Căm ghét và lên án những kẻ gian ác

Một phần của tài liệu nét đẹp nhân văn trong thơ chữ hán nguyễn du (Trang 90)

Bên cạnh hình tượng những bậc hiền tài luôn xả thân vì nghĩa lớn, số phận lại nghiệt ngã giân truân thì trong thơ chữ Hán của Nguyễn Du, ta còn thấy một hình tượng nữa song song tồn tại, đó là những người bất nhân, bất nghĩa, gian ác. Nguyễn Du lên án những kẻ hãm hại trung thần, nhỏ mọn, hèn hạ, không đáng mặt bậc đại trượng phu, vênh váo, hống hách với kẻ dưới, xu nịnh bợ đỡ bề trên, dèm pha, gian dối, lật lộng đối với mọi người và nhất là cắn xé thịt người với bản chất ti tiện và tàn bạo.

Điều đáng nói ở đây, những nhân vật gian ác, bất nghĩa trong thơ chữ Hán Nguyễn Du lại là những con người được ngợi ca hoặc lúc sống quyền lực ngất trời mà người Trung Quốc tôn thờ. Cách đánh giá của Nguyễn khác hẳn với cách đánh giá của người Trung Quốc. Nguyễn đứng trên lập trường của chính nghĩa, của chủ nghĩa nhân văn và quyền lợi của nhân dân lao động để luận bàn chứ không đứng trên lập trường của giai cấp phong kiến để nhìn nhận công trạng của họ. Đối với Nguyễn, tài năng phải đi liền với tấm lòng lo nghĩ cho dân cho nước và trọng đạo

nghĩa chứ không vì sự mưu cầu quyền lợi riêng tư cho bản thân mà đi ngược lại lợi ích của muôn dân.

Nguyễn nhắc đến nhân vật lịch sử Mã Viện khi đi qua Quỷ môn quan. “Quỉ môn quan là cửa ải có trái núi hình đầu con quỷ. Cửa ải này có núi rừng hiểm trở, vách núi đá dựng đứng, có rừng cây rậm rạp, giữa là lạch sông, đồng lầy, có chỗ hẹp chỉ một con đường độc đạo vắt qua. Nơi đây qua nhiều đời, quân dân ta thường mai

phục chặn đánh các đạo quân xâm lược phương Bắc” [38; 22]. Nhìn thấy nơi đây

chướng khí đầy đồng, núi rừng hiểm trở và cheo leo, Nguyễn Du đã luận bàn về nhân vật Mã Viện. Mã Viện là tên tướng nhà Hán đầy tham vọng, từng đem quân sang đàn áp cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng để cướp nước ta, làm cho bao quân lính phải bỏ mạng nơi đây. Vậy nên có gì đáng tự hào đâu hay nó chỉ làm tôn thêm bản chất độc ác của tên tướng nhà Hán lúc bấy giờ!

Chung cổ hàn phong xuy bạch cốt,

Kỳ công hà thủ Hán tướng quân. (Quỷ Môn quan)

(Suốt từ xưa nay gió lạnh thổi vào xương trắng, Tướng nhà Hán lấy gì để được tiếng kì công?)

Nguyễn Du cũng lên án và phẫn uất trước những hành động độc ác của Minh Thành Tổ. Nguyễn đã vạch tội ác của tên vua này như sau:

…Hà huống Yên Đệ hà như nhân?

Đoạt điệt tự lập phi nhân quân. Bạo nộ nhất sính di thập tộc

Đại bổng cự hoạch phanh trung thần Ngũ niên sở sát bách dư vạn

Bạch cốt thành sơn địa huyết ân! (Kỳ lân mộ)

(Huống nữa Yên Đệ là người như thế nào?

Cướp ngôi của cháu để tự lập làm vua, y không phải là bậc nhân quân. Để hả một cơn giận y giết cả mười họ người ta.

