Phân tích thực trạng chất lượng nguồn nhân lực ngành giáo dục thành phố

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ngành giáo dục thành phố nha trang đến năm 2020 (Trang 37)

L ỜI CẢM ƠN

2.2. Phân tích thực trạng chất lượng nguồn nhân lực ngành giáo dục thành phố

2.2.1. Chất lượng nguồn nhân lực ngành giáo dục thành phố theo phẩm chất đạo đức

Toàn ngành giáo dục thành phố có 109 trường, tương đương có 109 chi bộ trực

thuộc Đảng ủy các xã, phường quản lý, từ năm 2008 - 2013, kết quả đánh giá các chi bộ trường học đạt chất lượng hoàn thành nhiệm vụ và đạt trong sạch, vững mạnh,

không có chi bộ vi phạm (Nguồn: Ban Tổ chức Thành ủy Nha Trang, 2008-2013),

điều đó cho thấy, cán bộ, giáo viên đảng viên ngành giáo dục giữ gìn phẩm chất đạo đức của người đảng viên, giáo viên, nhiệt tình cách mạng, gương mẫu, tận tụy và ý thức trách nhiệm cao với công việc, hết lòng, hết sức vì sự nghiệp giáo dục, vì học

biệt, từ năm 2008-2013, toàn ngành giáo dục thành phố có 03 trường hợp bị kỷ luật

do thiếu trách nhiệm trong công tác giảng dạy hoặc chưa chấp hành kỷ luật của tổ

chức (Nguồn: Bộ phận Lưu trữ, Văn phòng HĐND và UBND thành phố, 2008-2013). Tuy số lượng này rất ít, nhưng ảnh hưởng không nhỏ đến uy tín của ngành giáo dục,

bởi lẽ, không như các ngành khác, phẩm chất đạo đức của người thầy giáo ảnh hưởng

rất lớn đến người học và xã hội. Đây chính là vấn đề mà ngành giáo dục thành phố

cần xem xét và có giải pháp khắc phục để đảm bảo chất lượng của đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý của ngành.

2.2.2. Chất lượng nguồn nhân lực ngành giáo dục thành phố theo trình độ đào tạo tạo

Trong những năm qua, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chú trọng đến công tác đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ cho đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý ở các cấp

học; Hàng năm, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Khánh Hòa, phòng Giáo dục và Đào tạo

thành phố và các trường đều có kế hoạch bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn cho

giáo viên đạt chuẩn và trên chuẩn; cán bộ quản lý, giáo viên thường xuyên được bồi dưỡng chuyên đề, đổi mới phương pháp, nâng cao nghiệp vụ sư phạm. So với quy định

chuẩn Luật Giáo dục đề ra: trình độ trung cấp đối với giáo viên mầm non và tiểu học,

trình độ cao đẳng đối với giáo viên THCS thì 100% giáo viên của ngành giáo dục

thành phố đã đạt trình độ chuẩn theo quy định.

Bảng 2.1: Thống kê trình độ đào tạo giáo viên từ 2008 – 2013

Trình độ đào tạo chuyên môn Năm học Tổng số Thạc sĩ Đại học Cao đẳng Trung cấp Khác 2008-2009 2.904 0 755 1.162 884 103 2009-2010 2.983 0 1.002 1.233 715 33 2010-2011 3.068 0 1.159 1.228 681 0 2011-2012 3.245 1 1.466 1.154 624 0 2012-2013 3.057 3 1.783 760 511 0

(Nguồn: Phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố - Báo cáo số lượng, chất lượng viên chức giáo dục năm 2008 - 2013)

Bảng 2.2: Thống kê trình độ đào tạo cán bộ quản lý từ 2008, 2013

Năm học Trung cấp Cao đẳng Đại học Sau đại học Tổng cộng

2008-2009 32 30 110 0 172

2012-2013 0 0 239 0 239

(Nguồn: Phòng Nội vụ thành phố, 2013)

Đến nay, 100% giáo viên có trình độ chuyên môn đạt chuẩn trở lên, nhưng số

giáo viên có trình độ sau đại học (thạc sĩ) còn rất ít, chỉ có 03 thạc sĩ/3.057 giáo viên

vào năm học 2012-2013, trước tình hình đó, khi Nghị định 29/2012/NĐ-CP về tuyển

dụng, sử dụng và quản lý viên chức có hiệu lực, ngành giáo dục thành phố đã lập kế

hoạch tuyển dụng, trong đó ưu tiên tuyển dụng đặc cách đối với những người tốt

nghiệp đại học loại giỏi, có trình độ đào tạo sau đại học thuộc chuyên ngành sư phạm

hoặc các ngành khác có trình độ đào tạo phù hợp, có nguyện vọng công tác trong

ngành giáo dục để tăng cường nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành giáo dục

thành phố. Công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên được quan tâm thực hiện.

