Thời gian hoài niệm

Một phần của tài liệu nét đẹp nhân văn trong thơ chữ hán nguyễn du (Trang 109)

Trải qua nhiều biến cố dồn dập của cuộc sống, cuộc đời trôi giạt nhiều nơi, tận mắt chứng kiến những sự kiện vật đổi sao dời, những cảnh đời thương tâm, ngang trái…, Nguyễn Du là người luôn ám ảnh về thời gian và hay hoài niệm về quá khứ để suy tư và chiêm nghiệm những gì đã qua.

Sự trôi chảy nhanh chóng của tuổi trẻ, nhan sắc, sự chìm nổi lạ kì của số phận con người theo dòng thời gian và dòng đời cũng tạo mối thương tâm, trăn trở lớn

trong lòng Nguyễn Du. Nguyễn là con người giàu lòng yêu thương, một hồn thơ đa cảm nên đi đến đâu cũng gợi cho ông những nỗi thương tâm. Những người sống bằng cả trái tim là những con người luôn suy nghĩ về lẽ đời, về được mất. Với Nguyễn Du, hiện tại chưa có gì sáng sủa, tương lai trước mắt cũng chưa hứa hẹn điều gì, chưa mở ra một cánh cửa gì tươi sáng Cỏ bồng gió mạnh bay lìa gốc. Phiêu

dạt cuối cùng sẽ đến đâu?(Tự thán). Nguyễn Du hay nhìn về quá khứ không chỉ để

tiếc nuối cho những gì chưa đạt được, tiếc nuối cho một thời vàng son của gia đình vọng tộc đã đi qua mà còn để chiêm nghiệm lại mọi sự được - mất, đổi thay ở đời, để nhìn lại mình, nhìn lại những chặng đường để định hướng con đường đi về phía trước. Nhà thơ nhìn về quá khứ để nhớ về hình ảnh quen thuộc, thiết thân với mình từ mái nhà ở Hồng Lĩnh đến những nơi Nguyễn đã đi qua, từ những năm tháng sống êm đềm bên gia đình đến những năm phiêu bạt chân trời góc bể, tìm lại hình ảnh của người thân, từ người cha già đáng kính đến hình ảnh của người anh và hình ảnh những người quen biết cũ, cả hình ảnh của mình trong quá khứ. Những kỉ niệm dù đơn sơ, mộc mạc nhưng với Nguyễn Du nó đã khắc một con dấu thật sâu trong kí ức.

Thời gian không ngừng trôi, sau bao năm gặp lại bạn bè, Nguyễn Du rất ngỡ ngàng vì tất cả đã đổi thay. Bạn bè chơi với nhau lúc còn tấm bé mà nay gặp lại, họ đã thành ông thành bà ẵm cháu trên tay. Những cô gái xinh tươi ngày trước giờ đã tàn tạ, già theo năm tháng, đâu còn nữa vẻ đẹp tươi tắn. Gặp lại người hầu cũ của

em (Ngô gia đệ cựu ca cơ) sau bao nhiêu năm, thời thế đổi thay với bao long đong

vất vả của cuộc đời nên người tiên nữ khoát trên mình cái áo hồng thướt tha cùng giọng ca quyến rũ, đắm say năm nào giờ đã tàn tạ, già nua. Thương thay, nàng vẫn còn mặc chiếc áo của ngày ấy. Rồi cô Cầm ở đất Long Thành (Long Thành cầm giả ca), người nổi tiếng tài hoa bậc nhất kinh đô ngày xưa bây giờ cũng tàn tạ và gầy yếu. Người ta thường nói nụ cười làm người ta lâu già nhưng thời buổi bấy giờ lấy đâu ra nụ cười trên đôi môi của những kiếp hồng nhan bạc mệnh ấy, hay cuộc đời họ là những dòng nước mắt ê chề cay đắng để rồi nét mày nếp áo phôi pha. Theo thời gian, mọi thứ rồi cũng phải thay đổi. Biết là thế, biết đó là quy luật của tạo hóa

nhưng sao nhà thơ vẫn thấy nó quá khắc nghiệt. Tấm lòng của ông lúc nào cũng hướng về con người, luôn vì con người. Ông mong muốn con người, đặc biệt là những người bị tạo hóa ngược đãi sẽ tìm được hạnh phúc cho mình. Thế mà những gì ông chứng kiến lại hoàn toàn ngược lại, nó xót xa và tàn tạ hơn nhiều. Có thể nói Nguyễn Du là người có sự đồng cảm với những kiếp người hồng nhan một cách sâu sắc.

