Thực trạng công tác quy hoạch

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ngành giáo dục thành phố nha trang đến năm 2020 (Trang 51)

L ỜI CẢM ƠN

2.3.3. Thực trạng công tác quy hoạch

2.3.3.1. Thực trạng về số lượng

Theo kết quả thống kê từ năm 2008-2013, số lớp học và số học sinh của các bậc

học tăng qua các năm, năm học 2008-2009 có 1.945 lớp học với 65.325 học sinh của 3

cấp, trong đó: mẫu giáo là 530 lớp với 14.926 học sinh, tiểu học là 804 lớp với 27.512

học sinh, THCS là 611 lớp với 22.887 học sinh đến năm học 2012-2013 số lớp học và học sinh 3 cấp tăng lên là 2.044 lớp với 65.771 học sinh, trong đó: mẫu giáo là 513

lớp với 13.715 học sinh, tiểu học là 896 lớp với 31.788 học sinh và THCS là 617 lớp

với 20.268 học sinh. Số lớp học và học sinh tăng chủ yếu tập trung ở cấp tiểu học (xem

Hình 2.4 và Hình 2.5)

.

Hình 2.4: Biểu đồ thể hiện số lớp học 3 cấp từ năm 2008-2013

(Nguồn: Niên giám Thống kê Nha Trang 2013)

Hình 2.5: Biểu đồ thể hiện số lượng học sinh 3 cấp từ năm 2008-2013

(Nguồn: Niên giám Thống kê Nha Trang 2013)

Qua số liệu trên cho thấy, số học sinh tăng nhiều tập trung năm học 2011-2012

đến năm học 2012-2013 có giảm hơn nhưng so với các năm trước vẫn tăng, học sinh

tiểu học tăng nhiều nhất. Số lượng học sinh tăng do nhiều nguyên nhân, trong đó

điều kiện và môi trường sống của Thành phố khá tốt nên đã thu hút dân cư từ các tỉnh,

thành phố khác đổ về sinh sống và làm việc; công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình

được chính quyền Thành phố quan tâm chỉ đạo thực hiện, tuy nhiên kết quả chưa cao,

tỷ suất sinh từ năm 2003-2008 có giảm nhưng giảm quá ít, từ 14,5‰ xuống 12,9‰, tỷ

lệ giảm là 1,6 ‰ (Nguồn: Trung tâm Dân số-Kế hoạch hóa gia đình thành phố, 2013).

Để đáp ứng nhu cầu học tập của người dân thành phố, hàng năm ngành giáo dục

Thành phố phải tuyển giáo viên bổ sung. Hiện tại toàn ngành có hơn 4.700 cán bộ,

giáo viên và công nhân viên, theo số liệu thống kê hàng năm, số giáo viên trực tiếp đứng lớp đều tăng theo yêu cầu thực tế theo số học sinh tăng. Như đã phân tích trên, số

học sinh tăng tập trung ở cấp tiểu học nên trong những năm qua, Thành phố đã tuyển

dụng giáo viên cấp tiểu học nhiều hơn cấp mẫu giáo và THCS, năm học 2008-2009, toàn Thành phố có 2.904 giáo viên, trong đó: mẫu giáo là 725 giáo viên, tiểu học là

1.019 giáo viên và THCS là 1.160 giáo viên, đến năm học 2012-2013, số giáo viên

tăng lên là 3.057 giáo viên so với năm học 2008-2009 tăng 153 giáo viên, trong đó:

mẫu giáo là 829 giáo viên, tiểu học là 1.042 giáo viên và THCS là 1.186 giáo viên (xem Hình 2.6).

Hình 2.6: Biểu đồ thể hiện số lượng giáo viên từ năm 2008-2013

(Nguồn: Niên giám Thống kê Nha Trang 2013)

Với định mức biên chế giáo viên/lớp được quy định tại Thông tư liên tịch số

71/2007/TTLT- BGDĐT-BNV ngày 28/11/2007 của Liên Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Nội vụ hướng dẫn định mức biên chế sự nghiệp trong các cơ sở giáo dục mầm non

thì hai giáo viên phụ trách một lớp từ 25-30 trẻ bán trú (các trường mẫu giáo của

Thành phố hầu hết tổ chức bán trú); Thông tư liên tịch số 35/2006/TTLT- BGDĐT- BNV ngày 23/8/2006 của Liên Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Nội vụ hướng dẫn định

mức biên chế sự nghiệp trong các cơ sở giáo dục phổ thông công lập quy định đối với trường tiểu học: nếu dạy 1 buổi trong ngày được bố trí biên chế không quá 1,20 giáo

viên trong 1 lớp; dạy 2 buổi trong ngày được bố trí biên chế không quá 1,50 giáo viên trong 1 lớp và đối với trường THCS thì mỗi lớp được bố trí biên chế không quá 1,90 giáo viên. Quy định về định mức biên chế này hiện nay không còn phù hợp so với nhu

cầu thực tế của công tác giáo dục và đào tạo, để tập trung cho chất lượng giáo dục và

