Trong thời đại tối tăm luôn vùi dập con người, khổ đau nhất có lẽ chính là người phụ nữ bởi vì ngay cả tự định đoạt cuộc đời mình, họ cũng không có quyền. Người lao động bình thường sống giữa xã hội bất công, tàn bạo,họ phải chịu sự áp bức, bóc lột nặng nề của giặc ngoại xâm, của vua quan phong kiến còn người phụ nữ, bên cạnh phải chịu chung sự áp bức bóc lột đó, họ còn phải chịu thêm chế độ gia trưởng. Về điều này, nhà nghiên cứu Nguyễn Khánh Toàn đã viết: “Thời
Nguyễn Du, cảnh người phụ nữ bị đày đọa, hắt hủi, bạc đãi là rất phổ biến. Bọn
quý tộc hoang dâm trụy lạc, bắt bao nhiêu gái đẹp vào cung làm con hầu, tì thiếp. Những tên vô lại, con nhà phong kiến, cậy thế cậy thần, tha hồ ra đường hãm hiếp phụ nữ, ai cưỡng lại thì chúng cắt vú, xẻo tai. Những thanh niên trai tráng bị bắt đi lính, bỏ lại vợ góa con côi, không phải vì chính nghĩa, vì bảo vệ Tổ quốc chống xâm lăng mà để làm bia đỡ mũi tên, hòn đạn cho các tập đoàn phong kiến giết hại lẫn nhau. Tiếng kêu oan đã dội lên ở thế kỉ XVIII, dưới các hình thức, bằng mọi âm điệu từ Cung oán ngâm khúc, Chinh phụ ngâm đến Truyện Kiều, Văn chiêu hồn và thơ Hồ Xuân Hương. Dưới một chế độ phong kiến đã đến bước suy vong, phụ nữ là
giới chịu đau khổ, tủi nhục hơn hết” [15; 49]. Sống giữa thời đại nhiễu loạn đó,
luôn phải chứng kiến những cảnh thương tâm diễn ra hằng ngày, Nguyễn Du đã từng thốt lên rằng: Đau đớn thay phận đàn bà. Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung
(Kiều). Chỉ một câu thôi, tác giả đã khái quát được số phận của người phụ nữ trong
xã hội phong kiến lúc bấy giờ.
Trong lịch sử văn học dân tộc từ thế kỉ XIX trở về trước, ngoài nữ sĩ Hồ Xuân Hương, Nguyễn Du là nhà thơ viết nhiều nhất về thân phận người phụ nữ. Trong thơ chữ Hán của Nguyễn Du, số bài dành cho người phụ nữ khoảng 25 bài trong tổng số 250 bài, chiếm khoảng một phần mười. Văn Chiêu hồn hai trăm câu thì có khoảng 20 câu thơ nói về người phụ nữ. Truyện Kiều là cả cuốn bi kịch về thân phận người con gái tài sắc vẹn toàn nhưng số phận bất hạnh, mười lăm năm luân lạc
chịu nhiều gian truân và khổ ải. Thống kê như vậy để thấy rằng Nguyễn Du luôn dành riêng phần ưu ái cho phái nữ, từ người phụ nữ danh tiếng, tài hoa bạc mệnh hay người phụ nữ lao động đều đi vào thơ ông một cách tự nhiên.
Các tác giả của sách Văn học 10 đã nhận xét: “Có thể nóitoàn bộ tác phẩm của Nguyễn Du, chữ Hán cũng như chữ Nôm, chan chứa một tình thương bao la đối với
con người, đặc biệt là đối với người phụ nữ” [48; 282]. Nguyễn Du luôn dành cho
họ những vần thơ đẹp nhất với tình thương và niềm cảm thông đặc biệt nhất bởi vì họ là những nạn nhân bi thảm nhất trong chế độ phong kiến bất công. Hai lần xuất hiện trong sáng tác của Nguyễn Du câu thơ xót xa đáy lòng:
Đau đớn thay phận đàn bà! Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung.
