Nét đẹp nhân văn qua các thời kì văn học trung đại Việt Nam

Một phần của tài liệu nét đẹp nhân văn trong thơ chữ hán nguyễn du (Trang 29)

1.4.1. Giai đoạn văn học từ thế kỉ X đến giữa thế kỉ XV

Giai đoạn văn học từ thế kỉ X đến giữa thế kỉ XV, nổi bật hơn cả là nền văn học Lý - Trần, là một nền văn học đậm đà tinh thần dân tộc và chất nhân văn. Xu hướng sáng tác của vua quan thời kì này chủ yếu gắn số phận cá nhân với vận mệnh dân tộc. Một Phạm Ngũ Lão đặt mình trong mối quan hệ với non sông đất nước, đem hết chí trai tận tụy cống hiến và sẵn sàng xả thân vì nghĩa lớn:

“Múa giáo non sông trải mấy thu

Ba quân khí mạnh nuốt trôi trâu

(Thuật hoài - Phạm Ngũ Lão)

Một Trần Quang Khải luôn lo nghĩ cho vận mệnh của nước nhà, cho một nền thái bình thịnh trị:

Thái bình nên gắng sức Non nước ấy ngàn thu

(Tụng giá hoàn kinh sư – Trần Quang Khải)

Thời chiến, họ xông pha chiến trận không sợ hiểm nguy; còn thời bình, vẫn canh cánh tấm lòng lo nghĩ cho dân, cho nước.

Nam vọng lang yên vô phục khởi, Đồi nhiên nhất tháp mộng thiên an.

(Trông về phương Nam không còn khói lang bốc lên nữa, Thảnh thơi trên giường, yên tâm với giấc mơ riêng)

(Phúc Hưng viên - Trần Quang Khải)

Vẻ đẹp nhân văn, tinh thần nhân văn cao đẹp của xu hướng sáng tác này là sự tận tụy cống hiến hết mình, sẵn sàng hi sinh bản thân vì sự an nguy của dân tộc.

Một trong những hiện tượng độc đáo trong văn học thời kì này còn là sự xuất hiện và phát triển thơ của các thiền sư. Các tác giả thơ thiền Lý - Trần là những con người luôn suy tư chiêm nghiệm về thời cuộc, tự nhiên và lẽ sinh - tử, được - mất của đời người.

Trong thơ thiền đời Lý, con người hiện lên với vẻ đẹp của trí tuệ minh triết. Trước hết, đó là vẻ đẹp an nhiên tự tại của con người hiểu rõ quy luật tự nhiên và sống hòa nhịp cùng quy luật. Hiểu rõ quy luật sinh - trụ - dị - diệt của thế giới tự nhiên và sinh - lão - bệnh - tử của đời người, con người không còn bị cầm tù trong những vòng dây đau buồn, lo sợ, nuối tiếc về chuyện thịnh suy, được mất:

Thân như điện ảnh hữu hoàn vô Vạn mộc xuân vinh, thu hựu khô Nhậm vận thịnh suy vô bố úy Thịnh suy như lộ thảo đầu phô

(Thị đệ tử - Vạn Hạnh)

(Thân như bóng chớp có rồi không, Cây cối xuân tươi, thu não nùng. Mặc cuộc thịnh suy đừng sợ hãi Kìa kìa! Ngọn cỏ giọt sương đông)

Ngày tháng của đời người quý giá biết dường nào, hãy sống hết mình giây phút này, đừng để thời gian trôi qua rồi ngồi hối tiếc.

Các thiền sư nói đến sự tan - hợp, mất - còn của sắc thân bằng một tâm trạng bình thản, vui vẻ chấp nhận chứ không lo sợ. Họ ý thức về sự hiện hữu của con người theo quan điểm thiền học, đặc biệt là thái độ trước cái chết, sự tàn phai, biến ảo của cuộc đời. Đằng sau sự đổi thay, tàn phai và hủy diệt, cái đẹp của tâm hồn vẫn còn lại mãi. Và cả niềm khát khao vươn tới cái đẹp đầy ý nghĩa nhân văn…

Trong hành động, nhiều thiền sư thời Lý - Trần khi đất nước có biến thì sẵn sàng nhập thế giúp vua chống giặc giữ nước, thậm chí không ngần ngại đích thân lâm trận để rồi khi giặc tan, đất nước thanh bình thì vứt bỏ danh vọng, vào chùa khoác áo cà sa tụng kinh, niệm Phật, toàn tâm hướng đạo.

