Lưu Trọng Lư đã nói hộ nỗi niềm của cả một thế hệ trí thức Tây học - lực lượng sáng tác và thưởng thức văn học hùng hậu lúc bấy giờ - nên ông đã được ủng hộ nhiệt thành trên văn đàn. Đặc biệt, những bài viết của Lưu Trọng Lư đã truyền cảm hứng, khích lệ các nhà Thơ mới dấn thân vào con đường chông gai với những thể nghiệm, tìm tòi để mang đến cho nền thi ca nước nhà những sáng tác thực sự có giá trị.

Tiếp đó, tháng 6 năm 1934, trong bài diễn thuyết tại nhà Học hội Quy Nhơn (sau được đăng ở Tiểu thuyết thứ bảy số 27 ngày 1/12/1934), Lưu Trọng Lư đã khẳng định sự ra đời của Thơ mới là một quy luật tất yếu mà cội nguồn của nó là sự thay đổi của “điều kiện bên ngoài”, dẫn đến sự thay đổi ở bên trong tâm hồn. Bài tiểu luận này ra đời trong bối cảnh Thơ mới và thơ cũ đang bất phân thắng bại. Lưu Trọng Lư đã sáng suốt và khách quan khi nhận ra sự ra đời của Thơ mới không phải là một thứ quái thai của những người dốt làm thơ như các nhà thơ cũ từng chế giễu. Sự ra đời của Thơ mới bắt nguồn sâu xa từ những biến thiên của thời đại, dẫn tới sự đổi thay của tâm hồn, quan niệm thẩm mĩ. Những cảm xúc mới lạ, những trường quan niệm

thẩm mĩ mới đã buộc thơ ca phải bứt ra khỏi khuôn khổ quy phạm, chật hẹp của thơ Đường luật.

Trong cuộc tranh luận gay gắt giữa Thơ mới và thơ cũ, để tuyên truyền cho cái mới, đâu đó người ta sẵn sàng mạt sát, bôi đen cái cũ, truyền thống. Lưu Trọng Lư với tư cách là một phó tướng của phái Thơ mới trong cuộc tranh luận với thơ cũ luôn cẩn trọng không chối bỏ hoàn toàn cái cũ, ông luôn phân biệt rõ ràng giữa cái cũ cần thay thế với truyền thống cần tôn trọng, gìn giữ. Điều này được thể hiện rõ qua hai bức thư gửi lên Khê Thượng cho Tản Đà vào cuối năm 1934 và đầu năm 1935. Đáp lại bài viết Phong trào Thơ mới,

Muốn cùng ai trong bạn làng thơ (Tiểu thuyết thứ Bảy, số 26) của Tản Đà, trong Bức thư thứ nhất gửi lên Khê Thượng, Lưu Trọng Lư đã bày tỏ sự ngưỡng mộ

với bậc thi nhân tiền bối, coi Tản Đà “không phải là một người lạ”, mà có lúc còn cảm thấy rất “gần gũi”. Đồng thời, trước sau Lưu Trọng Lư vẫn nhấn mạnh “cái cảm tình rất nặng” của ông với Thơ mới, qua việc khẳng định đổi mới thơ là phù hợp với nhu cầu của thời đại. Tiếp đó, trong Bức thư thứ hai gửi lên Khê

Thượng, Lưu Trọng Lư đã thừa nhận Tản Đà thực chất đã làm Thơ mới một

cách lặng lẽ, không kèn không trống. Đồng ý với Tản Đà ở chỗ ông cho nhiều bài Thơ mới đăng ở các báo đương thời “chưa lấy làm xứng ý”, Lưu Trọng Lư vẫn không quên nhấn mạnh với bậc thi sĩ tiền bối rằng “dẫu sao cũng không nên vì đôi điểm lỗi lầm của nhà tân thi nhân mà hững hờ với phong trào Thơ mới”.

Như vậy, trong những nhân vật tiên phong của phong trào Thơ mới, Lưu Trọng Lư một mặt phê phán kịch liệt thơ cũ và mặt khác là người đầu tiên phát hiện và kéo Tản Đà vào hàng ngũ của mình. Ông sắc sảo, tỉnh táo về lí trí mà thấm đẫm ân tình trong cách nhìn nhận quá khứ. Sự am hiểu về lí luận, lòng dũng cảm, sự quyết tâm dấn thân dù biết con đường đó đầy chông gai đã giúp Lưu Trọng Lư khắc chạm dấu ấn của mình vào phong trào Thơ mới ở cả hai phương diện nhà lí luận và nhà thơ.

