Bút pháp tương phản

Một phần của tài liệu nét đẹp nhân văn trong thơ chữ hán nguyễn du (Trang 146)

Yêu thương, ca ngợi và bênh vực con người, ngòi bút chân thành và nồng thắm của Nguyễn Du không chỉ dừng lại ở việc phản ánh hiện thực mà còn khơi sâu vào được các mặt mâu thuẫn trong đời sống và biết làm cho những mâu thuẫn ấy hiện lên nhức nhối. Nguyễn Du chỉ đặc tả lại hiện thực sắc nét của xã hội lúc bấy giờ nhưng đọc thơ ông, ta thấy hiện lên nhiều hình ảnh tương phản đến trớ trêu. Bút pháp tương phản quen thuộc trong thơ đã phát huy tối đa tác dụng phơi bày những hiện thực phũ phàng trong xã hội. Nguyễn Du đã vạch rõ hai thế giới đối lập đó là kẻ giàu và người nghèo. Trong bài Thái Bình mại ca giả, trong khi bố con ông già mù hát đến mức “miệng sùi bọt trắng tay mỏi rã rời” mà chỉ kiếm được “năm sáu đồng tiền” thì:

Thuyền này thuyền kia đầy gạo thịt Mọi người ăn uống thỏa thuê, còn thì bỏ Cơm thừa canh nguội đổ cả xuống sông ( Thái Bình mại ca giả)

Với Sở kiến hành, bên cạnh bức tranh mấy mẹ con người hành khất đang lã ra vì

đói là cảnh tượng xa hoa phung phí của quan lại triều đình. Hai cảnh sống được đặt bên cạnh nhau: bốn mẹ con ăn xin với cái giỏ “Mớ rau lẫn tấm cám”, “Chết lăn

rãnh đến nơi” và cảnh sống phè phỡn hoang phí của bọn quan lại “Gân hươu cùng

vây cá. Đầy bàn thịt lợn, thịt dê. Quan lớn chẳng đụng đũa. Tùy tùng chỉ nếm qua”,

cảnh sống “thừa mứa” đến mức “Chó hàng xóm cũng chán cao lương”. Trong khi đó, cuộc sống của quần chúng thật bi thảm, sắc mặt tiều tụy của những người dân khốn khổ chạy loạn, đói khát:

Đại nam tiểu nữ tần cơ sắc, Khang tì vi thực lê vi canh (Trở binh hành)

Tấm cám làm cơm, rau lê làm canh)

Trong bài Long thành cầm giả ca, Nguyễn Du đã kể lại hai lần gặp gỡ một cô đào hát tên Cầm. Ở lần gặp thứ nhất, hiện lên trong trang thơ là hình ảnh cô gái tươi đẹp như hoa mùa xuân:

Kì thì tam thất chính phương niên Hồng trang yểm ái đào hoa diện Đà nhan hám thái tối nghi nhân Lịch loạn ngũ thanh tùy thủ biến

(Long thành cầm giả ca)

(Lúc đó nàng khoảng hai mươi mốt tuổi, Áo hồng ánh lên mặt hoa đào,

Má hừng rượu, vẻ ngây thơ, rất dễ thương,

Năm cung réo rắt, theo ngón tay mà thay đổi điệu)

Hai mươi năm sau gặp lại, cũng là người con gái ấy, nhưng hình ảnh đã hoàn toàn khác xưa:

Tịch mạt nhất nhân phát bán hoa Nhan sấu thần khô hình lược tiểu Lang tạ tàn mi bất sức trang

Thùy tri tựu thị đương niên thành trung đệ nhất diệu.