đào tạo, Thành phố đã cố gắng đảm bảo đủ số giáo viên đứng lớp cho các trường. Hàng năm, căn cứ số lượng học sinh vào trường, thành phố Nha Trang đã tuyển dụng đủ số giáo viên cho mỗi năm học. Định mức biên chế giáo viên Thành phố đang thực

hiện ở bậc mầm non là đảm bảo số giáo viên theo yêu cầu, cấp tiểu học là 1,9/giáo viên, cấp THCS là 2,3/giáo viên (Nguồn: Phòng giáo dục và Đào tạo thành phố,

2013).

Trong những năm tới để thực hiện các chỉ tiêu của Chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2020 của Chính phủ, tỷ lệ đi học đúng độ tuổiở tiểu học là 99%, trung học cơ

sở là 95% thì số lượng giáo viên cả hai khối tiểu học và THCS sẽ tiếp tục tăng.

Từ phân tích trên cho thấy, số lượng giáo viên tăng lên đáng kể, song vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu của các trường học, năm học 2014-2015, phải tiếp tục tuyển dụng giáo viên để bổ sung, số lượng giáo viên thiếu ở cả ba cấp học là 92 giáo viên, trong

đó, mầm non: 44 giáo viên, tiểu học: 28 giáo viên, THCS: 20 giáo viên.

Trong hai năm tới, khi thành phố xây dựng xong các trường THCS còn thiếu

nhằm đảm bảo mục tiêu là mỗi xã, phường đều có một trường THCS, sẽ cần khoảng hơn 200 giáo viên để đáp ứng nhu cầu dạy học tại các địa phương.

Về số lượng cán bộ quản lý giáo dục cũng tăng từ năm 2008 đến nay, qua thống

kê số lượng cán bộ quản lý tăng như sau:

Bảng 2.9: Thống kê số lượng cán bộ quản lý năm 2008, 2013

Năm học Mẫu giáo Tiểu học THCS Cộng

2012-2013 99 86 54 239

(Nguồn: Phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố, 2013)

Số cán bộ quản lý ở các trường trong những năm gần đây cũng liên tục tăng lên,

năm 2008 có 172 cán bộ quản lý, trong đó có 78 hiệu trưởng và 94 phó hiệu trưởng, đến 2013 tăng lên 239 cán bộ quản lý, trong đó có 109 hiệu trưởng và 130 hiệu phó, lý do tăng là do quy mô trường lớp liên tục mở rộng và theo quy định chuẩn của trường

chuẩn quốc gia, ngoài ra số cán bộ quản lý cấp mẫu giáo tăng từ 34 người lên 99 người

là do thực hiện Nghị quyết số 02/NQ-HĐND ngày 07/4/2011 của Hội đồng nhân dân

tỉnh Khánh Hòa về việc chuyển các trường mẫu giáo, mầm non bán công, dân lập

thành trường mẫu giáo, mầm non công lập, theo đó 28 trường mẫu giáo, mầm non dân

lập thuộc 27 xã, phường quản lý đã chuyển sang công lập thuộc ngành giáo dục Thành phố trực tiếp quản lý từ năm 2011 đến nay. Ngành giáo dục thành phố đã có những cố

gắng tuyển dụng giáo viên và CBQL để đảm bảo công tác dạy và học của ngành.

2.3.3.2. Thực trạng về cơ cấu

- Cơ cấu giáo viên giữa các cấp học

Theo số liệu thống kê về số lượng giáo viên giữa các cấp học cho thấy, cơ cấu

nguồn nhân lực của ngành giáo dục Nha Trang còn chưa hợp lý, mặc dù số giáo viên các cấp học đều tăng trong những năm qua nhưng sự gia tăng đó không đồng đều giữa

các bậc học; tỷ lệ giáo viên so với quy mô học sinh còn chưa tương xứng, như đã phân tích ở mục 2.2.2- Thực trạng về số lượng giáo viên, tỷ lệ giáo viên đứng lớp theo quy định của Bộ GD&ĐT đối với cấp tiểu học là 1,5 gv/lớp và THCS là 1,9 trên lớp nhưng

thực tế nhu cầu cao hơn so với quy định này. Ngành giáo dục thành phố chưa chủ động

trong công tác dự báo số lượng giáo viên, cần có theo kế hoạch ngắn hạn và dài hạn,

hiện tại phụ thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo giao kế hoạch học sinh và số lớp theo năm

học làm cơ sở xây dựng kế hoạch giáo viên.