Giết trung thần bằng cách đánh bằng gậy lớn và nấu trong vạc dầu lớn. Trong năm năm giết trên trăm vạn mạng người,

Xương trắng chất thành núi, đất ngập máu)

Chỉ cần vài câu thơ, Nguyễn Du đã vẽ nên chân dung của một tên bạo chúa với tất cả những hành động dã man, tàn bạo. Những câu thơ này làm ta nhớ đến tội ác của giặc Minh trong hai câu thơ của Nguyễn Trãi:

Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn Vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ

(Bình Ngô đại cáo)

Vua là người đứng đầu đất nước, chăm lo cho muôn dân để nhân dân được sống ấm no, hạnh phúc, nhưng ở đây, tên vua bạo tàn này đi ngược lại luân thường đạo lý, ngược lại lợi ích của nhân dân, làm cho nhân dân phải sống trong cảnh màn trời chiếu đất.

Những tên vua gian ác còn lợi dụng quyền lực của mình để tranh quyền đoạt lợi, đem quân đi xâm chiếm khắp nơi làm cho nhân dân phải sống trong cảnh chiến tranh, loạn lạc, bao người ngã xuống vì chiến tranh phi nghĩa.

Đồng hành với những tên vua xấu xa là bọn quan lại giả nhân giả nghĩa. Đó là những kẻ nghênh ngang, vênh váo với cương vị của mình, chỉ biết ăn chơi mà không lo gì đến dân chúng và triều chính. Những tên quan này hay đố kỵ người hiền tài và luôn tìm cách hãm hại họ. Đây còn là những kẻ ham tiền của, chỉ biết sống trên mồ hôi nước mắt của người khác, ức hiếp dân lành, làm cho dân phải điêu đứng, lầm than.

Trong cái nhìn của Nguyễn Du, Tào Tháo là tên đại gian hùng xem thường nhà vua, lấn át các vương hầu:

Tư nhân thịnh thời, thùy cảm đương? Diểu thị hoàng đế, lăng hầu vương

(Đồng tước đài)

(Người ấy lúc thịnh nào ai dám chống lại Xem thường vua, lấn át các vương hầu)

Nguyễn Du không phủ nhận cái tài của Tào Tháo. Đây là nhân vật phức tạp trong lịch sử Trung Quốc. Luận bàn về Tào Tháo còn có nhiều ý kiến khác nhau, nhưng tựu chung trong mắt người đời, Tào Tháo là một tên đại gian hùng. Tào Tháo cũng đã từng là một người tung hoành ngang dọc, xem thường nhà vua, lấn áp các vương hầu, oai hùng một cõi… vậy mà lúc cuối đời có những hành động không đáng bậc trượng phu như đòi dâng thức ăn, tấu ca nhạc sau khi chết để làm vui cho hồn ma. Nguyễn Du mỉa mai hành động này của Tào Tháo và coi đó là hành động kêu thương ủy mị như tính khí đàn bà:

Lạc lạc trượng phu hà nhĩ nhĩ? Gian hùng biệt tự hữu cơ tâm, Bất thị minh ai, nhi nữ khí. (Đồng Tước đài)

(Bậc trượng phu lỗi lạc sao như thế?

Kẻ gian hùng riêng tự có mưu thâm khác trong lòng Chẳng phải là kêu thương ủy mị như tính khí đàn bà)

Vì đã gây ra nhiều tội ác, sợ người đời trả thù nên Tào cho sai đắp bảy mươi hai ngôi mộ giả để không ai biết mộ thực của mình ở đâu. Người đời có thể ca ngợi hắn là một kẻ nhiều mưu trí nhưng Nguyễn lại phê phán “Phí hết tâm trí của một con người. Luống để lại mối ngờ cho muôn thuở. Tiếng xấu đầy trong quách thì còn

chôn giấu kĩ để làm gì? Nắm xương tên giặc nghìn đời, bị chửi bới cũng chẳng hay

biết”(Thất thập nhị nghi trủng).

