Niềm trắc ẩn đối với những nhân vật lịch sử Trung Quốc

Một phần của tài liệu nét đẹp nhân văn trong thơ chữ hán nguyễn du (Trang 80)

Nếu như hai tập thơ đầu Thanh Hiên thi tậpNam trung tạp ngâm chủ yếu phản ánh tâm trạng và suy nghĩ của chính tác giả, là những tập thơ với những sáng tác thiên về hướng nội, là lời tự thuật của một cá nhân (chữ dùng của Đặng Thanh Lê) thì tập Bắc hành tạp lụclại chủ yếu phản ánh đời sống xã hội, những con người xung quanh và những nhân vật lịch sử Trung Hoa. Ba tập thơ thể hiện trọn vẹn và đầy đủ nhất bức chân dung tự họa cũng như tâm trạng, nỗi lòng trắc ẩn của Nguyễn Du. Đó cũng là hành trình mà Nguyễn khắc khoải đi tìm mình. Nguyễn đã đi từ cõi lòng ngổn ngang những tâm sự của bản thân đến những nỗi niềm trắc ẩn về số phận con người để tìm về những giá trị đích thực, những giá trị nhân văn của nhân loại.

Tập thơ Bắc hành tạp lục,bên cạnh những bài thơ viết về Thăng Long như Thăng Long - kỳ nhất, Ngộ gia đệ cựu ca cơ, Long Thành cầm giả ca... thì tất thảy đều viết về chuyến đi sứ Trung Quốc nối dài suốt một năm trời. Những bài thơ Nguyễn Du viết trên đường đi sứ được chia thành hai loại: phản ánh những điều tai nghe mắt thấy và đề vịnh lịch sử.

Với mảng thơ đề vịnh lịch sử, Mai Quốc Liên cho rằng: “Nguyễn Du đã làm một

việc phi thường là bằng thơ ông đã đánh giá nền văn hóa Trung Hoa cổ đại, từ Tiên

Tần cho đến Đường Tống” [20; 10] và Lê Thu Yến cũng làm rõ hơn với nhận định:

Nguyễn Du đã tổng kết, đánh giá, hàng loạt những vấn đề tai nghe mắt thấy và

qua những tấm gương tiêu biểu: cùng khổ, tai họa, bất hạnh, tốt, xấu, gian ác… được đọc trong sách, tận tường hơn khi đến nơi, cảm được khung cảnh, nhận rõ sự

việc… ông như càng sáng thêm chân lý của cuộc đời” [32; 505].

Thơ chữ Hán Nguyễn Du, nhất là tập Bắc hành tạp lục có sự xuất hiện của hai đối tượng trong lịch sử Trung Quốc. Thứ nhất là bọn vua quan có bản chất xấu xa, tàn ác; thứ hai là những người trung nghĩa với bản chất tốt đẹp.

Với những kẻ bất nghĩa, gian ác, Nguyễn Du đã không ngừng lên án, phê phán và căm phẫn. Ông đã đứng về phía nhân dân để luận về tội trạng của những kẻ đó, vì họ đã đi ngược lại lợi ích, quyền lợi của con người. Cụ thể là Minh Thành Tổ, Tào Tháo, Tô Tần, Tần Cối, Mã Viện… Nguyễn Du vạch trần từng hành vi xấu xa của họ.

Đối lập với bọn vua quan xấu xa là hình ảnh của các vị quan tốt có bản chất trung hậu. Nguyễn Du cảm thương cho số phận và khâm phục tài đức vẹn toàn của họ. Đó là Liễu Tông Nguyên, Khuất Nguyên, Nhạc Phi, Giả Nghị, Đỗ Phủ, Liêm Pha…. Trong thơ chữ Hán Nguyễn Du, hai tuyến hình tượng nhân vật đối lập này thường xuất hiện cùng nhau, song song và cùng tồn tại trong những luận bàn của Nguyễn Du.

Khi luận bàn về những hành động của nhân vật lịch sử Trung Quốc, Nguyễn Du có những nhận định khác biệt so với những nhận định cũng như cách nghĩ, cách làm của người Trung Quốc. Những luận bàn của Nguyễn Du giúp người đọc phát hiện

thêm những điều còn khuất lấp để bổ sung thêm cho vốn kiến thức lịch sử và văn học của mình.

Một phần của tài liệu nét đẹp nhân văn trong thơ chữ hán nguyễn du (Trang 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(157 trang)