(Duy ở cuối chiếu có một nàng tóc đã hoa râm, Mặt gầy thần khô hình bé nhỏ,

Đôi mày phờ phạc không điểm tô,

Ai biết đó là người tài danh bậc nhất của kinh thành xưa)

Quy luật thời gian nghiệt ngã đã không chừa một ai. Ai rồi cũng phải chịu những tàn phá ghê gớm của thời gian. Việc dùng hai mảng màu tối sáng đối lập nhau, không chỉ ở Sở kiến hành, Thái Bình mại ca giả mà còn trong nhiều bài thơ khác, Nguyễn Du đã tạo nên những hình ảnh đối lập gay gắt. Sự đối lập ấy bộc lộ hết cái chua xót của kiếp người và cái bất công của lẽ đời. Chính nhờ những hình ảnh này mà hiện thực trớ trêu mới được phơi bày ra một cách rõ nét. Qua đó, Nguyễn Du lên

tiếng phê phán xã hội bất nhân, bất công oan trái và đòi công bằng, đòi quyền sống cho con người. Ngòi bút của Nguyễn Du hướng về hiện thực, mổ xẻ những ung nhọt của cái xã hội đó. Nguyễn Du đã vạch ra được những nguyên nhân gây khổ ải cho con người, đó là cái xã hội bất công, bọn quyền quý ăn bám, xa hoa, phung phí trên sức lao động của người dân. Hình ảnh tương phản trên còn là một lời tố cáo đanh thép, sắc nhọn cái xã hội đã bóc lột sức lao động và chà đạp lên quyền sống của con người.

Xã hội đầy rẫy những bất công, dù không chỉ ra trực tiếp, nhưng ẩn chứa sau những bức tranh tương phản đặt cạnh nhau một cách có dụng ý, ta vẫn nhận ra điều Nguyễn Du muốn nói: trong cái xã hội đó, sự thừa mứa của tầng lớp này chính là nguyên nhân gây ra sự cùng quẫn cho tầng lớp kia.

Trên đường đi sứ, Nguyễn Du đã phát hiện nhiều điều mới mẻ về thiên nhiên, con người và cuộc sống trên đất nước Trung Hoa. Có lúc nhà thơ không khỏi bàng hoàng trước cảnh sóng thác gầm thét dữ dội:

Cộng đạo Trung Hoa lộ thản bình Trung Hoa đạo trung phù như thị Oa bàn khuất khúc tự nhân tâm Nguy vong khuynh phúc giai thiên ý (Ninh Minh giang chu hành)

(Mọi người đều nói đường trên đất Trung Hoa bằng phẳng Hóa ra đường Trung Hoa lại thế này

Sâu hiểm quanh co giống lòng người Nguy vong nghiêng đổ đều do ý trời)

Có lúc, ông thảng thốt trước những điều trông thấy hoàn toàn tương phản với những gì mình hằng nghe nói:

Chỉ đạo Trung Hoa tẫn ôn bão Trung Hoa diệc hữu như thử nhân (Thái Bình mại ca giả)

Ngờ đâu Trung Nguyên cũng có người như thế này)

Cộng đạo Trung Hoa thượng tiết nghĩa, Như hà hương hỏa thái thê lương. (Quế Lâm Cù các bộ)

(Ai cũng bảo nước Trung Hoa trọng tiết nghĩa Sao ở đây hương khói lạnh lẽo thế này?)

Trước khi đi sứ, qua tiếp xúc với sách vở thánh hiền, Nguyễn tưởng rằng Trung Hoa toàn những điều tốt đẹp: phong cảnh thiên nhiên đẹp, hiền hòa, con người trọng tiết nghĩa, nhà nhà no ấm... Nhưng khi đặt chân lên đất nước Trung Hoa, những điều đọc, nghe so với những điều trông, thấy hoàn toàn đối lập nhau. Xã hội phong kiến Trung Hoa cũng giống như xã hội phong kiến Việt Nam và ở đó số phận con người đang lay lắt bên bờ vực thẳm. Nguyễn Du đã phủ định lại những điều được ca ngợi trong sách vở thánh hiền bằng chính những điều mắt thấy tai nghe. Sách vở thánh hiền ca ngợi những điều tốt đẹp nhưng thực tế, Nguyễn Du đã chứng kiến rất nhiều cảnh đau lòng, thâu tóm hết vào mình để trăn trở và âu lo.

