Đồng cảm và kính trọng những bậc hiền tài, nhân nghĩa

Một phần của tài liệu nét đẹp nhân văn trong thơ chữ hán nguyễn du (Trang 82)

Thơ chữ Hán Nguyễn Du đã vẽ nên một bức tranh toàn cảnh về lịch sử văn hóa của nhiều thời đại thông qua số phận của những nhân vật hiền tài và số phận của những kẻ gian ác cũng như thẩm định lại những giá trị lịch sử mà Nguyễn Du đã được tiếp xúc qua sách vở thánh hiền. Đúng như Đặng Thanh Lê đã nói: “Một số lượng khá lớn các bài thơ trong Bắc hành tạp lục đi vào đề tài nhân vật lịch sử hoặc địa danh lịch sử gắn liền với những con người nổi tiếng nhất của hầu hết các

triều đại phong kiến Trung Quốc” [18; 172].

Trong thời gian làm quan, Nguyễn Du phải khôn khéo giữ mình để tránh những tai họa nên ông tránh bày tỏ thái độ một cách rõ ràng vì những con oanh trong vườn

thượng uyển thường hay đố kị nhau về sắc đẹp (Tống nhân)… Khi vâng mệnh triều

đình, đi sứ sang Trung Quốc, hòa với không gian thoáng đãng, bớt đi những phiền lụy chốn quan trường, Nguyễn Du đã mạnh dạn bày tỏ thái độ và những suy nghĩ từ tận đáy lòng mình. Ông đã gửi gắm tâm sự nhớ nước, nhớ nhà của mình vào thơ và nhờ thơ, ông đã chuyển tải được những suy nghĩ thực, những luận bàn về nhân vật hiền tài. Nguyễn hiểu rõ số phận cũng như phẩm chất của từng nhân vật hiền tài dù họ đã cách xa nhà thơ hàng thế kỉ. Đó là Liễu Tông Nguyên, một trong tám nhà văn nổi tiếng tài hoa tự nghìn xưa, là một Nhạc Phi có tài, tận trung báo quốc, xả thân vì nghĩa lớn, là một Giả Nghị có tài văn chương và quân sự, một Lạn Tương Như không cần dùng đến sức mạnh mà vẫn đường đường là một bậc đại dũng, một Cù Thức Trĩ với tấm lòng trung hiếu, một Kinh Kha vì nghĩa lớn quên thân, một Đỗ Phủ với lòng yêu thương con người rất mực, một Khuất Nguyên với trái tim thanh cao trong sạch… Nguyễn hiểu rất rõ bi kịch và những oan trái mà họ đã gặp trong đời: Khuất Nguyên phải trầm mình xuống dòng sông Mịch La, Giả Nghị bị đày, Đỗ Phủ chết trong nghèo đói và lưu lạc, Nhạc Phi ôm mối hận xuống tuyền đài cùng cái

Thế giới nhân vật hiền tài trong thơ chữ Hán của Nguyễn Du rất đa dạng từ những bậc thánh nhân luôn chăm lo cho đời sống của muôn dân (Đế Nghiêu, Mạnh Tử…) đến những bậc trung thần, tráng sĩ nghĩa khí ngất trời, thà chết để giữ đạo cương thường (Kinh Kha, Dự Nhượng, Tỷ Can, Nhạc Phi…), rồi từ những nhà thơ nổi tiếng (Lý Bạch, Đỗ Phủ, Khuất Nguyên…) đến bậc đại nhân làm nên nghiệp lớn (Lạn Tương Như, Quản Trọng, Liễu Hạ Huệ…), cả những người rời bỏ con đường công danh, không ham quyền quý để giữ trọn khí tiết (hai ông họ Sơ). Họ luôn là những con người sống vì chính nghĩa, đi theo đường ngay, tránh đường tà đạo, có những hành động khẳng khái, không bao giờ hổ thẹn với lương tâm mình… và họ cũng là nạn nhân của xã hội “Thiên giáng kỳ tài vô dụng xứ” (Trời ban cho tài lạ mà không có chỗ dùng - Trường Sa Giả Thái phó). Qua chuyện người để ngẫm nghĩ chuyện mình, cuộc đời Nguyễn Du có sáng sủa gì hơn? Thời đại của họ có khác gì thời đại Nguyễn Du, thời đại của những kẻ tiểu nhân lên ngôi còn bậc quân tử bị chèn ép. Cũng là cái xã hội ấy, xã hội mà con người cố gắng giữ lấy từng tấc đất để sống, cái xã hội lắt lay với bao số phận đang lay lắt bên bờ vực thẳm.

