Thời gian tâm trạng

Một phần của tài liệu nét đẹp nhân văn trong thơ chữ hán nguyễn du (Trang 116)

Thời gian trong thơ Nguyễn Du là thời gian thấm đượm cảm xúc, tâm trạng cá nhân và được nâng lên một tầm suy tưởng mới. Nhà thơ lấy thời gian làm thước đo cho tâm trạng, cảm xúc và nỗi nhớ của mình.

Bên cạnh những cảm xúc xuất phát từ chuyện riêng tư, chuyện số phận, Nguyễn Du còn bộc lộ cảm xúc của mình trước những cựu tích và cố cảnh. Đi qua một đình đài, miếu mộ, nhà thơ đều có những tâm trạng bùi ngùi, cảm thông hay phẫn uất và thất vọng. Trên đường đi sứ, bắt gặp danh lam thắng cảnh nào của

Trung Quốc, nhà thơ cũng thể hiện tâm trạng của mình, cũng gửi vào thơ những nỗi niềm.

Tình cảm nhiệt thành mà Nguyễn dành cho đất nước thân yêu đã theo nhà thơ đến từng bước đi, từng chặng đường. Từ lúc xuất phát cho cuộc hành trình đi sứ, Nguyễn đã bắt đầu tính thời gian xa nước, rồi lại đếm ngược lại bao lâu là về tới: Kế

trình tại tam nguyệt/ Do cập tường vi hoa (Tính đường đi tháng ba có thể về đến

nơi/ Còn kịp thấy hoa tường vi nở - Hoàng Mai đạo trung), có khi cố hương vào trong giấc mộng Mười năm nay quên đường về làng cũ/ Làm sao cố hương thường

vào trong giấc mộng (Tam Giang khẩu đường dạ bạc). Có ai nói được một cách

mạnh mẽ và cảm động như Nguyễn Du: “Xa nước mấy tuần mà lòng như chết” hay

Đến đây tình cảm người viễn khách đã vô hạn”(Mạc phủ tức sự).

Trên đường đi sứ, Nguyễn Du không đắm chìm vào cảnh cành hồng liễu lục, hay uống rượu ngâm thơ để ca ngợi, vẽ vời mà ngược lại, đi qua một cựu tích cố cảnh nào, Nguyễn Du cũng bùi ngùi chuyện xưa chuyện nay, nhớ nước, yêu quê rồi chốc chốc, đi được vài đoạn, nhà thơ lại ngoảnh mặt về phía quê hương để xoa dịu nỗi

nhớ Hướng về bến sông ở phía đông trông về quê cũ/ Mây nổi trôi vô định nước

chảy cuồn cuộn (Ngẫu thư công quán bích III) hay Nằm ở thành bên sông chốc đã

ba năm/ Trông về bắc quê nhà ở tận cuối trời (Tân thu ngẫu hứng.

Qua tìm hiểu thời gian tâm trạng trong thơ chữ Hán Nguyễn Du, ta hiểu thêm về Nguyễn Du - một con người luôn lo cho đời, đau đời, giàu tinh thần nhân ái, đồng thời còn là một người con yêu quê hương đất nước, căm ghét những thế lực thù địch đụng chạm đến quyền lợi của nhân dân, của lãnh thổ và khi cần đã lên án những hành động phi nhân nghĩa đó. Đó là những nét đẹp nhân văn từ trong nhân phẩm của một con người luôn ý thức về chủ quyền của lãnh thổ và quyền lợi của nhân dân.

Nguyễn Du càng nhận ra sự hữu hạn của kiếp người trước vòng tuần hoàn vô hạn của vũ trụ thì ông càng xót xa cho bản thân và càng yêu thương con người. Nhà thơ cảm giác như cả không gian và thời gian đều đang truy bức con người vào chỗ tan rữa. Cảm nhận về cuộc đời mang màu sắc ảm đạm, xám tối, buồn rũ ra, Nguyễn Du

không trốn đời mà càng ý thức hơn về nỗi khổ của con người. Ông không chỉ quan tâm đến bản thân mà còn trải lòng ra với những cuộc đời đau khổ đang kêu gào. Đây cũng là nét đẹp thấm đượm tinh thần nhân văn cao cả của Nguyễn Du thể hiện qua những cảm nhận về không gian và thời gian.

Nét đẹp nhân văn trong thơ chữ Hán Nguyễn Du xét từ phương diện cảm hứng được người viết tìm hiểu ở ba bình diện cơ bản: Thứ nhất là những chiêm nghiệm, suy tư về con người cá nhân; thứ hai là những nỗi niềm trắc ẩn về số phận con người và thứ ba là những cảm nhận về không gian và thời gian.

Con người cá nhân với những suy tư, chiêm nghiệm, khắc khoải đi tìm chính mình để nhận thức bản thân, để hiểu mình giữa xã hội đầy biến động. Con người đến với nhân loại với lòng thương cảm, xót xa cho những số phận bất hạnh, nghèo khổ và niềm kính trọng trước tài năng, khí phách, nhân nghĩa của những tấm gương còn lưu danh sử thế trong lịch sử Trung Quốc. Bên cạnh đó, Nguyễn Du còn thể hiện niềm căm phẫn, bất mãn, lên án những con người xấu xa, bất nghĩa, vô nhân đạo. Nhà thơ cũng tìm thấy mình với những nỗi niềm trăn trở về số phận con người qua những cảm nhận về nhân sinh trên cái nền không gian và thời gian. Nguyễn Du càng nhận ra sự hữu hạn của kiếp người và càng thấy không gian xám tối bao trùm lấy con người thì ông càng xót xa cho bản thân và càng yêu thương, bảo vệ con người.

Chương 3

NÉT ĐẸP NHÂN VĂN TRONG THƠ CHỮ HÁN NGUYỄN DU XÉT TỪ PHƯƠNG DIỆN NGHỆ THUẬT

Một phần của tài liệu nét đẹp nhân văn trong thơ chữ hán nguyễn du (Trang 116)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(157 trang)