Từ năm 2012 đến nay, Thành phố đã đưa đi đào tạo 239 CBQL học lớp đại học

quản lý giáo dục, cán bộ quản lý đã có sự chuyển biến về nâng cao trình độ quản lý, có

ý thức vươn lên, chủ động tích cực tiếp cận khoa học kỹ thuật vào quản lý, 100%

CBQLGD có trình độ đại học, nhưng nhìn chung, với sự gia tăng quy mô các trường

học, quy mô học sinh của các cấp học, trình độ của cấp quản lý vẫn chưa đáp ứng kịp

theo yêu cầu đổi mới, không có CBQL có trình độ sau đại học, số lượng CBQL thực

hiện các nghiên cứu khoa học hầu như không có. Số người có trình độ lý luận chính trị

còn thấp, tính đến cuối năm 2013, chỉ có 44/239 cán bộ quản lý đã học trung cấp lý

luận chính trị, chiếm tỷ lệ 18% (Nguồn: Phòng Nội vụ thành phố, 2014 - Báo cáo kết

quả phát triển nguồn nhân lực 2014).

Để nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL trường học, năm 2013, Thành ủy, UBND

thành phố Nha Trang đã chỉ đạo phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố tổ chức thi thí điểm chức danh Hiệu trưởng cho ba bậc học: mầm non, tiểu học và THCS, trên cơ sở

đó rút kinh nghiệm và tiếp tục tổ chức cho các năm tiếp theo nhằm thu hút nhân lực có

chất lượng cao cho ngành giáo dục Thành phố.

2.2.3. Chất lượng nguồn nhân lực ngành giáo dục thành phố theo năng lực chuyên môn chuyên môn

* Đánh giá dựa trên số liệu thứ cấp

Năng lực chuyên môn nghiệp vụ là một trong những tiêu chí quan trọng để đánh

giá chất lượng trình độ chuyên môn, những người có trình độ đào tạo cao chưa hẳn là

có năng lực chuyên môn tốt hơn những người có trình độ đào tạo thấp hơn, bởi vì năng

lực chuyên môn còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác, đó là sự không ngừng học tập,

tự bồi dưỡng kiến thức, khả năng tự nghiên cứu và truyền đạt, sự đam mê công việc…

Việc tự học, tự bồi dưỡng kiến thức ngày càng được đội ngũ giáo viên và

CBQLGD quan tâm và đầu tư thời gian, công sức phục vụ yêu cầu giáo dục ngày càng cao, càng hiện đại. Tuy nhiên hoạt động nghiên cứu khoa học của đội ngũ giáo viên và CBQL còn hạn chế, hầu như chưa tập trung cho hoạt động này. Giáo viên ít tập trung

nghiên cứu sâu những nội dung thiết thực, phục vụ cho công tác giảng dạy các bộ môn văn hóa mà họ đã được đào tạo chính quy ở trường sư phạm, chủ yếu dừng lại ở chỗ

nghiên cứu tài liệu giáo khoa và những tài liệu được cung cấp ở các lớp BDTX do

ngành giáo dục tổ chức. Giáo viên chưa có ý thức triệt để trong việc nghiên cứu mở

rộng những vấn đề nên biết, những vấn đề gần gũi với nội dung sách giáo khoa bộ

môn mà họ giảng dạy. Trong năm 2013, toàn ngành giáo dục thành phố đã thực hiện 123 đề tài, nội dung chủ yếu phục vụ công tác quản lý và dạy học của CBQL và giáo viên của các trường, chưa có tính phổ biến, chỉ có 02/123 đề tài đạt loại A, với nội

dung có thể áp dụng rộng rãi trong toàn ngành.

Công tác thanh tra giáo viên của ngành giáo dục được tổ chức hàng năm, qua

công tác thanh tra toàn diện giáo viên của phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố thì cho thấy hầu hết giáo viên của ngành đều đạt yêu cầu về chất lượng giảng dạy.

Năm học 2013-2014, phòng Giáo dục và Đào tạo lập kế hoạch thanh tra 366/3.423 giáo viên, hầu hết số giáo viên được thanh tra đều đạt yêu cầu về chất lượng

giảng dạy, cụ thể như sau:

Khối Mầm non Khối Tiểu học Khối THCS

99 giáo viên được

thanh tra

144 giáo viên được

thanh tra

123 giáo viên được

thanh tra Tốt Khá Đạt yêu cầu Tốt Khá Đạt yêu cầu Tốt Khá Đạt yêu cầu 72 27 0 127 15 02 106 14 03

(Nguồn: Phòng giáo dục và Đào tạo, 2014 - Báo cáo công tác

thanh tra năm học 2013-2014)

Hàng năm, hội thi giáo viên dạy giỏi, hội giảng nhằm đánh giá năng lực giảng

dạy của giáo viên được Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Khánh Hòa, phòng Giáo dục và

Đào tạo thành phố quan tâm tổ chức. Các hội thi này còn có mục đích thúc đẩy, động viên đông đảo giáo viên tự học tập nghiên cứu nâng cao tay nghề, qua các đợt như vậy

có thể phát hiện bổ sung những giáo viên có năng lực vào đội ngũ giáo viên cốt cán,

dự nguồn của từng bộ môn, góp phần trong việc bồi dưỡng ngay tại trường cho giáo

viên.