Khi ngược dòng về quá khứ, Nguyễn Du nhớ đến cả những kỉ niệm nhỏ nhất, cả những đồ vật gắn bó thiết thân với mình như chiếc áo sồi, chiếc nệm xanh… dù đã cũ rồi nhưng nó là tấm tình của người xưa, dấu tích của một thời nên nhà thơ cứ khư khư giữ mãi như nàng Kiều không thể rời bỏ được chiếc thoa với bức tờ mây mặc dù đã trao nó cho cô em “Duyên này thì giữ vật này của chung” (Kiều).

Đề bào trân trọng cố nhân tâm(Tặng Thực Đình)

(Chiếc áo sồi trân trọng tấm tình người cũ)

Thanh chiên cựu vật khổ trân tích(Khai song)

(Chiếc nệm xanh, vật cũ, khư khư giữ mãi)

Đi thuyền trên sông Minh, Nguyễn Du có bài thơ Minh giang chu phát, nói đến nỗi buồn đứt ruột của người viễn khách khi nhớ về em trai, em gái, nhớ về quê nhà:

Biệt hậu quan sơn tư đệ muội, Vọng trung nham tụ kiến nhi tôn. Nhật tà mạc hướng Hoa Sơn quá, Phạ hữu thanh thanh trường đoạn vôn.

(Sau khi chia tay trên bước đường quan san nhớ đến em trai, em gái. Nhìn giữa đá núi, tưởng như trông thấy đàn con cháu.

Mặt trời đã xế chớ có vượt qua Hoa Sơn, Sợ nghe tiếng vượn kêu buồn đứt ruột.)

Nguyễn Du nhớ ngôi nhà ở Hồng Lĩnh và cảnh trí thiên nhiên nơi đây. Những năm tháng được cùng thiên nhiên bầu bạn ở quê nhà giờ đã là kí ức nhưng nó vẫn luôn in hằn trong tâm trí nhà thơ để rồi đến một nơi nào có núi non trùng điệp lại nhớ về núi Hồng quê nhà.

Túc hữu ái sơn tích Biệt hậu tứ hà như Lai đáo Tiềm Sơn lộ

Uyển như Hồng Lĩnh cư

(Tiềm Sơn đạo trung)

(Ta vốn có tính yêu núi.

Sau ngày xa quê nhà, nhớ biết chừng nào! Hôm nay đi trên đường Tiềm Sơn,

Tưởng như đang ở trong dãy Hồng Lĩnh)

Nhớ quê hương, nhớ những ngày bay nhảy tự do cùng sông Lam núi Hồng, cùng rau thuần cá vược, cùng đàn âu trắng, cùng cây tùng tản đá…

Kim cổ nhàn sầu lai túy hậu, Thuần lô hương tứ tại thu tiên. (Dạ tọa)

(Nỗi buồn man mác về xưa nay, lại đến sau khi say.

Nhớ đến hương vị rau thuần cá vược ở quê nhà lúc đầu thu.)

Nhà thơ nhớ hương vị đặc trưng của rau thuần cá vược, đó là những món ăn mang hương vị đặc trưng của quê hương mà không nơi nào có được.