Quả đúng như nhận định của tác giả Nguyễn Văn Long trong tiểu luận

hăng hái cho thơ mới, Lưu Trọng Lư đã góp phần đem lại chiến thắng cho phong trào này, chủ yếu không phải là những bài báo, những cuộc diễn thuyết đầy nhiệt tình mà quan trọng hơn là bằng chính những bài thơ mới thành công từ năm 1932-1933” [21, 186].

Có thể khẳng định, Lưu Trọng Lư là một “kiện tướng tiên phong” trong phong trào Thơ mới. Ông vừa hăng hái, nhiệt thành, vừa sắc sảo về mặt lí luận vừa có những cống hiến quý giá trong thực tiễn sáng tác thơ ca. Trong Thi nhân Việt Nam, Hoài Thanh nhận xét rằng Tình già, Trên đường đời và Vắng khách thơ là ba bài mang tên thơ mới được đăng mới nhất.

Trong đó, Trên đường đời (còn có tên Xuân về) của Lưu Trọng Lư là một cung đàn khá mới lạ:

(…) Rồi ngày lại ngày Sắc màu: phai

Lá cành: rụng Ba gian: trống Xuân đi

Chàng cũng đi.

Năm nay xuân còn trở lại Người xưa không thấy tới.

Tuy vẫn còn phảng phất những mô típ cũ của Đường thi như: “chàng đọc sách, nàng quay tơ”, “oanh giục giã”, “hoa nở, xuân sang”, “lá rụng”, “nhà trống”, “người đi không trở về”…, song với những câu thơ dài ngắn linh hoạt, không ràng buộc bởi luật lệ, cách dùng hư từ, tiết tấu, lối chấm câu độc đáo, bài thơ đã thực sự mang đến cho người đọc một món ăn tinh thần mới lạ.

Nhiệt thành cổ vũ cho thơ hiện đại, song khác với Xuân Diệu, Huy Thông, Hàn Mặc Tử, Lưu Trọng Lư đã chọn cho mình một con đường đi riêng. Ông là nhà thơ mới ít chịu ảnh hưởng của thơ ca phương Tây. Hình ảnh và âm điệu những bài như Xuân về, Bên thành con chim con vừa thoát khỏi thi phong gò bó vừa không xa lạ với những gì vốn thân thuộc trong tâm hồn

dân tộc. Trong sự gần gũi với tiếng nói chung của các nhà thơ mới thời kì đầu như Thế Lữ, Huy Thông, Nguyễn Nhược Pháp…, Lưu Trọng Lư có một tâm hồn sầu mộng và đa tình, một sự nhạy cảm tinh tế về nhạc điệu. Đúng như tác giả Vũ Ngọc Phan đã từng nhận xét trong bài viết Lưu Trọng Lư: “Ông say sưa tất cả những cái đẹp của người và của tạo vật, tấm lòng ông lúc nào cũng thổn thức, trí não ông lúc nào cũng mơ màng, ông đem xáo trộn thực với mộng, mộng với thực, thổ lộ nên những lời thơ huyền ảo vô cùng” [21, 54]. Nội dung của thơ Lưu Trọng Lư thường gắn với hai chữ sầu và mộng như chính ông đã thừa nhận:

Thơ ta cũng giống tình nàng vậy Mộng, mộng mà thôi! Mộng hão hờ.

(Hôm qua)

Những bài thơ của Lưu Trọng Lư cuốn hút người đọc chính vì sự kết hợp nhuần nhuyễn tình cảm chân thành với sức tưởng tượng bay bổng, trên một nền nhạc vừa mơ hồ, vừa dạt dào.

Đến những năm 1936-1939, Thơ mới đã có những thành tựu xuất sắc và thực sự thắng thế trên văn đàn. Vị trí tiên phong của Lưu Trọng Lư đã được thừa nhận. Trong bài Thơ mới in trên Hà Nội báo (số 18 ngày 6/5/1936 và số 19 ngày 17/5/1936), Lê Tràng Kiều nhấn mạnh “Lưu Trọng Lư là người đầu tiên gieo hạt Thơ mới vào đất Bắc”.

