Chất lượng nguồn nhân lực ngành giáo dục thành phố theo trình độ

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ngành giáo dục thành phố nha trang đến năm 2020 (Trang 38)

L ỜI CẢM ƠN

2.2.2. Chất lượng nguồn nhân lực ngành giáo dục thành phố theo trình độ

tạo

Trong những năm qua, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chú trọng đến công tác đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ cho đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý ở các cấp

học; Hàng năm, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Khánh Hòa, phòng Giáo dục và Đào tạo

thành phố và các trường đều có kế hoạch bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn cho

giáo viên đạt chuẩn và trên chuẩn; cán bộ quản lý, giáo viên thường xuyên được bồi dưỡng chuyên đề, đổi mới phương pháp, nâng cao nghiệp vụ sư phạm. So với quy định

chuẩn Luật Giáo dục đề ra: trình độ trung cấp đối với giáo viên mầm non và tiểu học,

trình độ cao đẳng đối với giáo viên THCS thì 100% giáo viên của ngành giáo dục

thành phố đã đạt trình độ chuẩn theo quy định.

Bảng 2.1: Thống kê trình độ đào tạo giáo viên từ 2008 – 2013

Trình độ đào tạo chuyên môn Năm học Tổng số Thạc sĩ Đại học Cao đẳng Trung cấp Khác 2008-2009 2.904 0 755 1.162 884 103 2009-2010 2.983 0 1.002 1.233 715 33 2010-2011 3.068 0 1.159 1.228 681 0 2011-2012 3.245 1 1.466 1.154 624 0 2012-2013 3.057 3 1.783 760 511 0

(Nguồn: Phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố - Báo cáo số lượng, chất lượng viên chức giáo dục năm 2008 - 2013)

Bảng 2.2: Thống kê trình độ đào tạo cán bộ quản lý từ 2008, 2013

Năm học Trung cấp Cao đẳng Đại học Sau đại học Tổng cộng

2008-2009 32 30 110 0 172

2012-2013 0 0 239 0 239

(Nguồn: Phòng Nội vụ thành phố, 2013)

Đến nay, 100% giáo viên có trình độ chuyên môn đạt chuẩn trở lên, nhưng số

giáo viên có trình độ sau đại học (thạc sĩ) còn rất ít, chỉ có 03 thạc sĩ/3.057 giáo viên

vào năm học 2012-2013, trước tình hình đó, khi Nghị định 29/2012/NĐ-CP về tuyển

dụng, sử dụng và quản lý viên chức có hiệu lực, ngành giáo dục thành phố đã lập kế

hoạch tuyển dụng, trong đó ưu tiên tuyển dụng đặc cách đối với những người tốt

nghiệp đại học loại giỏi, có trình độ đào tạo sau đại học thuộc chuyên ngành sư phạm

hoặc các ngành khác có trình độ đào tạo phù hợp, có nguyện vọng công tác trong

ngành giáo dục để tăng cường nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành giáo dục

thành phố. Công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên được quan tâm thực hiện.

Từ năm 2012 đến nay, Thành phố đã đưa đi đào tạo 239 CBQL học lớp đại học

quản lý giáo dục, cán bộ quản lý đã có sự chuyển biến về nâng cao trình độ quản lý, có

ý thức vươn lên, chủ động tích cực tiếp cận khoa học kỹ thuật vào quản lý, 100%

CBQLGD có trình độ đại học, nhưng nhìn chung, với sự gia tăng quy mô các trường

học, quy mô học sinh của các cấp học, trình độ của cấp quản lý vẫn chưa đáp ứng kịp

theo yêu cầu đổi mới, không có CBQL có trình độ sau đại học, số lượng CBQL thực

hiện các nghiên cứu khoa học hầu như không có. Số người có trình độ lý luận chính trị

còn thấp, tính đến cuối năm 2013, chỉ có 44/239 cán bộ quản lý đã học trung cấp lý

luận chính trị, chiếm tỷ lệ 18% (Nguồn: Phòng Nội vụ thành phố, 2014 - Báo cáo kết

quả phát triển nguồn nhân lực 2014).

Để nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL trường học, năm 2013, Thành ủy, UBND

thành phố Nha Trang đã chỉ đạo phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố tổ chức thi thí điểm chức danh Hiệu trưởng cho ba bậc học: mầm non, tiểu học và THCS, trên cơ sở

đó rút kinh nghiệm và tiếp tục tổ chức cho các năm tiếp theo nhằm thu hút nhân lực có

chất lượng cao cho ngành giáo dục Thành phố.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ngành giáo dục thành phố nha trang đến năm 2020 (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)