Cảm xúc đau đớn và buồn thương trước số phận những con người cần

Một phần của tài liệu nét đẹp nhân văn trong thơ chữ hán nguyễn du (Trang 62)

cần lao

Không phải ngẫu nhiên mà thời nhà Nguyễn, khởi nghĩa nông dân nổi lên khắp nơi, cuộc khởi nghĩa này bị dập tắt thì cuộc khởi nghĩa khác lại dấy lên. Cục diện này là bằng chứng đủ sức thuyết phục để tố cáo xã hội, như một quy luật con giun

xéo lắm cũng quằn. Những năm 70 của thế kỉ XVIII, kinh tế đất nước bị suy sụp,

quan lại tham nhũng, cường hào áp bức, nhân dân cơ cực và điêu đứng, lầm than. Hạn hán, lũ lụt, mất mùa thường xuyên xảy ra và cả hàng trăm thứ thuế cứ đổ dồn vào người dân. Trước tình hình đó, từng đoàn người nghèo đói dắt díu nhau đi lang thang trên những con đường lớn, đi từ vùng này sang vùng khác để tìm đất sinh sống. Hiện thực trước mắt ngay từ quê nhà đến khi đi sứ sang Trung Quốc, Nguyễn Du nhận thấy những cảnh đời cơ cực, càng thấy rõ nỗi khổ đau ngập tràn trong đời sống nhân dân không riêng gì đất Việt. Người nghèo, người dân cần lao ở đâu cũng bị rẻ rúng, khinh khi, bị hành hạ về cả thể xác lẫn tinh thần. Nhưng họ có phẩm chất tốt đẹp là chăm chỉ và yêu quý lao động, chất phát, mộc mạc, chân thành và giản dị. Họ luôn hướng về cái thiện và căm ghét những cái bất công trong xã hội. Nguyễn Du đã thu vào tầm mắt của mình tất cả những hình ảnh của người lao động trên đường đi để rồi con tim của nhà thơ lại vang lên những nhịp đập yêu thương chân thành và thống thiết.

Người cần lao trong ba tập thơ chữ Hán của Nguyễn Du, từ mấy mẹ con người ăn xin (Sở kiến hành), những người chạy loạn (Trở binh hành), ông già mù hát rong

(Thái Bình mại ca giả) đến những người đánh xe (Hà Nam đạo trung khốc thử),

những người tình cờ gặp trên đường (Thương Ngô trúc chi ca V)… dù họ là ai thì tình thương mà Nguyễn Du dành cho họ đã vượt qua ranh giới lãnh thổ và giai cấp. Tình thương đó sâu sắc và chân thành trên mỗi trang thơ. Đúng như Nguyễn Huệ Chi nói: “Nguyễn Du thương cho cái kiếp một con ngựa già bị ruồng bỏ; ông tiếc một bông hoa rụng; ông đau xót không nguôi trước cái chết của một người đào hát;

ông hiểu thấu tâm trạng nhớ “vườn dưa quê nhà” của người đi lính; ông gắn bó với

cả một người phu xe bắt gặp một thoáng trên đường đi sứ của mình” [4; 147].

Nhà thi sĩ trữ tình Pháp danh tiếng Alfred Musset đã từng thốt ra lời thơ thống thiết: Không gì cao cả hơn một đau buồn vĩ đại hay Hãy đập vào tim anh, thiên tài

là ở đó. Có thể nói như vậy đối với Nguyễn Du, một con người “có con mắt nhìn

sáu cõi, tấm lòng nghĩ suốt nghìn đời” (Mộng Liên Đường).