Trong số những bậc hiền tài Trung Hoa, Nguyễn Du dành nhiều tình cảm nhất cho Khuất Nguyên và Đỗ Phủ. Nguyễn Du đã làm đến sáu bài thơ dạt dào cảm xúc để khóc thương Khuất Nguyên. Khuất Nguyên là một nhà yêu nước vĩ đại, một nhà thơ nổi tiếng, nhà văn hóa lỗi lạc. Tâm hồn của ông thanh cao, trong sáng như vẻ đẹp trắng trong của hoa lan, hoa chỉ mà ông thường đeo bên mình.

Nguyễn Du thương Khuất Nguyên tài hoa mà bất hạnh. Sống trong xã hội bưng bít hết mọi lối đi, Khuất Nguyên phẫn chí ôm tấm lòng cô trung trầm mình xuống dòng sông Mịch La thăm thẳm. Dù không cùng một thời đại, không cùng một dân tộc nhưng Nguyễn đã thương cảm cho số phận Khuất Nguyên bằng tất cả tấm chân tình của mình. Tình thương của Nguyễn đã vượt ra ngoài ranh giới lãnh thổ mà đến với nhân loại, đến với mọi kiếp người, nhất là những người tài hoa bạc mệnh. Nguyễn Du khâm phục Khuất Nguyên ở đức độ, tài cao và thương cảm, phẫn uất cho số phận gặp nhiều bất trắc và oan uổng của ông. Hiểu Khuất Nguyên, Nguyễn Du đã đứng về Khuất Nguyên để bênh vực, để lên tiếng cho những việc làm không

hợp thờicủa người Trung Hoa lúc bấy giờ. Người học trò Tống Ngọc thương Khuất Nguyên hồn phách sắp tiêu tan, làm bài Chiêu hồn để gọi hồn thầy về. Nhưng Nguyễn Du phản bác lý lẽ ấy, một mực khuyên hồn đừng về nữa:

Thành quách do thị, nhân dân phi Trần ai cổn cổn ô nhân y.

Xuất giả khu xa, nhập cứ tọa, Tọa đàm lập nghị giai Cao, Quỳ. Bất lộ trảo nha dữ giác độc, Giảo tước nhân nhục cam như di.

(Phản chiêu hồn)

(Thành quách vẫn như cũ, song nhân dân đã khác rồi, Bụi cuốn mù mịt bẩn cả quần áo.

Khi đi ra đường thì rong ruổi xe, khi ở nhà thì ngồi vênh váo, Họ đứng ngồi bàn tán như ông Cao, ông Quỳ

Họ che giấu nanh vuốt và nọc độc,

Nhưng cắn xé thịt người ngọt xớt như đường.)

Hồn về làm gì khi đâu đâu cũng là sông Mịch La, đâu đâu cũng là nanh vuốt chực sẵn của bọn thống trị, không có đất sống nữa rồi, trên trời dưới đất hết đường rồi:

Hồn hề! hồn hề! Suất thử đạo,

Tam Hoàng chi hậu phi kì thì

(Phản chiêu hồn)

(Hồn ơi, nếu cứ theo đường ấy,

Sau Tam hoàng, thôi chẳng hợp thời.)

Nguyễn Du đã phủ định cái xã hội phong kiến Trung Hoa mấy nghìn năm sau đời Tam Hoàng chỉ bằng một nhát bút sắc sảo. Mặt đất này rộng lắm nhưng lại không có một tấc nào có thể cho hồn tựa nương vì rằng:

Hậu thế nhân nhân giai Thượng Quan, Đại địa xứ xứ giai Mịch La.

(Đời sau người đều là Thượng Quan

Mặt đất này đâu đâu cũng là sông Mịch La)

Khuất Nguyên về làm gì khi xung quanh không khí cũng chỉ một màu ảm đạm, màu của thê lương, của chết chóc, đâu đâu cũng là sông Mịch La hung dữ, đâu đâu cũng là những tên Thượng Quan đầy hiểm ác.