(Truyện Kiều) Đau đớn thay phận đàn bà, Kiếp sinh ra thế, biết là tại đâu?
(Văn chiêu hồn)
Trong thơ chữ Hán, bên cạnh hình tượng người phụ nữ lao động bình thường hoặc người phụ nữ tài hoa bạc mệnh, tấm lòng của nhà thơ cũng hướng về người phụ nữ danh tiếng nhưng gặp nhiều oan uổng. Nhà thơ bênh vực họ, như muốn thay họ nói lên tiếng nói đòi sự công bằng và đấu tranh cho lẽ phải. Quý phi họ Dương được Đường Minh Hoàng vô cùng sủng ái, sắc đẹp nghiêng nước nghiêng thành, sống trong giàu sang quyền quý nhưng lại bị đổ tội oan chỉ vì vua quan bất tài không đuổi được giặc, cuối cùng nàng phải thắt cổ tự tử ở đèo Mã Ngôi. Người đời sau nguyền rủa và xem nàng là tội nhân của đất nước. Chỉ có Nguyễn Du là người lên tiếng minh oan cho người con gái họ Dương, đòi lại sự công bằng cho nàng:
Tự thị cử triều không lập trượng, Uổng giao thiên cổ tội khuynh thành
(Dương Phi cố lý)
(Từ đấy cả triều đều là người đứng như phỗng,
Đi qua sông Tương, Nguyễn Du nhớ đến chuyện hai bà phi Nga Hoàng và Nữ Anh - vợ vua Ngu Thuấn - đi tìm chồng ngồi khóc bên dòng sông Tương, nước mắt nhỏ vào những cây trúc trở thành những vết lốm đốm:
Ngu Đế nam tuần cánh bất hoàn, Nhị phi sái lệ trúc thành ban.
(Thương Ngô tức sự)
(Vua Ngu Thuấn đi tuần ở phương nam, không trở về nữa,
Hai bà phi khóc, nước mắt rưới vào khóm trúc thành vết lốm đốm) Nguyễn Du xúc động trước hành động giàu nghĩa tình sắt son, đã tựa lan can viếng hai bà bằng chén rượu để tỏ lòng thành kính:
Bôi tửu bằng lan điếu nhị nhi (Thương Ngô mộ vũ)
(Tựa lan can rót rượu viếng hai bà)
Nguyễn cũng không quên ca ngợi tiết hạnh của ba liệt nữ họ Lưu. Khoảng niên hiệu Chính Đức nhà Minh, Lưu Thời Cử đi nhậm chức, giữa đường gặp cướp, bị giết. Vợ là Trương Thị, thiếp là Quách Thị, con gái là Lưu Thị kiên quyết chống lại bọn hung tặc, không chịu nhục nhảy xuống sông chết để giữ mình được trong sạch. Nguyễn Du đã tạc vào thơ những tượng đài thật đẹp:
Thiên thu bi kiệt hiển tam liệt,
Vạn cổ cương thường thuộc nhất môn (Tam liệt miếu)
(Bia kệ ngàn năm làm rạng danh ba người đàn bà tiết liệt, Cương thường một thủa thuộc về một nhà)
Khi viết về những người phụ nữ danh tiếng, Nguyễn Du không những đã tái hiện lại lịch sử gắn bó một thời với số phận của họ mà còn đồng cảm với họ một cách sâu sắc. Ngòi bút đồng cảm và thương xót của Nguyễn Du còn trào dâng mạnh mẽ khi viết về những người phụ nữ tài hoa nhưng bất hạnh, những kỹ nữ, ả đào. Tất cả họ đều là người có tài, có sắc một thời nhưng rồi số phận và thời gian đã làm thay đổi tất cả. Đó là nàng Tiểu Thanh, người ca nữ đất La Thành, người hầu cũ của em trai ông…
Với người tài sắc bạc mệnh, Nguyễn Du luôn dành một tình cảm rất chân thành và sâu sắc. Ông khóc viếng nàng Tiểu Thanh, cũng chính là thổn thức cho số phận của mình:
Cổ kim hận sự thiên nan vấn, Phong vận kỳ oan ngã tự cư. Bất tri tam bách dư niên hậu Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như?