Đúng như ông bà ta thường nói: Trăm năm bia đá thì mòn. Nghìn năm bia miệng

vẫn còn trơ trơ (ca dao). Chỉ với vài câu thơ mà Nguyễn Du đã mang lại cho chúng

ta một triết lý thâm trầm về thế sự, được – mất. Cái xấu, cái ác dù có che đậy kĩ thế nào cũng không thể che mắt được người đời còn cái tốt, cái đẹp dù không phô trương nhưng giá trị của nó vẫn còn mãi.

Người Trung Quốc lập đình thờ Tô Tần, ca ngợi tài thuyết khách và lưu danh tên tuổi của hắn trong sử sách “Thư trung bão văn Tô Tần danh” (Trong sách, nghe danh Tô Tần đã lắm – Tô Tần đình II) nhưng với Nguyễn, Tô Tần chỉ là một kẻ hám

danh hám lợi. Hắn bày ra mưu kế hợp tung để chống Tần nhưng thực ra là mưu cầu phú quý, rồi lên mặt với người thân. Hắn thật bỉ ổi với những hành động nhỏ nhen, ích kỉ và tầm thường. Người hiền tài mong đem tài năng của mình ra phụng sự cho nhân dân, cho đất nước còn hắn ta chỉ đơn giản mưu cầu lợi danh là để vênh vênh váo váo ngay cả với những người thân yêu. Nguyễn Du không tiếc lời phê phán, lên án loại người bỉ ổi này:

“Tiền cứ hậu cung”, ngôn chính bỉ Hợp tung bất tại khước cường Tần, Đản hướng sở thân kiêu phú quý. Thích cổ nguyên vị quyền lợi mưu, Ta hồ, thử nhân tiểu tai khí!”

(Tô Tần đình II)

(“Trước sao khinh rẻ, sau sao cung kính” lời nói ấy thật hèn hạ. Kế hợp tung chẳng nhằm chống nước Tần hùng mạnh,

Mà nhằm để kiêu căng khoe giàu sang với người thân! “Dùi đâm vế” vốn là để mưu quyền lợi,

Than ôi! Người ấy khí độ nhỏ mọn thay!) Và chỗ khác, nhà thơ lại nói:

Tung hoành tự khả ngu dung chúa, Phú quý hoàn năng cứ quả thê.

(Tô Tần đình I)

(Kế lớn tung hoành có thể lừa phỉnh được bọn vua chúa tầm thường, Giàu sang còn có thể ngạo nghễ với đàn bà góa)

Gian ác, đê tiện, hèn hạ hơn nữa phải kể đến tên gian thần Tần Cối. Cối chủ trương đầu hàng quân Kim, lập mưu giết Nhạc Phi và nhiều trung thần nghĩa sĩ khác. Người đời sau dựng tượng Tần Cối quì chịu tội ở chân miếu Nhạc Phi, thường lấy gậy đánh vào đầu vào mặt tượng. Tần Cối trở thành hiện thân của lũ người phản trắc, bán nước cầu vinh, hãm hại bậc trung thần.

Nại hà mĩ mĩ sự Kim nhân Thùy vân ư thế vô công liệt? Vạn cổ do năng cụ loạn thần.

(Tần Cối tượng I)

(Trông vẻ cứng cáp như thế kia, rõ là một con người sắt thép, Mà sao lại khúm núm thờ lũ người Kim?

Ai bảo nó không có công trạng gì góp cho đời?

Nó vẫn làm gương cho bọn loạn thần muôn đời sau phải e sợ)

Nguyễn Du đã lột tả được bộ mặt đớn hèn của Tần Cối, lừa dối, lật lộng, hãm hại bậc trung thần. Nguyễn càng thương xót người anh hùng trung nghĩa Nhạc Phi bao nhiêu thì càng căm ghét tên Tần Cối hèn hạ bấy nhiêu. Nguyễn buông lời mỉa mai:

Ai bảo nó không có công trạng gì góp cho đời? Ngoài cái công trạng khúm núm thờ

lũ người Kim ra, y còn có thêm một công trạng đáng bàn là Nó vẫn làm gương cho

bọn loạn thần muôn đời sau phải e sợ; công lớn của y là làm tấm gương răn đe cho

bọn loạn thần ở đời.