Nguyễn Du trải qua một thời gian được sống trong cảnh nhung lụa, giàu sang. Thế nhưng, cuộc đời nhà thơ lại không được yên ổn với cuộc sống ấm êm bên gia đình. Xã hội có nhiều biến chuyển, các triều đại thay đổi chóng vánh đã ảnh hưởng lớn đến bản thân Nguyễn Du. Giã từ cuộc sống quyền quý của một gia đình đại quan, Nguyễn đã phiêu dạt nay đây mai đó. Có những năm phải bôn ba hết miền

sông rồi tới miền biển, ông có dịp sống gần người dân lao động, rồi có những lúc

nghèo đói, túng quẫn, ông hiểu được mọi tâm tư nguyện vọng của nhân dân ngoài kia. Chính khoảng thời gian mười năm gió bụi đó đã đưa ông về với nhân dân để hiểu hơn cuộc sống vất vả khổ đau của họ, hiểu để thương hơn, xót xa hơn và nhận thấy nhiều hơn những phẩm chất tốt đẹp ở người dân nghèo.

Không phải chỉ đến Nguyễn Du thì hình ảnh của người dân lầm than mới đi vào thơ mà trước đó đã có nhiều tác giả nhắc đến họ.

Ở đời Trần, vua Minh Tông cũng đã nhắc đến dân trong thơ của mình:

“Sinh dân nhất thị ngã bào đồng, Tứ hải hà tâm sử khốn cùng”

(Nghệ An hành diện)

(Dân chúng đều là đồng bào ta,

Nỡ lòng nào để bốn bể phải khốn cùng)

Vua Minh Tông hướng tới nhân dân xuất phát từ vị thế của người chăn dân có tấm lòng yêu dân. Nhà vua nghĩ đến dân với ý nghĩ thương xót, không để dân lâm vào cảnh khốn cùng vì phải lao dịch, xây dựng cung điện, đền miếu.

Đến Nguyễn Trãi, quan niệm về dân đã đạt đến độ toàn diện và sâu sắc. Ông thấy rõ vai trò và sức mạnh của họ trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước

“Phúc chu thủy tín dân do thủy” (Lật thuyền mới thấy sức mạnh của dân như nước

- Quan hải).Nhưng hình ảnh người dân xuất hiện trong thơ của Nguyễn Trãi với tư

cách là nhân vật còn mang tính trừu tượng, chung chung:

Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn Vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ (Bình Ngô đại cáo)

Có những đêm không ngủ vì lo cho dân, cho nước nhưng với Nguyễn Trãi, thương yêu muôn dân phần lớn xuất phát từ tình cảm của một ông quan, một con người có trách nhiệm trước nhân dân và xã tắc. Đến Nguyễn Du, tình cảm này có phần gần gũi hơn. Nguyễn Du đã đến với nỗi thống khổ của muôn dân, cảm thông với từng cảnh đời cay cực bằng chính sự trải nghiệm cuộc đời mình. Nguyễn Du cũng là một ông quan nhưng tình cảm ông dành cho người cần lao lại là thứ tình cảm của người trong cuộc, thương nhau vì vất vả như nhaunên hơn ai hết, ông hiểu họ như hiểu chính bản thân mình. Vì vậy, nhân dân bước vào thơ ông không còn là những dân đen, con đỏ nữa mà đó là những con người, những mảnh đời cụ thể như người gảy đàn ở đất Long Thành, bác hái củi, anh phu xe… Nguyễn Du đã góp phần hoàn chỉnh hình tượng nghệ thuật về nhân dân một cách đầy đủ và trọn vẹn hơn.

Không chỉ quan tâm người sống, Nguyễn Du còn quan tâm đến cả những linh hồn đã khuất. Trong tác phẩm Văn chiêu hồn, một tác phẩm dành riêng cho các vong hồn không có nơi nương tựa, cứ sống lẩn khuất ở những nơi:

Hoặc là ẩn ngang bờ dọc bụi

Hoặc là nương ngọn suối chân mây Hoặc là bụi cỏ bóng cây

Hoặc là quán trọ cầu này bơ vơ. Hoặc là nương thần từ phật tự Hoặc là nhờ đầu chợ cuối sông

Hoặc là mông quạnh đồng không

Trong tổng số mười ba loại người được Văn chiêu hồn nhắc đến, người nghèo khổ chiếm đến bảy với số câu thơ rất nhiều.