Nguyễn Du thương Khuất Nguyên, thương cho con người tỉnh một mình đó đã phải sống lạc loài, bơ vơ giữa cái xã hội đảo điên, loạn lạc. Cái giây phút Khuất Nguyên trầm mình xuống dòng sông Mịch La ôm tấm lòng cô trung sẽ còn mãi với lịch sử muôn đời. Nguyễn Du đã lên án mạnh mẽ cái chế độ khắc bạc đối với người tài. Xuân Diệu trong bài viết “Những nhà thơ cổ điển Việt Nam” nhận định rằng:

Cái buổi chiều thu tê tái trong thơ chữ Hán đây, bỗng nhiên có sấm chớp mưa gió

bão bùng, có bài Phản chiêu hồn căm giận trên đầu tóc dựng!” [6; 138].

Nguyễn Du cũng hết lòng yêu mến Đỗ Phủ vì Nguyễn tìm thấy ở Đỗ Phủ có những nét gần gũi với mình. Nguyễn Du không chỉ cảm phục một tài thơ xứng đáng là bậc thầy của muôn đời mà còn có sự đồng cảm sâu sắc của những người cùng hội cùng thuyền:

Dị đại tương liên không sái lệ, Nhất cùng chí thử khởi công thi?

(Lỗi Dương Đỗ Thiếu Lăng mộ, bài 1)

(Sống khác thời đại thương nhau chỉ biết rơi nước mắt Cùng quẫn đến thế, có phải vì giỏi làm thơ?)

Đỗ Phủ và Nguyễn Du ở hai thời đại khác nhau nhưng hai người lại có nhiều điểm chung. Cuộc sống khổ cực, long đong, phiêu dạt, tấm thân bệnh tật, ốm yếu và giỏi làm thơ. Đỗ Phủ đã trải qua một cuộc đời vất vả, đói rét, lang thang nơi đất khách quê người, ốm đau không có thuốc, cho đến lúc mất cũng không có được một chỗ yên để gửi tấm thân. Nguyễn Du có khác gì hơn, tuổi nhỏ đã chịu cảnh mồ côi cả cha lẫn mẹ, ăn nhờ ở đậu nhà anh, mười năm gió bụi lang thang, đói rét… Ra làm quan mà cũng không thoát khỏi cảnh nghèo, mười đứa con thơ kêu đói ở quê, bản thân nghèo đói, bệnh tật không có thuốc uống: “Bệnh đã ba năm, nghèo không

thuốc” (Mạn hứng I), “Cạnh gối có bó sách để nâng đỡ bộ xương bệnh(Tạp ngâm II).

Sự gần gũi đó đã nảy sinh trong lòng Nguyễn bao nhiêu tình cảm chất chứa dành cho vị thánh thơ này. Nguyễn Du thương Đỗ Phủ, cảm phục trước tài năng và đức độ của ông. Ông nghiêng mình cảm phục trước Đỗ Phủ chính là nghiêng mình ngưỡng mộ trước cái đẹp và cái tài.Hiểu được sâu sắc tấn bi kịch trong đời của Đỗ Phủ, Nguyễn Du hay nghĩ về Đỗ Phủ nên với Nguyễn “Mộng hồn dạ nhập Thiếu

Lăng thi” (Hồn mộng tôi đêm đêm nhập vào thơ Thiếu Lăng – Y nguyên vận ký

Thanh Oai Ngô Tứ Nguyên).

Thiên cổ văn chương thiên cổ sư, Bình sinh bội phục vị thường ly.

(Lỗi Dương Đỗ Thiếu Lăng mộ, bài 1)

(Văn chương để lại muôn đời, bậc thầy của muôn đời Suốt đời ta khâm phục chưa chút đơn sai)

Nhân thế luôn tôn vinh Đỗ Phủ là bậc tài thơ muôn đời nhưng chỉ riêng Nguyễn Du là thương cho tấm thân Đỗ Phủ phải gửi nơi nấm mồ xa xứ:

Cộng tiễn thi danh sư bách thế, Độc bi dị vực kí cô phần

(Ai cũng khen tài thơ đáng bậc thầy muôn thuở

Riêng ta buồn thương cho ông phải gửi nấm mồ cô đơn gửi nơi đất khách)

(Lỗi Dương Đỗ Thiếu Lăng, bài 2)

Bình luận ý thơ này, Lê Thu Yến có một câu nói rất chí tình: “Rõ ràng, khi thể hiện cái bi đối với cuộc đời Đỗ Phủ, Nguyễn Du gần như đã tự ngồi vào con thuyền

số mạng chòng chành của Đỗ Phủ để sẻ chia, để bù đắp, để tiếc nuối…” [52; 55].