Nguyễn Du có những nhận định thật sâu sắc, chí tình và chí lý. Nhà thơ căm ghét tên Tần Cối nhưng thương cho cục đá khắc tượng Tần Cối, hằng ngày phải chịu sự lăng mạ của con người mà cục đá nào có tội tình gì đâu, chỉ là một vật vô tri vô giác. Nguyễn Du thấy sự bất công vô lý khi tên gian thần được tạc tượng bên Nhạc Phi có nghĩa là tên gian thần được bất hủ cùng với trung thần:

Nhất thế tử tâm hoài đại độc, Thiên niên sinh thiết phụ kỳ oan.

(Tần Cối tượng II)

(Suốt đời trái tim chết chứa đầy nọc độc,

Nghìn năm cục sắt sống kia phải mang nỗi oan kỳ lạ)

Khi viết về phụ nữ, ngòi bút của Nguyễn Du bao giờ cũng có phần mềm mại, ưu ái và thương cảm hơn. Bên cạnh việc khẳng định và đề cao giá trị của người phụ nữ trong xã hội, Nguyễn Du còn trân trọng và cảm phục trước những phẩm chất tốt đẹp của họ: thông minh, chung thủy và giàu đức hi sinh. Những người phụ nữ đi vào thơ

ông từ những người danh tiếng, tài sắc nhưng bất hạnh đến những người lao động chân yếu tay mềm và cả người vợ hiền của ông, tất cả họ đều có những nét đáng yêu, được nhà thơ trân trọng dành cho một vị trí rất lớn trong thơ. Vậy mà khi nói đến Vương Thị, vợ Tần Cối, giọng điệu của ông lại khác hẳn, không tránh được sự mỉa mai, phê phán:

Thiệt trường tam xích cánh hà vi?

Hảo dữ quyền gian bị xướng tùy.

(Vương Thị tượng I)

(Lưỡi dài ba tấc để làm gì?

Khéo cùng với tên quyền thần gian ác kết làm vợ chồng)

Người phụ nữ từ bao đời nay luôn là những người nhẹ nhàng và giàu lòng yêu thương: Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn. Mà em vẫn giữ tấm lòng son (Bánh trôi nước - Hồ Xuân Hương). Còn ở đây, Vương Thị bụng dạ một đời giống hệt như chồng nên Nguyễn Du trách mắng Hình hài nghìn năm làm nhục cho phụ nữ. Thị chẳng khác nào là một con sâu trong một nồi canh.

Tuy trong thơ chữ Hán, Nguyễn Du không trực tiếp lên tiếng luận bàn về hành động của Sở Vương nhưng qua bi kịch của Khuất Nguyên, thấp thoáng phía sau đó là bóng dáng của một ông vua Sở mê muội, ỷ nước mình lớn, không để ý đến nền

chính trị suy đồi, còn quần thần tranh quyền đoạt lợi, xu nịnh vua, hãm hại trung

thần; không tu sửa thành quách, không lo phòng thủ…Nguyễn Du phê phán những

kẻ đã hãm hại trung thần, đó là Sở vương, đặc biệt là tên Thượng Quan Ngân Thượng, đây là kẻ gian thần mà nghìn đời sau người đời còn phỉ nhổ.

Nguyễn Du hết sức coi trọng cũng như luôn đề cao giá trị của con người nên ông có thái độ căm ghét và lên án mọi thế lực đi ngược lại lợi ích hay giẫm đạp lên nhân phẩm của họ.