Đối với cán bộ quản lý giáo dục, ngành giáo dục Thành phố đảm bảo đủ số lượng

cán bộ quản lý cho các trường theo đúng quy định của Nhà nước về hạng trường, cụ

thể: trường hạng 1, 2 cần có 01 hiệu trưởng và 02 phó hiệu trưởng, trường hạn 3 cần

có 01 hiệu trưởng và 01 phó hiệu trưởng.

Theo số liệu thống kê báo cáo hàng năm của ngành giáo dục, độ tuổi của giáo viên đang giảng dạy tại các trường như sau:

Bảng 2.10: Cơ cấu độ tuổi của giáo viên từ 2008-2013

Tỷ lệ độ tuổi giáo viên (%) Năm học

Dưới 30 tuổi Từ 30-50 tuổi Trên 50 tuổi

2008-2009 24,19 62,60 13,21

2009-2010 22,94 62,09 14,97

2010-2011 21,72 64,63 13,65

2011-2012 22,21 62,73 15,07

2012-2013 27,60 55,10 17,30

(Nguồn: phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố - Báo cáo thống kê số lượng, chất lượng năm 2008-2013)

Căn cứ vào thống kê độ tuổi của đội ngũ giáo viên đến cuối năm 2013, có 17,3%

giáo viên có độ tuổi trên 50 tuổi, số giáo viên này tuy thâm niên nghề nghiệp cao nhưng lại ít có điều kiện bồi dưỡng, học thêm, tâm lý ngại học, nâng cao trình độ chuyên môn, do đó hạn chế lớn năng lực giảng dạy.

Số giáo viên có độ tuổi từ 30 đến 50 tuổi chiếm tỷ lệ lớn 55,1%. Đây thực sự là một thuận lợi lớn vì ở độ tuổi này, giáo viên đã đạt được độ chín muồi về năng lực

chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm. Những giáo viên này nếu được đầu tư phát triển

tốt sẽ có tác động rất tốt đến chất lượng của đội ngũ giáo viên. Tuy nhiên số giáo viên có trình độ sau đại học quá ít như đã phân tích trên, ngành giáo dục Thành phố cần có chính sách đào tạo hợp lý hơn nữa.

Số giáo viên có độ tuổi dưới 30 tuổi chiếm tỷ lệ 27,6%, trong số này, phần lớn là giáo viên mới được tuyển dụng trong những năm gần đây. Đây là đội ngũ giáo viên

được đào tạo cơ bản, đủ chuẩn, trẻ, khỏe, nhiệt tình, rất thuận lợi cho việc quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ. Tuy nhiên, đội ngũ giáo viên này còn thiếu kinh

Nhìn chung về số lượng giáo viên, cơ cấu giữa các cấp học và độ tuổi giáo viên

ổn định qua các năm, cho thấy ngành giáo dục thành phố đã quan tâm đến công tác quy hoạch, đảm bảo sư cân đối về tuổi tác của nguồn nhân lực ngành giáo dục, đảm

bảo sự kế thừa, phối hợp giữa kinh nghiệm của giáo viên lớn tuổi và sự năng nổ, nhiệt

tình của người trẻ tuổi.

2.3.4. Thực trạng công tác tuyển dụng

Những năm trước đây, việc tuyển dụng giáo viên chưa được quan tâm đúng mức,

công tác tuyển dụng giáo viên thường theo cơ chế xin cho… do đó dẫn đến nơi thừa, nơi thiếu giáo viên. Tuy nhiên, kể từ khi Nghị định 29/2012/NĐ-CP có hiệu lực thi hành, các địa phương được chủ động trong việc tuyển dụng giáo viên theo hình thức

xét tuyển đã cơ bản tuyển dụng được đội ngũ giáo viên có phẩm chất, kiến thức năng

lực sư phạm, đáp ứng yêu cầu giảng dạy. Hàng năm, trên cơ sở biên chế và kế hoạch

phát triển quy mô trường, lớp, học sinh, ngành giáo dục Thành phố có kế hoạch điều động, thuyên chuyển giáo viên nhằm điều hòa chất lượng giáo dục cũng như hợp lý hóa nơi sinh sống và công tác của giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục, đồng thời tuyển

dụng bổ sung giáo viên cho các trường theo biên chế và nhu cầu. Tuy nhiên, công tác tuyển dụng giáo viên vẫn còn bất cập:

- Việc tuyển dụng giáo viên còn phụ thuộc vào số biên chế do Tỉnh giao cho

ngành giáo dục Thành phố, với số biên chế được giao chậm so với nhu cầu của năm

học, thường thì năm học đã khai giảng vào tháng 9 hàng năm nhưng việc tuyển dụng

giáo viên vẫn chưa thực hiện do phụ thuộc vào số biên chế được giao, dẫn đến các trường phải hợp đồng giáo viên đứng lớp để đảo bảo nhu cầu dạy học và làm ảnh hưởng đến nguồn kinh phí được giao của nhà trường vốn đã hạn hẹp.