Nguyễn Huệ Chi nhận xét về sự tương đồng trong sáng tác của Nguyễn Du và Đỗ Phủ: “Nguyễn Du và Đỗ Phủ đã gặp nhau ở sức tố cáo mãnh liệt vì một tấm lòng đau đời, thương đời rộng bao la nó làm sáng tác của hai nhà thơ trở thành bất tử”

[21].

quý biết bao nhưng ở đây Nguyễn Du lại tiến xa hơn một bước, tự đặt mình vào trong cảnh ngộ của người khác để hiểu được những gì người khác nếm trải để cùng khóc, cùng cười, tấm lòng ấy thật vô lượng. Nguyễn Du đã đi từ tình thương của

trái tim đến trái tim, để cảm thông, an ủi, chia sẻ với người khác.

Nhạc Phi là người thời Nam Tống rất hay văn và giỏi võ. Đây là vị tướng có tài, tận trung báo quốc, có công đánh giặc, đem về những chiến thắng vang dội “Trung Nguyên bách chiến xuất anh hùng” (Anh hùng xuất hiện trong trăm trận đánh ở Trung Nguyên - Nhạc Vũ Mục mộ). Nhạc Phi vừa là biểu tượng lẫy lừng của người anh hùng Trung Nguyên nhưng lại vừa là biểu tượng đau thương của một bi kịch không đạt chí. Cuộc đời xông pha trận mạc, đối đầu với bao nguy hiểm, bao đau thương trong hàng trăm trận đánh nhưng rồi cuối cùng lại bị bọn gian tặc hãm hại:

Huyết chiến thập niên thành để sự, Phong Ba đình hạ tạ Kim nhân.

(Yển Thành Nhạc Vũ Mục ban sư xứ)

(Mười năm huyết chiến để làm nên cái việc,

Bị giết ở đình Phong Ba để triều đình tạ tội với người Kim!) (Yển Thành, nơi Nhạc Vũ Mục rút quân)

Câu thơ nêu lên được cái nghịch cảnh hết sức phi lý của người anh hùng Nhạc Phi và cũng là của xã hội lúc bấy giờ: Anh hùng thì không có đất sống còn kẻ tiểu nhân thì tác oai tác quái.

Gần với bi kịch của Nhạc Phi là cảnh ngộ của Bùi Tấn Công. Bùi Tấn Công có tướng mạo tầm thường nhưng văn võ song toàn, một đời xả thân cống hiến nhưng vì bọn hoạn quan lộng quyền, ông phải cáo quan về nghỉ.

Đan tâm nhất điểm lưu kim cổ, Bạch cốt kim niên cách tử sinh. Tẩn hữu du vi ưu tướng tướng, Vô phương hình mạo yếm đan thanh.

(Bùi Tấn Công mộ)

Nghìn năm xương trắng chia cắt người sống và người chết. Ông có thừa mưu lược làm tướng văn tướng võ,

Còn về hình tượng không cần vẽ tranh xanh đỏ điểm tô làm gì)

Tráng sĩ Kinh Kha một đi không trở lại làm lạnh dòng nước sông Dịch. Âm điệu buồn thương hào hùng còn phảng phất đâu đây. Dù đại sự không thành, Tần đế vẫn ngồi trên đài cao ngất ngưởng, dù người anh hùng hết lòng vì nghĩa lớn đã không thể trở về bên bè bạn, gia đình, một lần ra đi là mãi mãi nhưng hình ảnh của chàng vẫn mãi là hình ảnh đẹp trong tâm trí của nhân dân muôn đời. Hành động anh dũng của Kinh Kha chính là hành động chống lại cái xấu, cái ác, bảo vệ lý tưởng nhân văn. Dù mưu sự của kiếm khách nước Vệ không thành nhưng Nguyễn lại có một nhận định rất sâu sắc và tin ở ngày mai, tin ở cuộc chiến chống cái xấu, cái ác để giành lấy những giá trị nhân văn cao đẹp của con người:

Mạc đạo chủy thủ cánh vô tế, Yết can trảm mộc vi tiên thanh.