Qua bức tranh tương phản của các nhân vật lịch sử trong thơ chữ Hán Nguyễn Du, ta thấy được sự yêu - ghét phân minh của nhà thơ. Những vần thơ chữ Hán này giúp thế hệ hậu sinh chúng ta có được một tư liệu phong phú về lịch sử Trung Quốc qua các thời đại. Viết về hai tuyến nhân vật, Nguyễn Du thể hiện hai cách nhìn, hai

cách đánh giá rõ ràng, phân minh. Với những bậc hiền tài, nhà thơ hết lòng cảm phục và xót xa. Nhà thơ xuống xe để tỏ lòng tôn kính, thắp nén nhang tưởng niệm và rót rượu viếng mộ họ. Nguyễn Du và họ xa cách bao nhiêu thế kỉ, Nguyễn là thế hệ hậu sinh nhưng với Nguyễn, họ thật gần gũi, gần gũi như những người thầy, người bạn tri âm tri kỉ.

Đối lập lại với tình cảm dành cho những bậc hiền tài, Nguyễn Du thường phê phán kẻ ác, kẻ xấu. Vì chúng xu nịnh, lật lộng bưng bít mọi lối đi nên người tài không có nhiều cơ hội để thi thố, nhiều tài năng bị mai một. Những trung thần đã phải ngã xuống một cách oan uổng, mang theo mối hận nghìn năm. Đối tượng mà Nguyễn Du phê phán và lên án là những tên vua chỉ biết ăn chơi xa xỉ, thích nghe nịnh hót, bảo thủ, hiếu thắng; là những tên quan lại tham ô tàn nhẫn, sống phè phỡn trên sức lao động của người khác.

Tấm lòng thương yêu của Nguyễn Du dành cho mọi kiếp người không phải là tình cảm thuộc phạm trù đạo đức phong kiến mà đó là tình cảm thuộc phạm trù chủ nghĩa nhân văn. Con người nhân văn Nguyễn Du luôn đứng về phía quyền lợi của nhân dân để lên án những hành động, những tư tưởng, những thế lực đi ngược lại quyền sống và quyền hạnh phúc của con người. Con người nhân văn đó không chỉ có nước mắt nghẹn ngào trọng tình trọng nghĩa, yêu thương đến cháy ruột cháy gan mà còn là con người của sự đấu tranh mạnh mẽ đối với cái ác và cái xấu, đối với chế độ xã hội bất công để bảo vệ những giá trị tốt đẹp. Mai Quốc Liên đã nhận định rất chí lý, chí tình: “Nguyễn Du còn là nhà văn hóa lớn đã thu góp tinh hoa văn hóa của các thời đại, các chân trời, tinh hoa văn hóa dân gian và đã trả lại cho nền văn hóa ấy những sản phẩm sáng tạo làm vẻ vang hai tiếng Con Người. Thời gian trôi qua, các chân trời lịch sử lùi xa mãi, nhưng vĩnh viễn sẽ truyền qua các thế kỉ hai

tiếng Nguyễn Du như là biểu tượng bất diệt của tinh hoa văn hóa Việt Nam [24;

153-154].

Nguyễn Du bị ám ảnh với chữ tàichữ mệnh. Những nơi ông đi qua, những nhân vật mà ông thương yêu, kính trọng và khâm phục… tất cả họ đã thuộc về một nơi rất xa. Bản thân nhà thơ cũng gặp nhiều đau đớn trong cuộc đời. Và những bức

tranh tương phản trớ trêu với những điều trông thấy cũng khiến nhà thơ trăn trở khôn nguôi. Nguyễn Du luôn đau đời, thương người và thương cho bản thân mình. Bao nhiêu câu hỏi vang lên đau đáu, nhức buốt tận tâm can để rồi nhà thơ lại khắc khoải đi tìm câu trả lời về nhân sinh, về cuộc đời nhưng tất cả gần như vô vọng. Nếu như những mặt bế tắc trong tư tưởng đôi lúc đánh gục nhà thơ đưa ông đến chỗ buông xuôi theo số phận, theo định mệnh Nghĩ đời mà ngán cho đời. Tài tình chi

Một phần của tài liệu nét đẹp nhân văn trong thơ chữ hán nguyễn du (Trang 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(157 trang)