(Độc Tiểu Thanh kí)
(Nỗi hận xưa nay khó hỏi trời,
Ta cũng ở trong nỗi oan lạ lùng của người phong nhã. Chẳng biết hơn ba trăm năm sau,
Người đời ai khóc Tố Như chăng?)
Tiếng lòng của nhà thơ là sự kết hợp hài hoà giữa nỗi thương người và sự thương mình, giữa sự xót thương cho kiếp người mệnh bạc và lòng trân trọng ngợi ca những phẩm chất cao đẹp của con người.
Ông viếng một nàng ca kĩ, nhưng chính là viếng cho cả một kiếp người bạc mệnh:
Thiên hạ hà nhân liên bạc mệnh, Trủng trung ưng tự hối phù sinh. Yên chi bất tẩy sinh tiền chướng, Phong nguyệt không lưu tử hậu danh
(Điếu La Thành ca giả)
(Thiên hạ ai người thương kẻ bạc mệnh,
Dưới mồ chắc cũng hối hận cho kiếp phù sinh.
Nghiệp chướng phấn son lúc sống đã không rửa sạch, Sau khi chết chỉ để lại tiếng trăng gió)
Nguyễn Du đã nói về kết cục bi thảm của đời họ với một sự cảm thông, với lòng thương xót vô bờ bến. Trong Truyện Kiềuông cũng có lần nêu lên nghịch lí đớn đau ấy:
Sống làm vợ khắp người ta,
Hại thay thác xuống làm ma không chồng!
Trong Văn chiêu hồn, ông thương cảm cho những người phụ nữ “Cũng có kẻ lỡ làng một kiếp/ Liều tuổi xanh buôn nguyệt bán hoa”, khi sống thì “làm vợ
khắp người ta” nhưng đến lúc về già phải chịu cảnh:
Ngẩn ngơ khi trở về già
Ai chồng con tá biết nhờ cậy ai? Sống đã chịu một đời phiền não Thác lại nhờ hớp cháo lá đa.
Nguyễn Du đã hai lần nhỏ nước mắt khóc thương số phận của hai đào nương mà ông tình cờ gặp lại. Trong cuộc sống, con người gặp lại sau bao ngày xa cách sẽ nhận ra ở nhau có ít nhiều sự thay đổi. Ở đây cũng vậy, sau hai mươi năm gặp lại cô Cầm, nhờ tiếng đàn, Nguyễn Du ngờ ngợ nhận ra người quen, chỉ ngờ ngợ thôi chứ không dám tin đó là sự thật vì sự thay đổi ở cô chóng vánh quá, tàn nhẫn quá. Nếu tiếng đàn tài hoa năm nào không cất lên, có lẽ Nguyễn đã không nhận ra được người quen biết ấy. Trong quá khứ, Nguyễn lần đầu gặp người con gái ấy, hãy còn là một cô gái khoảng hai mươi mốt tuổi xuân mơn mởn, áo hồng ánh lên gương mặt hoa đào ngây thơ rất đáng yêu, nàng nổi tiếng bậc nhất xứ kinh kỳ với ngón đàn Nguyễn. Còn bây giờ - sau hai mươi năm gặp lại - nàng đã phải gánh chịu sự tàn phai ghê gớm hằn lên dáng hình và khuôn mặt: Riêng ở cuối chiếu có một người tóc đã hoa râm. Nét mặt võ vàng, thần sắc khô khan, thân hình hơi nhỏ, đôi mày tàn tạ
phờ phạc không trang điểm (Long thành cầm giả ca).Nguyễn Du khóc thương nàng
cũng là khóc thương cho mọi kiếp người trong cuộc đời. Con người bé nhỏ trước vũ trụ rộng lớn, đời người hữu hạn mà thời gian thì vô hạn, sắc đẹp rồi sẽ tàn phai, con người sẽ không thể tránh khỏi vòng sinh - tử. Ngay cả tiếng đàn của cô Cầm là cái đẹp, cái tinh túy được chắt lọc từ nghìn đời cũng đang chịu sự hủy diệt lạnh lùng của thời gian. Những vinh - nhục – thăng - trầm ở đời thoáng qua như gió thổi, mây bay. Hình ảnh của cô Cầm khiến ta nhớ đến hai câu thơ của nhà thơ Xuân Diệu :
Trên mặt người kia in nét đau
(Hoa nở để mà tàn)
Và đó cũng là sự chiêm nghiệm đầy xót xa của Nguyễn Du trước sự được - mất của con người trong cuộc đời.