Nếu giáo hội phương Tây chủ trương con người phải sống khổ hạnh, từ bỏ mọi nhu cầu trong đời sống trần thế để hướng con người đến Thượng đế, đến cõi vĩnh hằng thì các nhà thơ thiền Lý – Trần chủ trương hướng con người tìm đến hạnh phúc ở ngay cuộc sống trần thế, ngay trong bản thân mình và an nhiên tự tại trước đời sống:

Ở đời, vui đạo hãy tùy duyên Hễ đói thì ăn, mệt ngủ liền Trong nhà có báu, tìm đâu nữa Trước cảnh vô tâm, chớ hỏi thiền”

(Cư trần lạc đạo – Trần Nhân Tông)

Vượt khỏi cái chấp vào không hay có, con người trở thành đạt đạo, vươn đến một cuộc sống bình dị, có ý nghĩa ngay trong cuộc đời này. Thái độ nhập thế thật trong sáng, tích cực, hài hòa cùng mạch sống dân tộc, ăn – ngủ, làm việc, đánh giặc giúp nước, hành đạo giúp đời, hợp lòng người lẽ đạo.

Con người trong thơ thời Trần mang nhiều nét đẹp nhân văn, trước hết nét đẹp nhân văn đó thể hiện ở ý thức tự phản tỉnh. Các nhà thơ thời Trần, nhất là các nhà thơ Thiền thường phản tỉnh để ý thức và chiêm nghiệm lại những gì mình đã trải qua. Sự phản tỉnh giúp các nhà thơ nhận chân được nhiều giá trị đẹp ở đời như cái đẹp, cái cao cả của con người cũng như thấy được giới hạn và bi kịch của đời người. Phản tỉnh để tự xem xét về ý nghĩa của kiếp người, sự tồn tại của đời người và hơn hết phản tỉnh để tự ý thức, tự nhìn lại những hành động của bản thân. Những tốt - xấu, phải - trái, đúng - sai, tất cả đều cần được nhìn nhận lại để con người luôn định hướng cho mình con đường đi đúng đắn. Phản tỉnh còn là sự đấu tranh với chính mình để đánh giá và hiểu chính mình, để luôn hướng đến những điều tốt đẹp, những giá trị còn mãi với thời gian.

Con người thời Trần sống giữa cộng đồng bằng tất cả nhiệt huyết sôi nổi và tình yêu thương chan hòa nhưng khi đối diện với bản thân mình, con người không ít lần ý thức về sự cô đơn. Ý thức về sự cô đơn cũng là một phạm trù của cái đẹp vì trong sự cô đơn đó, con người ý thức những việc mình đã làm để thêm trân trọng và tin yêu cuộc sống cũng như thêm quý trọng tình yêu thương mà mọi người dành cho mình:

“Cá trung khúc phá vô nhân hội, Duy hữu tùng phong họa thử âm”

Chỉ có gió trên cây tùng là hòa được âm thanh ấy) (Tự thuật - Trần Thánh Tông)

Phản tỉnh để nghĩ lại việc mình đã làm dù thời gian trôi qua đã rất lâu, dù năm năm, mười năm hay mấy chục năm, tất cả đều đã qua và cái quan trọng là ở giây phút này con người không thể quên đi, vẫn luôn nghĩ đến sai lầm trước kia của mình, để tự trách, tự dằn vặt, ôm vào mình nỗi sầu chất ngất:

“Thu khí hòa đăng thất thự minh, Bích tiêu song ngoại đệ tàn canh. Tự tri tam thập niên tiền thác, Khẳng bả nhàn sầu đối vũ thanh” (Dạ vũ - Trần Minh Tông)