Ngoài những hình ảnh tương phản của những cảnh tượng đối lập và hình ảnh tương phản giữa những điều đọc trong sách vở với những điều tai nghe mắt thấy, Nguyễn Du còn khắc họa những hình tượng nhân vật đối lập trong thơ chữ Hán. Bên cạnh hình ảnh của một Khuất Nguyên ôm tấm lòng cô trung vời vợi trẫm mình xuống dòng sông Mịch La là hình ảnh của một bọn người dương dương đắc chí “ra ngoài ngựa ngựa xe xe, ở nhà vênh vênh váo váo, đứng ngồi bàn tán như

ông Cao, ông Quỳ”. Cái chết oan uổng của ba anh hùng Kinh Kha, Phàn Ô Kì, Điền

Quang được đặt bên cạnh hình ảnh “vua Tần vẫn ngồi cao vòi vọi”. Bên cạnh tượng Nhạc Phi – một con người tài năng và khí phách là tượng của tên Tần Cối – một kẻ bỉ ổi, xấu xa, nham hiểm. Gắn liền với nỗi oan của nàng Dương Quý Phi là hình ảnh “phỗng đứng” của cả một triều đình.

Đặt những hình tượng nhân vật đối lập đi đôi với nhau, Nguyễn Du như muốn nêu lên một triết lý: Cái thiện và cái ác luôn song hành, cuộc chiến bảo vệ và gìn giữ những giá trị nhân văn, những giá trị tốt đẹp trong con người là cuộc chiến

chống lại cái ác, chống lại những cái phản nhân văn. Cái ác chính là cái gây ra bao đau khổ và chết chóc cho con người. Do đó con người cần phải đấu tranh chống lại nó để luôn gìn giữ những giá trị cao đẹp nhất, đem lại cho con người những giá trị sống đích thực.

Nhờ những phương tiện nghệ thuật như ngôn ngữ, biểu tượng, bút pháp và giọng điệu nghệ thuật giúp người đọc hiểu thêm nhiều về những khía cạnh, những nét đẹp nhân văn trong con người cũng như trong thơ chữ Hán Nguyễn Du. Nguyễn Du đã tạo ra một thế giới bình đẳng, không phân biệt, thiên kiến, ở đó chỉ có tình yêu thương và sự trân trọng những giá trị tốt đẹp của con người vượt lên trên tất thảy. Đó là một thế giới trong tâm tưởng Nguyễn Du. Nguyễn Du là một con người nhân văn, bản thân ông cũng luôn đề cao các giá trị, các vẻ đẹp nhân văn của con người. Và với những thế lực phản nhân văn, ngòi bút của ông không ngần ngại vạch trần, phê phán và lên án. Tựu chung, những sáng tác của ông, tất cả đều hướng về con người và vì con người nên mỗi bài thơ đều thấm đượm tinh thần nhân văn sâu sắc.

KẾT LUẬN

Nguyễn Du sinh ra và lớn lên trong thời đại đầy biến động. Bản thân nhà thơ được sống trong cảnh giàu sang từ thuở thiếu thời nhưng khoảng thời gian đó không kéo dài bao lâu. Triều Lê sụp đổ đã ảnh hưởng rất lớn đến gia đình và Nguyễn Du. Anh em xa cách mỗi người một nơi, Nguyễn đã phải phiêu dạt hết miền sông lại đến miền biển. Nguyễn có nhiều tài năng và hoài bão giúp đời nhưng rồi phải hụt hẫng, chơi vơi giữa những biến thiên của xã hội. Mang trong mình nhiều buồn chán, thất vọng và ngổn ngang tâm sự để có lúc như muốn tìm quên tất cả nhưng Nguyễn không đành lòng quay đi, lại trở về với chính mình, rất thực và rất đời. Từ hình ảnh của một chàng tráng sĩ đến hình ảnh của một người đời thường, bản thân Nguyễn đã hội tụ nhiều vẻ đẹp. Đó là vẻ đẹp của con người luôn trăn trở, chiêm nghiệm, ý thức về tài năng và nhân cách của mình, là vẻ đẹp của nhiệt huyết, hùng tâm, hoài bão giúp đời. Đó còn là vẻ đẹp của con người đời thường với những khát vọng và ước muốn dung dị.

