L ỜI CẢM ƠN
3.2.2.2. Làm tốt công tác đánh giá giáo viên
Đánh giá giáo viên là một việc làm hết sức quan trọng của ngành giáo dục, Bộ
Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Quyết định số 14/2007/QĐ-BGDĐT ngày 04/5/2007
về quy định Chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học, Quyết định số 02/2008/QĐ-
BGDĐT ngày 22/01/2008 về quy định Chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non và
Thông tư số 30/2009/TT-BGDĐT ngày 22/10/2009 ban hành quy định Chuẩn nghề
nghiệp giáo viên THCS, THPT làm cơ sở để giúp giáo viên tự đánh giá phẩm chất
chính trị, đạo đức lối sống, năng lực nghề nghiệp, từ đó xây dựng kế hoạch rèn luyện
giá, xếp loại giáo viên hàng năm phục vụ công tác xây dựng quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng đội ngũ giáo viên; làm cơ sở để xây dựng, phát triển chương
trình đào tạo, bồi dưỡng giáo viên; làm cơ sở để nghiên cứu, đề xuất và thực hiện chế độ chính sách đối với giáo viên; cung cấp tư liệu cho các hoạt động quản lý khác.
Để làm tốt công tác đánh giá giáo viên cần tập trung vào các vấn đề cơ bản sau đây:
- Xác định công tác đánh giá giáo viên phải đặt dưới sự lãnh đạo của các cấp uỷ,
tổ chức cơ sở Đảng và của toàn ngành giáo dục, phải thực hiện đúng nguyên tắc tập
trung dân chủ trong đánh giá xếp loại. Đánh giá giáo viên phải được tiến hành thường xuyên, định kỳ. Đánh giá phải gắn với bồi dưỡng, bố trí sử dụng và đãi ngộ giáo viên.
- Phải bảo đảm công tác đánh giá giáo viên được tiến hành đúng quy trình, thực
hiện tốt nguyên tắc chính xác, công bằng, dân chủ khách quan. Đánh giá giáo viên phải dựa trên phẩm chất, năng lực giảng dạy, kỹ năng nghề nghiệp, nghiệp vụ sư phạm
và hiệu quả công tác.
- Phải coi trọng công tác xử lý sau đánh giá. Kiên quyết sàng lọc, không bố trí đứng lớp đối với những giáo viên được đánh giá yếu về phẩm chất, kém về năng lực
hoặc không đủ sức khoẻ để giảng dạy và phải giải quyết chính sách dứt điểm và đúng quy định của Nhà nước.