Việc tổ chức tuyển dụng giáo viên hiện nay chưa được phân cấp cho các đơn vị trường học. Theo quy định, việc tuyển dụng giáo viên được tổ chức theo các bước sau:

+ Trên cơ sở số biên chế được giao, các đơn vị trườngg học đăng ký chỉ tiêu tuyển

dụng từ đầu năm học.

+ Cơ quan quản lý xây dựng kế hoạch tuyển dụng, thành lập hội đồng tuyển

dụng, thông báo tuyển dụng, nhận hồ sơ, tổ chức tuyển dụng, chấm điểm, thông báo

+ Giao giáo viên trúng tuyển cho đơn vị trường học tiếp nhận và ký hợp đồng làm việc.

Mỗi bước trên đều có quy định về thời gian thực hiện. Để thực hiện toàn bộ các công đoạn tuyển dụng giáo viên phải mất thời gian trên 2 tháng, ảnh hưởng đến các

hoạt động giảng dạy của nhà trường.

- Việc tuyển dụng theo Nghị định 29/2012/NĐ-CP theo hình thức xét tuyển chủ

yếu dựa vào điểm số tốt nghiệp chuyên ngành đào tạo của thí sinh, chưa xét đến năng

lực chuyên môn và các kỹ năng khác theo yêu cầu dẫn đến kỹ năng nghề nghiệp của

giáo viên có phần hạn chế, tập trung là số giáo viên trẻ, mới ra trường.

Việc tuyển dụng thực hiện theo quy định của Nhà nước, ngành giáo dục Thành phố chưa mạnh dạn đề xuất chính sách thu hút những nhân sự có chất lượng cao để bổ

sung cho ngành.

2.3.5. Thực trạng sử dụng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý

Việc sử dụng đội ngũ giáo viên phải xuất phát từ nhiều yếu tố, trên cơ sở yêu cầu

thực tế của từng đơn vị, hai căn cứ quan trọng để bố trí, sử dụng là yêu cầu của công

việc và điều kiện nhân lực hiện có của đơn vị. Việc sử dụng, bố trí, sắp xếp đội ngũ

giáo viên một cách hợp lý, tạo động lực cho đội ngũ giáo viên phát huy được tính năng động sáng tạo, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, quản lý, yêu nghề, thu hút được lực lượng lao động khác tham gia vào ngành giáo dục, đào tạo đáp ứng được

những yêu cầu của sự nghiệp phát triển giáo dục và đào tạo của Thành phố.

Thực hiện Nghị định 29/2012/NĐ-CP ngày 12/4/2012 của Chính phủ về việc

tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức, ngành giáo dục thành phố đã thực hiện rất

tốt việc sử dụng, bố trí, phân công nhiệm vụ cho cán bộ quản lý, giáo viên phải đảm

bảo phù hợp với chức danh nghề nghiệp, chức vụ quản lý được bổ nhiệm và yêu cầu

của vị trí việc làm. Kết quả điều tra cho thấy, 74,07% ý kiến hài lòng với công việc

hiện tại, và 98,77% ý kiến cho biết được giảng dạy đúng với chuyên môn đào tạo.

Tuy nhiên, bên cạnh đó chính sách tiền lương chưa phù hợp với ngành giáo dục, rất

khó cho giáo viên yên tâm công tác, tập trung nghiên cứu để nâng cao trình độ. Qua điều tra, có 62,96% ý kiến chưa bằng lòng với thu nhập hiện tại, một khi kinh tế khó khăn, việc phải dạy thêm để có thêm thu nhập lo cho cuộc sống gia đình là vấn đề tất

yếu. Để ngăn chặn tình trạng dạy thêm, chính sách tiền lương của Nhà nước cần phải

hợp lý, đảm bảo thu nhập ổn định cuộc sống cho cán bộ, giáo viên.

Bảng 2.11: Kết quả điều tra về sự hài lòng của cán bộ quản lý, giáo viên đối với công việc giảng dạy và thu nhập.

Hạng mục Ý kiến Tỷ lệ

1- Đánh giá về nghiệp vụ chuyên môn được đào tạo

Được giảng dạy đúng chuyên môn được đào tạo Không đúng chuyên môn

243 240 3 100,00 98,77 1,23

2- Mức độ hài lòng với công việc đang làm

Hài lòng Chưa hài lòng Không có ý kiến 243 180 54 9 100,00 74,08 22,22 3,70

3- Thu nhập của giáo viên hiện nay

Bằng lòng với thu nhập hiện tại

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ngành giáo dục thành phố nha trang đến năm 2020 (Trang 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)