Từ cảnh sống giàu sang rồi đến cảnh sống của một người nghèo phiêu dạt, Nguyễn có nhiều dịp tiếp xúc và gần gũi với nhân dân. Hơn hết, Nguyễn hiểu rõ tâm tư, nguyện vọng và nhận ra nhiều vẻ đẹp trong con người họ. Đó là những người lao động chân chính với những phẩm chất đáng quý như chân thành, chất phác, chịu đựng và giàu lòng hi sinh. Họ có thể là người nông dân, anh đẩy xe, người nghệ sĩ… nhưng dù họ là ai, với Nguyễn, họ thật gần gũi. Đi qua nhiều miếu mộ, đền đài, lăng tẩm, Nguyễn nhớ về những người anh hùng, những bậc hiền tài, cả những kẻ gian hùng của lịch sử Trung Quốc. Nguyễn đồng cảm, kính phục, trân trọng bậc hiền tài gặp nhiều gian truân, bất hạnh trong đời và phê phán, lên án, căm phẫn, vạch tội những tên vua gian ác, lộng thần, tiểu nhân. Nguyễn Du có nhiều dịp tiếp xúc với những con người cụ thể từ người phụ nữ lao động đến những người ca nhi. Ông đã hoàn chỉnh bức tranh về nữ giới trong thơ với những vẻ đẹp từ ngoại hình đến tâm hồn và đặc biệt hơn là vẻ đẹp tài năng của họ. Qua đó, ông lên tiếng bênh vực và đòi quyền sống, quyền hạnh phúc cho họ.

Nguyễn Du đã hình thành một quan điểm thẩm mỹ mới có nét khác biệt với quan niệm thẩm mỹ truyền thống qua cách nhìn và đánh giá về con người. Đó là sự khẳng định giá trị của con người. Lần đầu tiên trong văn học Việt Nam, con người được nhận thức khác lạ so với thẩm mĩ truyền thống về ngoại hình, tài năng, phẩm chất… Qua những lời luận bàn chí lý, chí tình của ông cũng như cái cách mà ông quan sát người lao động thì ta hiểu Nguyễn Du không đứng trên lập trường phong kiến mà ông đứng trên lập trường của nhân dân muôn đời để nhìn nhận, đánh giá vấn đề đúng – sai.

Nguyễn Du không chỉ là một nhà thơ nhân đạo mà ông còn là một nhà nhân văn chủ nghĩa vì xuyên suốt ba tập thơ chữ Hán, ngoài âm hưởng chủ đạo là thương xót, cảm thông, đau đớn cho số phận con người, còn có một âm hưởng nổi trội khác là ngợi ca và khâm phục. Từ cuộc sống gian truân, phiêu dạt của mình, ông đã tiếp xúc với nhiều cuộc đời và những con người cụ thể. Không những hiểu được họ cả về đời sống vật chất lẫn tinh thần mà ông còn thấy được ở họ có những vẻ đẹp như vẻ đẹp ngoại hình, tài năng, phẩm chất, tính cách tự do, tự ý thức cùng những khát vọng. Ông ca ngợi những phẩm chất tốt đẹp trong con người. Bên cạnh đó, ông đã chứng kiến nhiều cảnh áp bức bóc lột nên lên tiếng phê phán cái ác để tìm ra được những giá trị tiến bộ và tôn vinh cái tốt. Bản thân ông cũng là một con người nhân văn. Sống trong một xã hội rối ren, mọi giá trị tốt xấu có thể bị đảo lộn. Đứng giữa những lằn ranh mong manh đó, Nguyễn Du luôn ý thức về nhân cách của mình, luôn chọn theo những giá trị đúng đắn trên lập trường của nhân dân.

