Giọng phê phán, căm phẫn, bất bình

Một phần của tài liệu nét đẹp nhân văn trong thơ chữ hán nguyễn du (Trang 138)

Nguyễn Du phê phán và chế giễu, mỉa mai những con người xấu xa, tàn nhẫn và bất nghĩa, những nhân vật phản diện, những bóng đen, những kẻ có nợ máu với nước, với dân. Qua đó, nhà thơ còn thể hiện thái độ căm phẫn và bất bình trước

những hành động xấu xa ảnh hưởng đến cuộc sống của nhân dân. Thơ chữ Hán Nguyễn Du còn được viết với giọng mỉa mai, căm giận, oán hờn.

Nhìn những ngôi mộ giả của Tào, Nguyễn Du đã cười chê mai mỉa:

Xú danh mãn quách tàng hà dụng Tặc cốt thiên niên mạ bất tri Hà tự cẩm thành tiên chủ miếu Chí kim tùng bách hữu quang huy (Thất thập nhị nghi trủng)

(Tiếng xấu đầy trong quách thì còn chôn giấu kĩ để làm gì? Nắm xương tên giặc nghìn đời, bị chửi bới cũng chẳng hay biết Sao bằng được miếu tiên chúa ở cẩm thành

Đến tận ngày nay cây tùng, cây bách vẫn còn tỏa sáng)

Ngay cả việc Tô Tần đâm dùi vào vế để học để mưu cầu danh lợi một cách bất nghĩa cũng bị Nguyễn Du tìm ra chân tướng và đả kích:

Bình sinh chí nguyện tất ư tư Tiền cứ hậu cung ngôn chính bỉ Hợp tung bất tại khước cường Tần Đãn hướng sở thân kiêu phú quý Thích cổ Nguyễn vị quyền lợi mưu Ta hồ thử nhân tiểu tai khí!

(Tô Tần đình II)

(Chí nguyện một đời tất cả ở lúc đó

“Trước sao khinh rẻ, sau sao cung kính” lời nói ấy thật hèn hạ Kế hợp tung chẳng nhằm chống nước Tần hùng mạnh

Mà nhằm để kiêu căng khoe giàu sang với người thân Dùi đâm vế vốn là để mưu quyền lợi

Than ôi, người ấy khí độ nhỏ mọn thay!”

Nguyễn phê phán những kẻ đạo đức giả, những tên ngụy quân tử, chỉ giỏi khoa trương khoát lác và ác độc:

Thanh thời đa thiểu tu như kích Thuyết hiếu đàm trung các tự tôn

(Tam liệt miếu)

(Thời bình biết bao kẻ râu vểnh lên như ngọn kích Nói hiếu, bàn trung ai cũng tự suy tôn mình)

Nguyễn còn phủ định cả những điều được đọc trong sách vở thánh hiền về đất nước Trung Hoa với những điều tai nghe mắt thấy trên đường đi. Qua đó, Nguyễn phê phán những hậu bối vô tâm. Họ đã đi ngược lại những giá trị nhân văn, dễ dàng quên đi quá khứ, đến một nén nhang viếng mộ tri ân cho những bậc tiền bối cũng không có được:

Cộng đạo Trung Hoa thượng tiết nghĩa Như hà hương hỏa thái thê lương

(Quế Lâm cù các bộ)

(Ai cũng bảo nước Trung Hoa trọng tiết nghĩa Sao ở đây hương khói lại lạnh lẽo thế này?)

Trong bài Phản chiêu hồn ông chửi thẳng bọn quan lại dưới triều Sở Hoài vương. Ông gọi bọn chúng là bọn ăn thịt người, có nanh vuốt của loài hổ báo và nọc độc của loài rắn hổ mang. Tai hại hơn là bản chất thú dữ của chúng lại được che giấu bằng những khuôn mẫu lý tưởng - ông Cao, ông Quỳ:

Xuất giả khu xa, nhập cứ tọa, Tọa đàm lập nghị giai Cao, Quỳ. Bất lộ trảo nha dữ giác độc, Giảo tước nhân nhục cam như di!

(Phản chiêu hồn)

(Khi ra đường thì giong ruỗi ngựa xe, khi ở nhà thì ngồi vênh váo Họ đứng ngồi bàn tán như ông Cao, ông Quỳ.

Họ che giấu nanh vuốt và nọc độc

Bài Kì lân mộ cũng rất tiêu biểu cho giọng điệu này. Bài thơ viết về Minh Thành Tổ không những mỉa mai mà tác giả còn thể hiện thái độ đầy căm giận, khinh bỉ. Nhà thơ mắng kì lân vì nó xuất hiện không đúng nơi đúng lúc:

Lân hề, quả vị thử nhân xuất, Đại thị yêu vật, hà túc trân?

(Ôi kì lân, nếu mày vì người ấy mà ra đời Thì mày chỉ là vật yêu quái, có gì đáng quý?)

“Người ấy” là ai? Hắn là Yên Vương Đệ Minh Thành Tổ. Giọng thơ căm thù cao độ:

Đoạt diệt tự lập phi nhân quân, Bạo nộ nhất sính di thập tộc.

Đại bổng cư hoạch phanh trung thần, Ngũ niên sở sát bách dư vạn,

Bạch cốt thành sơn địa huyết ân!) (Kì lân mộ)

(Cướp ngôi của cháu tự lập vua, hắn không phải là bậc nhân quân Khi nổi oán giận, hắn giết cả mười họ người ta.

Gậy to, vạc dầu lớn giết hại kẻ trung thần Trong năm năm đã giết hơn trăm vạn người. Xương trắng chất thành núi, máu thấm đỏ đất)

Nói về cái ác, cái xấu, Nguyễn không đao to búa lớn, chỉ nhẹ nhàng mỉa mai sâu cay nhưng Nguyễn đã lột bỏ được những bộ mặt nạ giả nhân giả nghĩa của những tên bịp bợm, gian xảo, lật lộng gây hại cho dân, cho nước. Nguyễn đã đứng về phía nhân dân cùng quyền lợi của họ để nói lên tiếng nói căm phẫn, bất bình đó.

Trước cái ác, Nguyễn lên tiếng phê phán, căm phẫn, giọng thơ mang âm hưởng mỉa mai, bất bình, oán giận. Trước cái đẹp, cái tài, Nguyễn ngợi ca và khâm phục, giọng thơ mang âm hưởng của sự tiếc thương, xót xa và trìu mến.

Nguyễn luôn đứng về phía chính nghĩa để bênh vực, để bảo vệ những giá trị tốt đẹp cũng như lên án những cái phi đạo đức, phi nhân văn ảnh hưởng đến đời sống

của con người. Giọng điệu thơ giúp chúng ta hiểu hơn về tâm trạng và thái độ của Nguyễn Du khi ông thẩm định lại những giá trị lịch sử, rằng giá trị nào sẽ được trường tồn và giá trị nào sẽ bị mai một theo thời gian. Chỉ có những giá trị mang tinh thần nhân văn, nhân đạo sẽ không bao giờ mất đi, sẽ còn mãi trong tim mọi người. Còn những cái ác, cái xấu, nếu có còn chăng thì chỉ nhận được những lời phỉ báng và căm ghét của hậu thế.

Một phần của tài liệu nét đẹp nhân văn trong thơ chữ hán nguyễn du (Trang 138)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(157 trang)