Còn trong thơ chữ Hán, tấm lòng của Nguyễn Du như trải rộng ra cho mọi kiếp người. Trên đường đi sứ, Nguyễn đã bắt gặp rất nhiều cảnh tượng đau lòng, thương tâm, đã phá vỡ đi những suy nghĩ, những ấn tượng của sứ thần nước Việt về đất nước Trung Hoa. Trước khi đi sứ, qua đọc sách Thánh hiền, những tưởng rằng Trung Hoa là đất nước hiền hòa với phong cảnh thiên nhiên và con người no ấm nhưng trăm nghe không bằng một thấy,ông đã tận mắt chứng kiến những cảnh đau lòng khôn tả buộc phải thay đổi cách nhìn về đất nước, thiên nhiên, con người nơi đây:

Chỉ đạo Trung Hoa tận ôn bão, Trung Hoa diệc hữu như thử nhân!

(Thái Bình mại ca giả)

(Nghe nói Trung Hoa no ấm cả, Trung Hoa cũng có cảnh này sao?)

Vậy là Trung Hoa hay Việt Nam đều là những xã hội phong kiến đầy bất công. Những bất công đó ập xuống trước tiên là người dân nghèo. Giai cấp thống trị thì sống phè phỡn trên mồ hôi nước mắt của người dân lao động vất vả, cực khổ. Thương cảm trước những số phận bất hạnh, khổ ải nên đi đến đâu gặp cảnh đói nghèo chết chóc, Nguyễn Du cũng đều cúi mình xuống thật thấp để có thể an ủi, vỗ về, sẻ chia cho tất thảy. Ông đau lòng khi phải chứng kiến những cảnh ngộ đói kém, phải bồng bế nhau phiêu tán, người nông dân lương thiện sẽ dễ dàng trở thành người hành khất. Trần Văn Giàu từng nhận định rất hay rằng : “Nói về cái khổ, nhiều người nói được, song nó có chân tình, cho mỗi chữ mỗi vần như thấm qua

xương thịt mà vào tận đáy tim, thì thuở ấy, không ai bằng Nguyễn Du.” [15; 268].

Nhìn thấy người ăn xin, Nguyễn Du đau xót đến quặn đau, không đành lòng bước đi, niềm thương cảm của ông lại trào dâng mạnh mẽ. Tình cảnh ông già mù hát rong trong Thái Bình mại ca giả làm người đọc bao thế hệ cảm động rơi nước mắt. Người già lẽ ra phải được nghĩ ngơi, an dưỡng nhưng điều đó làm sao có được

trong xã hội lúc bấy giờ, xã hội mà người ta buộc phải vắt sức tàn lực kiệt để mong có tia hi vọng bám trụ lại với đời. Ông lão hát rong bị người đời khinh rẻ, thường gọi là ông lão ăn mày ở ngoại thành. Chịu mang tiếng ăn mày mà nào ông có ngửa tay xin ăn? Ông cũng phải lao động bằng tài năng nghệ thuật của mình.

Tiếng đàn, tiếng hát của ông có một sức chinh phục lạ lùng khiến cho người nghe mê đắm đến quên cả thực tại:

Quan giả thập sổ tịnh vô ngữ” (Hơn chục người xem đều lặng phắc)

Ông lão đã lao động cật lực, không còn cái mệt nào hơn miệng xùi bọt mép, tay

mỏi rã rời. Con người ấy đã bỏ ra biết bao nhiêu công sức, chỉ chực thêm một chút

nữa thôi có lẽ tấm thân tiều tụy ấy sẽ không còn trụ được nữa. Nhưng ông vẫn cố gắng, vẫn kiên trì, nhẫn nại chịu đựng, ngày ngày cần cù chăm chỉ để duy trì cuộc sống:

Đàn tận tâm lực cơ nhất canh, Sở đắc đồng tiền cận ngũ lục (Thái Bình mại ca giả)

(Gắng hết tâm sức gần một trống canh Mà chỉ được năm sáu đồng tiền)

Trong cảnh khốn quẫn như vậy, ông vẫn giữ được nếp cư xử đúng đắn:

Mô sách dẫn thân hướng ngung tọa, Tái tam cử thủ xưng đa tạ

(Ông già sờ soạng đến ngồi vào một góc, Hai ba lần giơ tay lên thi lễ tạ ơn)

Sau gần một canh lao động cật sức, chỉ được năm, sáu đồng tiền, ông vẫn giữ thái độ nhã nhặn, bình tĩnh. Lúc xuống thuyền, còn quay lại chúc phúc chủ thuyền hai ba lần nữa:

Tiểu nhi dẫn đắc há thuyền lai, Do thả hồi cố đảo đa phúc

Còn ngoảnh lại ngỏ lời chúc tụng)

Dù đang là một vị quan quyền cao chức trọng nhưng giữa Nguyễn Du và người lao động gần như không có một khoảng cách nào, vẫn rất gần gũi. Chính sự gần gũi đó giúp Nguyễn Du hiểu được tấm lòng và vẻ đẹp tâm hồn của họ. Càng hiểu được những phẩm chất đáng quý của người lao động, Nguyễn càng lên án, căm ghét và phê phán bọn ăn bám, bọn quyền quý:

Thử thời thuyền trung ám vô đăng, Khí phạn bát thủy thù lang tạ.

(Lúc ấy trong thuyền tối không đốt đèn Cơm rơi canh vãi bừa bãi)

Nguyễn Du còn nhẹ nhàng đặt vào bên cạnh đó một cảnh tượng tương phản đến trớ trêu - cảnh sống xa hoa của đoàn thuyền sứ. Nguyễn Du đã vẽ nên một bức tranh tương phản đến sắc sảo giữa hai cảnh tượng. Một cảnh tượng ông già mù đàn hát đến xùi cả bọt mép chỉ để nhận được năm sáu đồng tiền vô cùng ít ỏi và một cảnh tượng những con người sang trọng cười đùa vui vẻ thưởng thức đàn ca, yến tiệc linh đình, rồi bao nhiêu thức ăn thừa đổ hắt cả xuống sông:

Thuyền này thuyền kia đầy gạo thịt Mọi người ăn uống thỏa thuê, còn thì bỏ Cơm thừa canh nguội đổ cả xuống sông

Ta nhớ đến hai câu thơ của Đỗ Phủ cũng nói đến cảnh tượng xót xa này:

Quan lớn trong triều ngấy rượu thịt Bọn dân mảnh vải tấm tranh không

(Tuế án hành)

Trong bài Khinh phì, Bạch Cư Dị cũng đã nêu lên cái hiện thực khốc liệt tương tự:

Uống, toàn là rượu quý, Ăn, bày đủ món ngon. Quít Động Đình trái ngọt,

Ních no lòng thấy khoái Năm ấy Giang Nam hạn, Cổ Châu người ăn người. Chén khướt khí thêm oai!

Bạch Cư Dị vẽ nên bức tranh nghèo khổ, đói kém này ngay trên nước mình, nhà thơ tố cáo chế độ phong kiến bất nhân. Nhà thơ như muốn hỏi những người tự xưng là cha mẹ dân ở đâu để dân phải đói khát, lê la dọc đường? Câu trả lời chính là cái cảnh tượng bày ra trước mắt: Các quan lớn, quan nhỏ đang bận ăn uống linh đình nên không có thời gian để chăm lo cho dân tình. Hạn hán, mất mùa, đói kém… không làm vơi đi những món ngon, rượu quý trên bàn các quan. Nguyễn Du cũng vẽ nên cảnh tượng này ngay trên đất nước Trung Quốc, một nước tự xưng là nước lớn, chỉ có ấm no, hạnh phúc. Thì đây, Nguyễn Du cách Đỗ Phủ, cách Bạch Cư Dị bao nhiêu thế kỉ mà rồi những cảnh tượng dân lầm than, đói khát vẫn còn in hằn trong thơ Nguyễn một cách đậm nét và xót xa hơn. Xã hội này có khác gì xã hội Việt Nam lúc bấy giờ, dân tình cũng nghèo khổ, đói khát, loạn lạc, dắt nhau phiêu tán, rồi cảnh chết đói diễn ra khắp nơi. Bao nhiêu xót xa uất nghẹn trong trái tim đại thi hào.