Những cảm nhận về triết lý nhân sinh qua hình tượng của không gian và thời gian nghệ thuật cũng giúp chúng ta có cái nhìn toàn diện và sát sao hơn khi tìm hiểu về nét đẹp nhân văn trong thơ chữ Hán Nguyễn Du. Thời gian và không gian cũng là một nét thể hiện tư duy trong sáng tạo nghệ thuật của Nguyễn Du. Thời gian hoài niệm thể hiện sự đánh giá của bản thân về quá khứ, về những việc đã xảy ra. Thời gian đời người thể hiện sự âu lo của Nguyễn Du trước bước đi nhanh chóng của thời gian. Thời gian tâm trạng thể hiện những cung bậc cảm xúc của Nguyễn, bên cạnh những cảm xúc xuất phát từ chuyện riêng tư, chuyện số phận, Nguyễn Du còn bộc lộ cảm xúc của mình trước những cựu tích và cố cảnh. Con người cảm nhận về nhân

sinh trước bước đi nhanh chóng của thời gian. Qua đó, ta thấy con người hiện lên trong thơ với tầm vóc thật đẹp, thật gần gũi với những âu lo, những ám ảnh, những trăn trở thường nhật. Không gian nghệ thuật cũng khắc sâu tâm tư của con người. Không gian mờ mịt, gió bụi hay không gian lạnh lẽo, ảm đạm và cả không gian tù túng, ngột ngạt, tất cả đều được khắc họa một cách khách quan nhưng phần lớn còn được phản chiếu qua cái nhìn chủ quan của nhà thơ, thể hiện tâm trạng của chủ thể trữ tình.

Nét đẹp nhân văn trong thơ chữ Hán Nguyễn Du còn được thể hiện qua hệ thống từ ngữ, biểu tượng, giọng điệu nghệ thuật và bút pháp. Ngôn ngữ nghệ thuật thể hiện cá tính, bản chất con người. Nó còn cho thấy con người luôn quan tâm đến quá khứ và hiện thực cuộc sống quanh mình. Ở câu thơ, sự xuất hiện nhiều hay ít các dạng câu có thể lý giải tầm nhìn, cách nghĩ hay những khúc mắt mà con người quan tâm. Ở từ ngữ, từ tự xưng biểu hiện con người cá nhân rõ nét, từ biểu cảm cho thấy cảm xúc của con người trước cuộc sống, cuộc đời và thế giới xung quanh. Bút pháp tả cảnh ngụ tình và tương phản giúp chúng ta tiếp cận thơ chữ Hán của Nguyễn Du toàn diện và sát sao hơn. Chính nhờ những phương tiện ngôn ngữ này mà ta hiểu thêm nhiều về những khía cạnh, những nét đẹp nhân văn trong con người cũng như trong thơ chữ Hán của Nguyễn Du.

Xin mượn lời của Mai Quốc Liên để kết lại vấn đề: “Ta hãy xét qua chủ nghĩa nhân văn của Nguyễn Du trong thơ chữ Hán. Từ chỗ nhìn cuộc đời thấy nó tàn lụi, buồn chán, vô nghĩa, chỉ còn cách đi ở ẩn là trong sạch: dần dần, do lịch duyệt cuộc đời, do sách vở, nhất là do Đỗ Phủ. Nguyễn Du đã nhìn đời một cách khác. Đó là một bước chuyển biến lớn. Giờ đây Nguyễn Du vẫn buồn đau – thơ ca luôn luôn nhạy cảm với nỗi đau khổ của con người, huống nữa thời đại Nguyễn Du là một thời đại bi kịch. Nhưng cái nhìn ấy, so với trước, đã mạnh khỏe hơn và chứa

Một phần của tài liệu nét đẹp nhân văn trong thơ chữ hán nguyễn du (Trang 146)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(157 trang)