(Hơi thu hòa vào ngọn đèn làm mờ đi ánh sáng ban mai, Giọt mưa trên tàu chuối xanh ngoài cửa sổ tiễn canh tàn. Tự biết sai lầm của mình ba mươi năm trước,

Đành ôm nỗi sầu ngồi nghe mưa rơi)

Qua sự phản tỉnh đó, con người hiện lên với tầm vóc thật đẹp. Con người dũng cảm đối diện với lỗi lầm của mình, tự vấn mình chứ không hề trốn tránh, để luôn hướng đến những giá trị tốt đẹp trong bản thân con người.

Nếu thơ ca thời thịnh Trần nổi bật lên nét đẹp nhân văn ở sự phản tỉnh, sự thức tỉnh về đời người ngắn ngủi, con người khao khát sống hòa nhịp cùng quy luật, trân trọng thời khắc ở hiện tại để hướng về những giá trị và hạnh phúc đích thực trong cuộc sống thì thơ ca thời vãn Trần, nét đẹp nhân văn nổi bật hơn hết là nét đẹp của lương tri người trí thức. Một Chu An không màng đến danh lợi, lòng lúc nào cũng lo nghĩ cho dân cho nước, lo cho đời:

“Thốn tâm thù vị như hôi thổ, Văn thuyết tiên hoàng lệ ám huy”.

(Miết trì)

(Tấc lòng này chưa thể nguội lạnh như tro, như đất, Nghe nói đến vua xưa luống gạt thầm giọt lệ)

Một Trần Nguyên Đán đã sống và cống hiến tất cả sức mình cho triều đình, cho dân nhưng lại luôn tự vấn và tự thẹn mỗi khi nhìn thấy nỗi khổ của nhân dân:

“Niên lai hạ hạn hựu thu lâm,

Hòa cảo miêu thương hại chuyển thâm. Tam vạn quyển thư vô dụng xứ,

Bạch đầu không phụ ái dân tâm”

(Nhâm Dần lục nguyệt tác)

(Năm nay mùa hè bị hạn, mùa thu lại bị lụt. Lúa khô, mạ thối, tai hại càng nhiều.

Đọc ba vạn cuốn sách mà thành vô dụng, Bạc đầu luống phụ tấm lòng yêu dân)

Một Nguyễn Phi Khanh luôn yêu thương, đồng cảm sâu sắc với người dân chịu nhiều khổ cực, thiếu thốn trong đời:

Liên cừ vạn tính giai ngô dữ, Tị ốc thùy gia diện diện hàn

(Thù Đạo Khê Thái học Xuân hàn vận)

(Xót thương cho muôn họ đều là đồng bào của ta,

Náu thân dưới mái nhà, kìa gia đình ai mọi nét mặt đều rét buốt) Ở những người trí thức này ngời sáng vẻ đẹp của việc tận tụy lo cho dân, cho nước, họ luôn lo nghĩ và trăn trở cho sự bình yên, no ấm của muôn dân.

Dù thời đại Lý - Trần đã đi qua nhưng những trang sử hào hùng, trang thơ đầy tinh thần nhân văn của thời đại đó vẫn còn sống mãi trong lòng người dân bao thế hệ cũng như cái tâm trong sáng của những vị anh hùng, những thiền sư sẽ như cành mai tươi thắm vĩnh cửu, vượt lên trên mọi sinh diệt để sống mãi với đời.

1.4.2. Giai đoạn văn học từ giữa thế kỉ XV đến giữa thế kỉ XVIII

Nói đến thơ văn thời kì trung đại, chúng ta không thể không nhắc đến tác giả Nguyễn Trãi và nhắc đến Nguyễn Trãi, người ta thường nói nhiều về tấm lòng yêu nước thương dân và lý tưởng nhân nghĩa của ông. Nguyễn Trãi là một anh hùng, một nhà văn hóa, một nhà thơ, nhà văn và một nhà chính trị lỗi lạc. Nguyễn Trãi có

một vị thế vững chắc trên thi đàn văn học Việt Nam mà tên tuổi của ông đã làm rạng danh cho thơ ca trung đại.