(Kinh Kha cố lý)

(Chớ bảo rằng mũi dao nhọn kia chẳng có ích gì,

Nó mở đầu cho việc chặt cây làm giáo, làm cán cờ khởi nghĩa)

Tỷ Can là người trung nghĩa, là chú của vua Trụ - một ông vua nổi tiếng tàn bạo cuối đời Thương. Tỷ Can vì tội can gián vua mà bị mổ bụng moi gan:

Thất khiếu hữu tâm an ty phẫu, Nhất khâu di thực tận thành nhân.

(Tỷ Can mộ)

(Có trái tim bảy lỗ thì làm sao tránh bị mổ? Một gò cây cỏ đều thành “nhân”)

Gò cây cỏ nơi Tỷ Can ngã xuống đều trở thành “nhân”, đều được thơm lây cái phẩm chất của người anh hùng.

Qua mộ Âu Dương Tu, Nguyễn Du có bài Âu Dương Văn Trung công mộ. Nhà thơ ca ngợi Âu Dương Tu không chỉ là một nhà văn mà còn là một viên quan cương

trực, thanh liêm, khẳng khái bình sinh theo đường ngay, ngàn năm dưới suối vàng

vẫn còn lưu tiếng thơm(Âu Dương Văn Trung công mộ).

Qua sông Hoài nhớ Hàn Tín, nhớ đến nghĩa cử cao đẹp của Hàn Tín: đền ơn Phiếu Mẫu và tình nghĩa đối với vua. Hồi hàn vi, Hàn Tín nhà nghèo, đói, gặp Phiếu Mẫu cho một bữa cơm. Khi làm Sở Vương, Hàn Tín mời bà đến trả ơn ngàn vàng. Hàn Tín là người trung hậu, nhớ ơn Lưu Bang đã trọng dụng mình, không nghe lời người khác khuyên tự lập để chia ba thiên hạ. Theo Nguyễn, đó là nghĩa trọng tình thâm thật sự đáng khâm phục (Độ Hoài hữu cảm Hoài âm hầu). Chuyện thắng thua của Hàn Tín, Nguyễn không luận bàn mà Nguyễn đề cao vẻ đẹp đối nhân xử thế, trọng tình trọng nghĩa của Hàn Tín.

Nếu cô Kiều của Nguyễn Du đã khóc thương bùi ngùi khi đứng trước mộ Đạm Tiên, đã thắp lên nén hương tưởng niệm như chia sẻ, an ủi, tiếc thương cho một số kiếp bạc mệnh oan trái thì Nguyễn Du của chúng ta đi qua biết bao ngôi mộ, thắp bao nén nhang tưởng niệm, bao cái nghiêng mình kính cẩn, rồi tâm sự, chia sẻ, đối thoại với người đã khuất.

Nguyễn Du cảm mến và trân trọng đối với những bậc hiền tài, những vị anh hùng trong lịch sử Trung Quốc. Nguyễn Du đã đứng về phía số đông, lấy quyền lợi của nhân dân lao động làm tiêu chí để đánh giá và xem xét. Nhân dân trọng người ngay, ghét kẻ gian; tôn kính những bậc hiền tài vì họ có công với nhân dân và đất nước; căm giận những kẻ làm nhiều tội ác, hãm hại dân tình. Nguyễn Du nhận xét, đánh giá không phải bằng khuôn mẫu của luân lý phong kiến mà từ góc độ văn hóa trong đó cái lõi của nó là nhân đạo, nhân văn. Về điều này, Mai Quốc Liên đã có những nhận định rất sâu sắc: “Đối với Nguyễn Du thì cái vĩ đại là văn hóa, thành tựu của các thời đại đã qua thể hiện ở văn hóa. Văn hóa là cuộc đấu tranh bi tráng của con

Một phần của tài liệu nét đẹp nhân văn trong thơ chữ hán nguyễn du (Trang 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(157 trang)