Và có đôi lúc, Nguyễn Du hồi tưởng lại cảnh đầm ấm xưa kia, giờ chỉ còn dấu tích, thấy bùi ngùi và thương nhớ khôn vơi. Cảnh xưa và nay, chỉ mới đây thôi, nghe còn vương vấn mà tất cả đã đổi thay. Cảnh xưa: Nhớ xưa cáo lão cha về đây/ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Xe ngựa oai phong rộn bến này/ Xô sóng thuyền tiên- rồng mạnh đấu/ Rộn không

lọng quý- hạc lành bay. Vàcảnh nay: Quạnh hiu, sông vắng màu xiêm áo/ Buồn xiết

khói vương ngọn cỏ cây/ Bao việc trăm năm thương xót lạ/ Trường An đã khác thật

rầu thay (Giang đình hữu cảm)

Thăng Long bạc đầu thấy lại giờ đã khác nhiều, Nguyễn Du bùi ngùi tìm lại dấu vết xưa nhưng nào thấy đâu, phố xá đông đúc hơn, nhà cửa mọc lên nhiều hơn. Vẫn là đất Thăng Long nhưng thành quách, cung điện, đường sá, những ngôi nhà đồ sộ nghìn xưa nay đã trở thành đường cái khiến người thơ giờ thăm lại quên đường cũ.

Do thị Thăng Long cựu đế kinh. Cù hạng tứ khai mê cựu tích,

(Thăng Long - bài II) (Đây vẫn Thăng Long đất đế kinh Phố phường ngang dọc quên đường cũ)

Đứng trước sự thay đổi, dù ít dù nhiều, ai rồi cũng có cái cảm giác buồn man mác nhưng rồi người ta cũng dễ dàng quên đi và dần dần chấp nhận nó. Còn Nguyễn Du, hình như nhà thơ không thôi vương vấn với quá khứ, sự thay đổi đã bao nhiêu năm nhưng mỗi lần nhìn lại, kí ức xưa lại ùa về và lòng lại dấy lên những cảm xúc buồn khôn tả. Với nhà thơ, quá khứ đi qua, không thể lấy lại được thời gian đã đánh mất nhưng cũng không thể dứt bỏ được, lòng vương vấn mãi không thôi như Ngó sen đứt, tơ vẫn còn vương (Ngộ gia đệ cựu ca cơ), Dẫu lìa ngó ý còn vương tơ lòng (Kiều).

Nguyễn Du nghĩ về quá khứ, về sự biến đổi của thời gian để thêm thương cho thân phận của con người:

Bất tri tam bách dư niên hậu Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như. (Độc Tiểu Thanh kí)

(Chẳng biết hơn ba trăm năm sau này nữa, Thiên hạ có ai người khóc Tố Như chăng?)

Sự đồng cảm của nhà thơ với nỗi đau của con người thật vô cùng sâu sắc. Lưu Trọng Lư nhận định rằng: “Tình thương của Nguyễn Du đã vượt lên mọi biên giới, nỗi bất hạnh của cô gái Trung Hoa đã trở thành nỗi bất hạnh của nhà thơ Việt

Nam” [23; 80]. Nguyễn Du đặt mình vào trong nỗi đau chung của số phận người tài

tử. Con người đang sống đó, chạnh lòng nghĩ về người xưa rồi lại thương cảm cho số phận mình để rồi cất lên một câu hỏi cho bản thân cũng là cho tất cả mọi người. Con người sống ở đời cần lắm những tấm lòng tri âm nhất là khi thời gian cứ dồn đuổi con người vào cái quy luật nghiệt ngã của nó. Nhưng thời gian không thể tạo

khoảng cách đối với những người biết đồng cảm cho cảnh ngộ và nỗi đau của người khác.

Nếu hiện tại bất đắc ý, tương lai chưa biết sẽ đi đâu về đâu, người ta hay nghĩ về quá khứ để tìm nguồn an ủi và một chỗ dựa tinh thần. Nguyễn Du cũng vậy, nghĩ về quá khứ để chiêm nghiệm lại những được – mất ở đời, hướng cho mình con đường đi đúng đắn và để thêm trân trọng những giây phút đã có trong đời. Đó cũng là một nét đẹp nhân văn của một con người luôn nghĩ về quá khứ, trân trọng hiện tại và âu lo cho tương lai như Nguyễn Du.

Một phần của tài liệu nét đẹp nhân văn trong thơ chữ hán nguyễn du (Trang 109)