Phát huy truyền thống thân dân từ ông ngoại và cha, và bản thân từng trải qua nhiều phen chìm nổi, sống cơ cực cùng với người dân lao động nên Nguyễn Trãi hiểu và cảm thông với nhân dân sâu sắc. Điều đặc biệt ở Nguyễn Trãi, tiến bộ hơn rất nhiều những nhà thơ trước và cùng thời với ông, đó là ông nhận thấy sức mạnh quyết định của quần chúng nhân dân. Ông ví dân là nước, có sức mạnh chở thuyền

và lật thuyền, dân là những người làm nên lịch sử: “Mến người có nhân là dân mà

chở thuyền, lật thuyền cũng là dân” (Chiếu về việc làm bài “Hậu tự huấn” để răn

dạy Thái tử). Tấm lòng yêu nước, thương dân của Nguyễn Trãi không chỉ xuất phát

từ việc ông nhận thấy sức mạnh của nhân dân nên phải ra sức chăm lo để nhân dân được no ấm, hạnh phúc mà còn xuất phát từ tấm lòng yêu thương bao la của một tâm hồn sáng tựa sao Khuê. Đất nước lâm vào cảnh loạn lạc, Nguyễn Trãi hiểu rõ những thống khổ của muôn dân dưới ách thống trị của giặc nên lý tưởng ông luôn theo đuổi đó là trừ bạo yên dân. Tấm lòng yêu dân, quan điểm thân dân không phải chỉ đến Nguyễn Trãi mới có. Nhưng ở những thế hệ trước ông, quan điểm này còn phiến diện. Những người cầm quyền có tài, đức, luôn quan tâm chăm sóc nhân dân, nhưng với tư thế của kẻ bề trên đối với người ở dưới, giống như cha mẹ ra ơn cho con cái, bậc chủ nhân ra ơn cho bề tôi của mình. Tập thể nhân dân dưới con mắt của họ là những người nhỏ bé, yếu đuối, đáng thương xót, đáng được nuôi nấng, vỗ về. Nguyễn Trãi thì khác, ông nhận thấy được ở nhân dân có nhiều phẩm chất tốt đẹp. Họ là những con người cần cù lao động, siêng năng chịu khó, trọng tình, trọng nghĩa. Sức mạnh đoàn kết từ trong lao động, trong chiến đấu sẽ giúp họ chiến thắng tất cả, nhất là những thế lực bạo tàn chà đạp lên cuộc sống của họ “Phúc chu thủy

tín dân do thủy (Lật thuyền mới biết sức mạnh của dân như nước – Quan hải)

Ông chú trọng đến gốc của nhạc là ở chỗ “bệ hạ rủ lòng thương yêu chăm sóc

muôn dân, khiến cho khắp thôn cùng xóm vắng không một tiếng hờn giận oán sầu”.

Lo lắng cho dân, tâm nguyện một đời của ông là nhìn thấy đất nước được thanh bình, bốn phương, nhà nhà đều no đủ yên vui “Dân giàu đủ khắp đòi phương”(Báo kính cảnh giới 43).

Bên cạnh vẻ đẹp của ý thức trách nhiệm luôn nghĩ cho dân và cho nước, nổi bật ở Nguyễn Trãi còn là một con người biết tìm niềm vui sống giữa đời. Cuộc sống giữa chốn quan trường với biết bao cám dỗ về lợi danh nhưng Nguyễn Trãi đã không để tâm của mình phải nhuốm bụi trần. Ông luôn biết cách làm hài hòa cuộc sống, vui với những cái thiết thân, bình dị chứ không chạy theo những xa hoa phù phiếm. Điều đó giúp nhà thơ vượt qua những khó khăn, thử thách, nghịch cảnh để luôn giữ tâm hồn sáng trong, một nhân cách cao thượng. Ông tìm niềm vui ở công việc, phục vụ hết mình để đem lại lợi ích cho dân, cho nước. Ông vui vì thấy mình có ích, thấy dân tình được ấm no, hạnh phúc. Ông còn tìm niềm vui trong cách sống giản dị mà tự do, phóng khoáng của chính mình. Ông hòa mình với thiên nhiên, vui với thiên nhiên:

“Kho thu phong nguyệt đầy qua nóc Thuyền chở yên hà nặng vạy then” (Thuật hứng XXIV)

Nguyễn Trãi còn tìm thấy niềm vui ở tinh thần tự do, phóng khoáng trong những công việc lao động hằng ngày, những công việc thiết thân của người dân lao động:

“Đạp áng mây, ôm bó củi Ngồi bên suối, gác cần câu” (Trần tình V)

Quan niệm giáo dục con người của Nguyễn Trãi rất gần gũi với quan niệm sống của nhân dân lao động. Những lời dạy của Nguyễn Trãi dành cho con cháu là những thông điệp thiết thực nhất của quan niệm sống giàu chất nhân văn. Con người sống phải biết quý trọng giá trị lao động do mình làm ra, không nên xa hoa, lãng phí, chạy theo những nhu cầu vật chất:

“Xa hoa lơ đãng nhiều hay hết, Hà tiện âu đương ít hãy còn. Áo mặc miễn là cho cật ấm,

Cơm ăn chẳng lọ kén mùi ngon

Cũng không nên để vật chất làm lu mờ lí trí hay cám dỗ thành người bất nghĩa:

“Cơm kẻ bất nhân, ăn ấy chớ

Áo người vô nghĩa, mặc, chăng thà” (Trần tình III)

Và một bài học quan trọng mà Nguyễn Trãi không quên trao truyền cho thế hệ mai sau là sự tu dưỡng đạo đức, sống nhân hậu, thủy chung:

“Tích đức cho con hơn tích của, Đua lành cùng thế mựa đua khôn” (Tự thán, XLI)

Những lời dạy đầy tinh thần nhân văn của Nguyễn Trãi cho đến bây giờ vẫn còn nguyên giá trị. Đó là những lời dạy thiết thực và bổ ích đối với tất cả mọi người hôm qua, hôm nay và mai sau. Những lời dạy đó giúp con người sống tốt hơn và định hướng cho mình những giá trị sống đẹp và có ích.

Nếu tấm lòng của Nguyễn Trãi cuồn cuộn như nước triều đông, nếu suốt đời Nguyễn Trãi luôn riêng ôm cái chí lo trước thiên hạ đến nỗi đêm lạnh quàng chăn

ngủ chẳng yên, nếu Nguyễn Trãi thao thức bao đêm lo cho dân cho nước để đến nỗi

tóc bạc ngày càng nhiều thì gần hai thế kỉ sau, Nguyễn Bỉnh Khiêm cũng có một nỗi lòng lo nghĩ, ngậm ngùi cho vận mệnh nước nhà. Giống như Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm chan chứa lòng yêu thương đất nước, nhân dân, trái tim trĩu nặng nỗi đau đời, lo đời. Xã hội phong kiến mục ruỗng, nội bộ phân tranh, chiến tranh với những cảnh chém giết lẫn nhau để tranh giành quyền lợi diễn ra khắp nơi, cảnh nhân dân ly tán, đạo đức băng hoại, không còn đủ sức kiềm tỏa con người. Tất cả những điều đó đã ảnh hưởng rất lớn đến Nguyễn Bỉnh Khiêm. Tiên sinh có nhiều nỗi niềm trăn trở, suy tư khôn nguôi đến nỗi mái tóc trở nên bạc như tơ:

Bần tiện trùng phùng thử loạn ly, Khu khu ưu quốc mấn thành ti

(Trung tân quán ngụ hứng thập)

(Loạn ly giữa lúc sống hàn vi, Lo nước khư khư, tóc hóa tơ)

Ông hiểu rõ sức mạnh của nhân dân “từ xưa đến nay, nước lấy dân làm gốc,

Một phần của tài liệu nét đẹp nhân văn trong thơ chữ hán nguyễn du (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(157 trang)