Bài thơ Long thành cầm giả cacòn hàm chứa một dụng ý tố cáo tinh tế mà cũng thật sâu sắc: trong xã hội đó cái tài bị rẻ rúng biết nhường nào!

Tấm lòng của Nguyễn Du dành cho những người cần lao không bút nào có thể tả xiết. Trên cái nền của tình thương bao la ấy, Nguyễn còn có một sự đồng cảm chân thành với nỗi khổ của người lao động. Hoàn cảnh của họ có những nét gì đó gần gũi với hoàn cảnh của nhà thơ. Bản thân nhà thơ cũng đã từng lâm vào hoàn cảnh khốn khó, nhà nghèo, con đông, tấm thân phiêu bạt khắp chân trời, góc biển:

Cố hương cang hạn cửu phương nông, Thập khẩu hài nhi thái sắc đồng.

(Ngẫu hứng, bài 4)

(Quê hương nắng hạn lâu ngày hại đến việc nông Mười miệng trẻ đói mặt cùng xanh như rau)

Hay:

Thập khẩu đề cơ Hoành lĩnh bắc, Nhất thân ngọa bệnh đế thành đông (Ngẫu đề)

(Mười miệng kêu đói ở phía bắc Hoành Sơn Một thân nằm bệnh ở phía đông Hoàng thành)

Bài Sở kiến hành (Những điều trông thấy) là một trong những bài thơ hay và cảm động nhất trong ba tập thơ chữ Hán của Nguyễn Du. Bài thơ khắc họa chân thực hình cảnh người mẹ bỏ quê hương dắt ba con đi ăn xin dọc đường. Nguyễn Du đau lòng trước tình cảnh của mấy mẹ con hành khất vì mất mùa, đói kém phải bỏ làng đi ăn xin và số phận không biết ra sao:

Mẫu tử bất túc tuất

Phủ nhi tăng đoạn trường Kỳ thống đại tâm đầu Thiên nhật giai vị hoàng (Sở kiến hành) (Mẹ chết không đáng tiếc Vỗ về con mà thêm đứt ruột Trong lòng đau xót lạ lùng

Mặt trời cũng vì người mà vàng úa)

Dù muôn vàn cái khổ đè nặng trên vai nhưng người mẹ vẫn cố vươn lên, níu giữ, không chịu để mất nhân phẩm. Bà hi vọng quê người mùa màng khá hơn, giá gạo không cao lắm để có thể kiếm sống bằng đôi bàn tay của mình. Sự suy nghĩ thật đơn giản tự nhiên, song lại thể hiện đúng đắn nhân phẩm tốt đẹp của người lao động – lao động để sống, không chịu làm kẻ ăn bám. Về sau, một người làm không đủ nuôi bốn miệng ăn, không đành lòng để đàn con thơ chết đói, người mẹ đành phải dắt díu con lang thang ăn xin dọc đường phố: “Thấy người không dám ngước nhìn lên.

Nước mắt chảy ròng ròng trên vạt áo”. Những đứa trẻ vẫn ngây thơ, hồn nhiên

nặng thêm về phía người mẹ. Hơn ai hết, Nguyễn Du hiểu được người mẹ đang ruột nát tim tan vì điều gì Nhìn thấy cái lúc bỏ xác bên ngòi rãnh. Máu thịt nuôi sài lang.

Mẹ chết không đáng tiếc. Vỗ về con mà thêm đứt ruột. Trước cảnh tượng thảm thiết

ấy, mặt trời cũng xót xa đến úa vàng, vậy mà những kẻ có trách nhiệm với nhân dân thì bình chân như vại cứ thản nhiên ăn uống xa xỉ, vui chơi thỏa thích. Thức ăn thừa

Một phần của tài liệu nét đẹp nhân văn trong thơ chữ hán nguyễn du (Trang 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(157 trang)