Không chỉ miệt mài dấn thân vào thơ ca, Lưu Trọng Lư còn say mê sáng tác văn xuôi. Lưu Trọng Lư viết văn xuôi khá sớm và bước đầu đã được dư luận đón nhận. Hàng loạt các sáng tác của ông đã ra đời: Người sơn nhân,

Con chim sổ lồng, Ly tao tuyệt vọng (1933), Khói lam chiều (1935), Cầu sương điếm cỏ (1936), Chiếc cáng xanh (1941)…

Cách mạng tháng Tám đã mở ra một trang mới trong lịch sử dân tộc và cũng đồng thời tạo sức mạnh kì diệu đối với cả một thế hệ văn nghệ sĩ. Tác phẩm đầu tiên ra đời trong chế độ mới là bài luận về nền độc lập của đất nước, in trang trọng trên một tờ báo Huế. Lưu Trọng Lư say sưa làm thơ, viết văn để

đóng góp tiếng nói vào nền văn nghệ cách mạng non trẻ. Về thơ, Lưu Trọng Lư có Lên đường, O tiếp tế, Tiếng hát thanh niên, Ngò cải đơm hoa…; về văn xuôi có truyện ký Chiến khu Thừa Thiên. Những tác phẩm ấy đều mang tình cảm, tâm huyết, khắc họa chân thực cuộc sống và chiến đấu anh dũng của nhân dân ta.

Bước vào cuộc sống hòa bình, sự nghiệp văn học của Lưu Trọng Lư lại mở ra một hướng mới. Nếu như trước đây ông tập trung vào thơ và văn xuôi, thì bây giờ ông đã có những thể nghiệm trên thể loại kịch. Hàng loạt các vở kịch nối tiếp nhau ra đời (hoặc chấp bút cùng người khác, hoặc tự mình sáng tác) như Người nữ diễn viên miền Nam, Xuân Vĩ Dạ, Anh Trỗi, Trưng Nữ

Vương, Tuổi hai mươi, Hồng Gấm, Giọt sương cành hoa, Bình minh Anh Vũ, Kiệu hoa, Nguyễn Trãi, Trọng Thủy - Mỵ Châu, Tiếng hát làm người… Bên

cạnh đó, ông vẫn miệt mài sáng tác thơ với tập thơ Tỏa sáng đôi bờ (1959),

Người con gái sông Gianh (1966) và Từ đất này (1971). Ông cũng không

ngừng sáng tác văn xuôi. Năm 1978, ông hoàn thành và cho ra mắt tập hồi kí về những chặng đường văn học của mình, thì cuối những năm tám mươi lại cho ấn hành tập hồi kí Nửa đêm sực tỉnh với những hồi tưởng về các mối tình đã qua. Năm 1990, tập tùy bút Kìa Người đang đi tới ra đời, là tập hợp những suy nghĩ của ông về chủ tịch Hồ Chí Minh trong nhiều năm qua. Sau đó ông tiếp tục trăn trở với những bài thơ hưởng ứng sự nghiệp đổi mới của đất nước. Nhưng rồi Lưu Trọng Lư đã ngã bệnh và qua đời vào năm 1991 ở tuổi tám mươi. Sau khi ông mất, một số các tác phẩm như Đi giữa vườn nhân - tập tùy

bút, chân dung văn học về Hồ Xuân Hương, Nguyễn Đình Chiểu, Đào Tấn, Miên Thẩm và cuốn Nhật ký đọc Kiều - tập hợp những trang viết xúc động của ông về Truyện Kiều và một số bài thơ chữ Hán của Nguyễn Du,… đã lần lượt được xuất bản. Bên cạnh hoạt động sáng tác, Lưu Trọng Lư còn tham gia công tác quản lý văn nghệ, giữ nhiều trọng trách như: Chi hội trưởng Chi hội văn nghệ Liên khu Bốn, chủ nhiệm tờ báo Thép mới, Vụ trưởng Vụ Nghệ thuật Bộ Văn hóa, Tổng thư ký Hội Nghệ sĩ sân khấu Việt Nam. Với

Một phần của tài liệu Đặc điểm truyện Lưu Trọng Lư (Trang 28)