Cũng sau hai mươi năm, Nguyễn Du gặp lại người hầu cũ của Nguyễn Nễ - em trai ông. Ngày xưa nàng xinh đẹp, có một giọng ca uyển chuyển, mượt mà. Còn giờ đây nàng xơ xác, tiều tụy, đã lấy chồng, có ba con nhưng thật trớ trêu và thật đáng thương, nàng vẫn còn mặc chiếc áo hồng cũ từ ngày ra đi.
Kiến thuyết giá nhân dĩ tam tử, Khả liên do trước khứ thời y.
(Ngô gia đệ cựu ca cơ)
(Nghe nói nàng lấy người khác đã có ba con, Đáng ái ngại là vẫn còn mặc chiếc áo ngày ra đi)
Quy luật của thời gian thật nghiệt ngã, nó làm mọi thứ thay đổi, nhan sắc của con người cũng trở nên tiều tụy, xác xơ... Ý thức được bước đi khắc nghiệt của thời gian, quá khứ đã đi qua không thể níu lại được nhưng nhà thơ đang luyến lưu không muốn dứt bỏ những kỉ niệm của ngày ấy như ngó sen đứt nhưng tơ vẫn còn vương vấn.
Tượng đá vọng phu - người phụ nữ hóa đá chờ chồng từ muôn ngàn năm nay, tượng trưng cho sự chung thủy, kiên trinh; dù mưa, dù gió, tượng vẫn đứng đó, không gì lay chuyển được, mắt vẫn luôn dõi về phương xa. Nhưng dưới cái nhìn của Nguyễn Du thì khác, Nguyễn rất cám cảnh đau thương cho cái tượng vọng phu để rồi đặt ra bao câu hỏi. Là đá hay là người? Nếu là người thì đó là người nào? Người nào mà lại đứng trên núi sừng sững hàng trăm nghìn năm nay? Người nào mà chỉ vì một chữ trinh để lưu lại cho muôn thuở đành phải chịu vùi dập hàng trăm nghìn năm nay và sẽ còn bị vùi dập đến muôn đời? Cuộc đời thật quá bất công, nàng hóa đá muôn nghìn kiếp chờ một người, hàng nghìn năm không hề có giấc mộng mây mưa “Vạn kiếp yểu vô vân vũ mộng. Nhất trinh lưu đắc cổ kim thân” (Muôn kiếp không hề có giấc mộng mây mưa; Một chữ trinh lưu lại tấm thân cho kim cổ - Vọng
phu thạch). Người phụ nữ trong thơ Chinh phụ ngâm của Đặng Trần Côn rất ý thức về thân phận, ý thức về tình yêu; nàng lên tiếng giành lấy tình yêu ngay trong kiếp này chứ không muốn đợi chờ thêm nữa: Đành muôn kiếp chữ tình là vậy/ Theo kiếp
này hơn thấy kiếp sau (Chinh phụ ngâm) nhưng nàng vọng phu kia thì bi đát xiết
bao, nàng đã đi qua bao nghìn kiếp của con người rồi mà vẫn đứng sừng sững mãi đó. Đúng như Lưu Trọng Lư nói: “… đối với cái tượng chờ chồng của Nguyễn Du, không phải người đời chỉ cám cảnh, đau thương, mà cuối cùng như chỉ muốn xô
ngã đi, không muốn cho cái cảnh đau lòng còn mãi đó giữa cuộc đời” [28; 115].