* Đánh giá dựa trên số liệu sơ cấp

Để nghiên cứu đánh giá thực trạng chất lượng đội ngũ giáo viên và CBQL của

ngành giáo dục thành phố, tác giả đã tiến hành điều tra, khảo sát thực tế như sau:

Bước 1: Trên cơ sở lý thuyết thu thập được đã nêu ở chương I, kiến thức có được

từ công việc thực tế và các ý kiến đánh giá chất lượng ngành giáo dục của xã hội trên

các phương tiện thông tin đại chúng như: báo chí, đài truyền hình, internet… làm định hướng để thiết kế bảng câu hỏi.

Bảng câu hỏi thiết kế xong, được tiến hành hỏi xin ý kiến các chuyên gia là lãnh

đạo UBND thành phố, lãnh đạo phòng Nội vụ, phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố Nha Trang để hoàn chỉnh.

Ý kiến của các chuyên gia góp ý, để làm rõ nguyên nhân đánh giá chất lượng của

giáo viên và cán bộ quản lý chưa đạt yêu cầu liên quan đến vấn đề đạo đức nhà giáo là vấn đề nhạy cảm khó có thể biết được thông tin khi khảo sát nội bộ ngành giáo dục

(Phụ lục 2 - Phiếu điều tra phụ huynh học sinh đánh giá đội ngũ giáo viên và cán bộ

quản lý giáo dục thành phố Nha Trang).

Bước 2: Đăng ký với các trường để lấy ý kiến tự đánh giá của giáo viên, cán bộ

quản lý các trường thuộc thành phố (Phụ lục 1: Phiếu tự đánh giá đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục thành phố Nha Trang).

Bước 3: Lấy ý kiến của phụ huynh học sinh trên địa bàn thành phố về chất lượng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý của thành phố hiện nay.

Trong quá trình lấy mẫu gặp nhiều khó khăn, và mất rất nhiều thời gian do giáo

viên phải đứng lớp giảng dạy, khó tập trung để lấy ý kiến và sự không nhiệt tình hợp

tác của một số giáo viên và CBQL trong công tác điều tra. Tuy nhiên tác giả đã cố

gắng điều tra, kết quả thu được: 329 phiếu, trong đó có 243 phiếu tại các trường THCS Trưng Vương, THCS Nguyễn Khuyến, THCS Âu Cơ, THCS Cao Thắng, THCS

Nguyễn Đình Chiểu; Tiểu học Phước Tiến, Tiểu học Phước Tân 1, Tiểu học Phước

Thịnh, Tiểu học Vĩnh Hiệp, Tiểu học Vĩnh Lương 1; Mầm non Lý Tự Trọng, Mẫu

giáo Bình Khê, Mẫu giáo Phước Hải, Mẫu giáo Vĩnh Thọ và 86 phiếu khảo sát ý kiến

của phụ huynh học sinh. Cơ cấu phân bổ mẫu cụ thể như sau:

Bảng 2.4: Cơ cấu phân bổ mẫu phiếu điều tra

Hạng mục Tổng thể Mẫu Tỷ lệ (%)

A- Khảo sát giáo viên và cán bộ quản lý 3.296 243 7,37

1. Phân chia theo số lượng

- Cán bộ quản lý (người) 239 34 14,23

- Giáo viên (người) 3.057 209 6.84

2. Phân chia theo khu vực

- THCS (cơ sở) 24 05 12,50

- Tiểu học (cơ sở) 41 05 9,76

- Mẫu giáo (cơ sở) 44 04 6,82

1. Phân chia theo độ tuổi 86

- Dưới 30 tuổi 22 25,58

- Từ 30 đến 50 tuổi 49 56,98

- Trên 50 tuổi 15 17,44

2. Phân chia theo trình độ đào tạo 86

- Sau đại học 6 7,00

- Đại học và Cao đẳng 52 60,50

- Trung cấp 21 24,40

- Khác 7 8,10

(Nguồn: Số liệu điều tra của tác giả)

Qua điều tra ý kiến tự đánh giá của giáo viên và cán bộ quản lý ngành giáo dục, thu được kết quả điều tra như sau:

Bảng 2.5: Kết quả tự đánh giá của giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục

Stt Nội dung Ý kiến Tỷ lệ (%)

1 Đánh giá đội ngũ giáo viên hiện nay 243 100

Đáp ứng yêu cầu công việc 234 96,30

Chưa đáp ứng yêu cầu công việc 2 0,82

Không có ý kiến 7 2,88

2 Đánh giá về nghiệp vụ chuyên môn đào tạo 243 100 - Được giảng dạy đúng với chuyên môn đào tạo 240 98,77

- Không đúng chuyên môn đào tạo 3 1,23

3 Đánh giá khả năng sáng tạo phương pháp dạy

học, truyền cảm hứng cho học sinh

243 100

- Có sáng tạo 209 86,01

Stt Nội dung Ý kiến Tỷ lệ (%)

- Không có ý kiến 20 8,23

4 Mức độ bằng lòng với công việc đang làm 243 100

- Hài lòng với công việc 180 74,07

- Chưa hài lòng 54 22,22

- Không có ý kiến 9 3,71

5 Thu nhập của giáo viên hiện nay 243 100

- Bằng lòng với thu nhập hiện tại 76 31,28

- Chưa bằng lòng với thu nhập hiện tại 153 62,96

- Không có ý kiến 14 5,76

6 Đánh giá về đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục 243 100

Đáp ứng yêu cầu công việc 225 92,59

Chưa đáp ứng yêu cầu công việc 18 7,41

* * Nguyên nhân chưa đáp ứng yêu cầu công việc 18 7,41 - Do năng lực chuyên môn nghiệp vụ kém 2 0,8 - Do trình độ lý luận và quản lý giáo dục kém 1 0,4

- Nguyên nhân khác 15 6,2

(Nguồn: Số liệu điều tra của tác giả)

Qua số liệu điều tra cho thấy 96,30% giáo viên và 92,59% cán bộ quản lý đáp ứng yêu cầu công việc, chỉ còn lại một tỷ lệ nhỏ giáo viên 2% và cán bộ quản lý 18% chưa đáp ứng yêu cầu công việc, 98,77% giáo viên được giảng dạy đúng với chuyên

môn đào tạo, 86,01% giáo viên được đánh giá có sáng tạo phương pháp dạy học,

truyền cảm hứng cho học sinh và 74,04% là hài hòng với công việc đang giảng dạy.

Kết quả này cho thấy sự nỗ lực của ngành giáo dục thành phố trong công tác đào tạo

bồi dưỡng thường xuyên đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục. Tuy nhiên qua

điều tra, kết quả tự đánh giá của giáo viên và cán bộ quản lý cho thấy có 18 ý kiến

năng lực chuyên môn kém, 01 ý kiến là trình độ lý luận và quản lý giáo dục kém và 15 ý kiến cho biết do các nguyên nhân khác. Nguyên nhân khác chủ yếu là do thu thập từ

tiền lương thấp, cán bộ quản lý không có chế độ phụ cấp đứng lớp, cuộc sống khó khăn nên chưa tập trung toàn tâm toàn ý vào công tác quản lý.

Kết quả điều tra tự đánh giá của giáo viên và cán bộ quản lý được phân theo độ

tuổi và kinh nghiệm như sau:

Bảng 2.6: Đặc điểm mẫu khảo sát phân theo độ tuổi, kinh nghiệm của giáo viên, cán bộ quản lý.

Số lượng Tỷ lệ (%) Hạng mục Giáo viên CBQL Giáo viên CBQL

1. Phân chia theo độ tuổi 209 34 86,0 14,0

- Dưới 30 tuổi 23 0 9,5 0

- Từ 30 đến 50 tuổi 168 24 69,1 9,9

- Trên 50 tuổi 18 10 7,4 4,1

2. Phân chia theo kinh nghiệm 209 34 86,0 14,0

- Dưới 5 năm 17 0 7,0 0

- Từ 5 đến 10 năm 52 6 21,4 2,5

- Trên 10 năm 140 28 57,6 11,5

(Nguồn: Số liệu điều tra của tác giả)

Theo số liệu điều tra tại Bảng 2.6 trên, kết quả thu được 220 phiếu tự đánh giá

của giáo viên và CBQL từ 30 tuổi trở lên, trong đó: từ 30 đến 50 tuổi là 192 phiếu

(giáo viên: 168 phiếu, CBQL: 24 phiếu), trên 50 tuổi là 28 phiếu (giáo viên: 18 phiếu,

CBQL: 10 phiếu) và 226 phiếu của giáo viên và CBQL có kinh nghiệm giảng dạy và quản lý từ 5 năm trở lên, trong đó: từ 5 đến 10 năm là 58 phiếu (giáo viên: 52 phiếu,

CBQL: 6 phiếu), trên 10 năm là 168 phiếu (giáo viên: 140 phiếu, CBQL: 28 phiếu),

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ngành giáo dục thành phố nha trang đến năm 2020 (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)