Nguyễn Du sâu sắc quá! Cách nghĩ của ông đi ngược lại cách nghĩ của con người xưa nay. Qua cách nghĩ này, ta thấy Nguyễn Du giàu lòng yêu thương và trân trọng phụ nữ biết bao. Ông không những ca ngợi phẩm chất tốt đẹp, trắng trong của họ mà còn bênh vực, che chở, trân trọng và lên tiếng giành lấy quyền sống, giành lấy niềm hạnh phúc lứa đôi cho họ từ xã hội nam quyền.
Phụ nữ như những bông hoa giữa trời rất mong manh, nhẹ nhàng, yếu đuối và đáng yêu. Những bông hoa ấy cần có một bàn tay nhẹ nhàng, nâng niu và che chở. Xã hội phong kiến lại trút xuống bao cơn mưa giông và bão táp, đã không cho người phụ nữ sống đúng với giá trị thực của mình mà ngược lại còn áp đặt nào là
tam tòng tứ đức, công - dung - ngôn - hạnh. Qua thơ chữ Hán, Nguyễn Du đã đòi
công bằng, ông lên tiếng muốn xã hội trả lại cho họ những giá trị xứng đáng.
Viết về phụ nữ, Nguyễn Du cũng ưu ái nhắc đến người vợ mà ông rất mực yêu thương. Nguyễn Du nhớ vợ, mong vợ từng ngày nhưng đường sá xa xôi “cái thân
làm quan riêng gửi chốn xa lạ”, biết khó gặp lại vợ nên nhà thơ đã ký thác tất cả
những nỗi nhớ, tình yêu, ký thác cả tâm hồn mình gửi cả vào trong mộng. Tình cảm đó không sôi nổi trào dâng mạnh mẽ mà thâm trầm sâu sắc, chân thành, có cả sự cảm thông, sự thấu hiểu vô bờ (Ký mộng).
Người ta thường nói ban ngày hay nghĩ đến điều gì thì ban đêm điều đó sẽ tái hiện trong mơ. Dẫu chỉ là một giấc mơ nhưng cái cảm xúc được gặp lại người vợ hiền với Nguyễn Du thật ngọt ngào và đong đầy tựa như đó là hiện thực. Người vợ hiền vì quá thương nhớ chồng, đã không ngần ngại thân gái một mình, đường xa khó
nhọc, muôn phần nguy hiểm, lặn lội đến với chồng để thỏa nỗi nhớ mong. Nhớ thương chồng nên đi tìm chồng nhưng lại lúng túng không biết tìm đâu ra một lý do khi chồng lo lắng gặn hỏi, người vợ đành phải thú thật rằng vì nhớ thương nhiều đó thôi (Thoạt đầu nói khổ vì bệnh hoạn, Kế đó nói xa nhau). Một lý do rất thật, rất đáng yêu và rất đời thường. Vì nhớ chồng, người vợ bất chấp tất cả những khó khăn:
Điệp Sơn đa hổ trĩ, Lam thủy đa giao ly.
(Ký mộng)
(Núi Tam Điệp nhiều hổ báo Sông Lam nhiều thuồng luồng)
Nhà thơ vừa yêu thương, vừa hạnh phúc, vừa cảm phục lại vừa xót xa cho vợ
Đường đi hiểm và dữ, Thân yếu đuối dựa vào đâu? Câu hỏi chứa đầy cảm xúc và
nỗi lo lắng dành cho vợ, đằng sau đó còn là sự tự trách mình. Người chồng là chỗ dựa vững chắc cho người vợ chân yếu tay mềm, nhà thơ trách mình lại ở xa vợ, không lo được nhiều cho vợ lúc trái gió trở trời, thêm nữa vì mình mà nàng phải vượt đường xa nguy hiểm. Được gặp lại người vợ hiền, hạnh phúc vô vàn để rồi khi tỉnh mộng, nhà thơ càng thấy cô đơn, lẻ loi và càng nhớ vợ hơn Tình vấn vương rối như tơ. Phải nhớ vợ tha thiết và yêu thương vợ biết bao thì Nguyễn Du mới có